Kế hoạch tổ chức thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh nam khối 11 trường THPT mê linh hà nội (Trang 40)

Sau khi lựa chọn bài tập chuyên môn và xác định được thời gian tập trong một tiết học để dạy kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cho nam học sinh khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm vào tiết học chính khóa với thời lượng 2 tiết/1 tuần và thời gian tập 20 - 25 phút dành cho 9 bài tập kỹ thuật và 4 hoàn thiện thể lực chuyên môn nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng 2 tay trước mặt. Quá trình thực

35

nghiệm với đối tượng thực nghiệm là 50 học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội, được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, mỗi nhóm gồm 25 học sinh.

36

Bảng 3.7 Tiến trình thực nghiệm (6 tuần)

ST T Tuần Giáo án Nội dung 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhóm 1 1 Hình tay tiếp xúc bóng. Ki ểm tr a ban đ ầu x x x Ki ểm tr a kết thúc

2 Mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay. x x

3 Di chuyển tiến, lùi và di chuyển ngang mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

x X

x

4 Tập với bóng cố định do bạn tập giữ . x X x X

5 Tập chuyền bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay rồi bắt lại sau đó thực hiện liên tục 20 lần.

X x

x

6 Đệm bóng vào tường liên tục. X X x

7 Tập chuyền bóng thấp tay do bạn tập tung bóng. x X x X x

8 Đỡ quả gõ bóng của người phục vụ với độ khó tăng dần. X x x x

9 Chuyền bóng thấp tay qua lại giữa 2 người. x x x x

Nhóm 2

10

Luân phiên thực hiện đỡ bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay khu vực giữa sân do giáo viên tung ở số 6 bên kia lưới. X X X x x 11 Sử dụng trò chơi vận động. x x x X x 12 Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9. x X X X x x 13 Nằm sấp chống đẩy. x x X x X x

37

3.2.5.1. Phương pháp tổ chức tập luyện:

- Nhóm thực nghiệm tập theo chương trình và tiến trình tập luyện mà chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng.

Cách thức thực hiện các bài tập như sau:

* Nhóm 1: Các bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật động tác:

1. Hình tay tiếp xúc bóng

- Mục đích: Tạo hình tay tiếp xúc.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp thực hiện theo nhịp hô. Chuẩn bị học sinh đứng ở tư thế trung bình, nhịp 1 làm hình tay chuyền bóng.

- Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 10 lần. - Quãng nghỉ: 1 phút giữa các tổ.

2. Mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay

- Mục đích: Hình thành tính nhịp điệu kỹ thuật.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp thực hiện theo nhịp hô. Chuẩn bị học sinh đứng ở tư thế trung bình, nhịp 1 làm hình tay chuyền bóng, nhịp 2 phối hợp toàn bộ kỹ thuật.

- Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 10 lần. - Quãng nghỉ: 1 phút giữa các tổ.

3. Di chuyển tiến, lùi và di chuyển ngang mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay từ di chuyển đơn đến đa bƣớc

- Mục đích: Thực hiện kỹ thuật trong điều kiện di chuyển.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp thực hiện theo nhịp hô. Chuẩn bị học sinh đứng ở tư thế trung bình, nhịp 1 di chuyển đơn rồi đến đa bước, nhịp 2 mô phỏng chuyền bóng thấp tay.

- Số lần lặp lại: 4 tổ, mỗi tổ 10 lần. - Quãng nghỉ: 1 phút giữa các tổ.

38

4. Tập với bóng cố định do bạn tập giữ

- Mục đích: Hình thành điểm tiếp xúc với bóng và bóng tiếp xúc và cảm giác với bóng.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp thực hiện theo nhịp hô. Chuẩn bị học sinh đứng ở tư thế trung bình, nhịp 1 làm hình tay, nhịp 2 làm động tác chuyền bóng ( bạn tập giữ đứng đối diện và khoảng cách phù hợp)

- Số lần lặp lại: 4 tổ, mỗi tổ 10 lần. - Quãng nghỉ: 1 phút giữa các tổ.

5. Tập chuyền bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay rồi bắt lại sau đó thực hiện liên tục 20 lần

- Mục đích: Hình thành kỹ thuật và làm quen với tính năng của bóng. - Cách thực hiện: Các em trong lớp thực hiện tung bóng lên cao 1m, khi bóng rơi xuống ở độ cao thích hợp thì thực hiện chuyền thấp tay rồi bắt lại, sau đó tâng liên tục.

- Số lần lặp lại: 4 tổ, mỗi tổ 20 lần. - Quãng nghỉ: 1- 2 phút giữa các tổ.

1. Đệm bóng vào tƣờng liên tục

- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp tung bóng vào tường, đợi cho nẩy ra rồi đệm bóng vào tường (tung và đệm bóng phải chếch chéo lên trên). Thực hiện liên tục như vậy.

- Số lần lặp lại: 4 tổ, mỗi tổ 20 lần. - Quãng nghỉ: 2-3 phút giữa các tổ.

2. Tập chuyền bóng thấp tay do bạn tập tung bóng

- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp chia 2 người 1 nhóm lần lượt từng người tung bóng và người kia thực hiện. Thực hiện liên tục như vậy.

39 - Số lần lặp lại: 4 tổ, mỗi tổ 10 lần. - Quãng nghỉ: 2-3 phút giữa các tổ.

3.Đỡ quả gõ bóng của ngƣời phục vụ với độ khó tăng dần

- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật với sự thay đổi về lực và đường đi của bóng.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp chia 2 hàng dọc, 1 hàng thực hiện còn 1 hàng nhặt bóng, giáo viên tung và gõ bóng người học sinh thực hiện theo hình thức lần lượt.

- Thực hiện luân phiên liên tục, mỗi học sinh thực hiện 5 lần liền. 9. Chuyền bóng thấp tay qua lại giữa 2 ngƣời

- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật với kết hợp lực chuyền bóng.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp chia 2 hàng ngang cách nhau 5 - 6 m thực hiện chuyền qua lại

- Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 20 lần. - Quãng nghỉ: 2-3 phút giữa các tổ.

* Nhóm 2: Các bài tập củng cố và phát triển thể lực chuyên môn.

1. Luân phiên thực hiện đỡ bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay khu vực giữa sân do giáo viên tung ở số 6 bên kia lƣới

- Mục đích: nâng cao hiệu quả chuyền bóng thấp tay.

- Cách thực hiện: 2 HS đứng đỡ phát bóng ở số 1 và số 5, luôn thay đổi vị trí cho nhau để chuyền bóng lên cho HS ở số 3. HS ở số 3 sẽ chuyền bóng về giữa sân đối diện cho thầy giáo.

- Yêu cầu: HS đỡ phát phải đỡ bóng về đúng nơi quy định. - Số lần lặp lại: 3 tổ, mỗi tổ 10 quả.

40

Hình 3.1. Bài tập luân phiên chuyền bóng ở khu vực giữa sân

2. Sử dụng trò chơi vận động

- Mục đích: Mở rộng kỹ thuật, nâng cao thể lực tạo hưng phấn cho học sinh.

- Cách thực hiện: Có thể áp dụng các trò chơi, hay các trò chơi ai chuyền chính xác hơn, ai làm dơi bóng.

+ Ai chuyền chính xác hơn: Chia lớp làm 2 đội bằng nhau về số lượng, kẻ 1 vạch chuẩn bị, cách vạch chuẩn bị 5 m vẽ một hình tròng có đường kính 1,5m, mỗi đội cử 1 người tung bóng đứng cạnh vòng tròn để tung bóng, người thực hiện hết 1 lượt đội nào có số quả vào ô nhiều hơn là thắng.

+ Ai làm rơi bóng: Lớp đứng thành vòng tròn, thực hiện chuyền bóng thấp tay trong vòng tròn ai chuyền để bóng dơi hoặc ra ngoài thì bị phạt.

- Yêu cầu: HS tham gia tích cực - Số lần lặp lại: 3 tổ

3. Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9

- Mục đích: Phát triển sức nhanh chuyên môn và tính khéo léo

- Cách thực hiện: người chạy từ biên ngay tới vạch giữa sân sau đó chạy ngược lại vạch 3 m, chạy tiếp sang vạch 3 m sân bên kia rồi quay lại vạch giữa sân cuối cùng chạy về vạch cuối sân bên kia.

- Yêu cầu: HS tham gia tích cực và đến các vạch phải chạm tay vào vạch trên sân.

41

Hình 3.2: Bài tập khả năng di chuyển (chạy 9-3-6-3-9) Đích

Xuất phát

4. Nằm sấp chống đẩy

- Mục đích: Phát triển sức mạnh của cơ ngực và cơ tay.

- Cách thực hiện: Học sinh thực hiện đồng loạt theo hàng ngang do giáo viên hô.

- Yêu cầu: HS tham gia tích cực và thực hiện đủ 20 lần. - Số lần lặp lại: 2 tổ

- Quãng nghỉ: 2- 3 phút

3.2.5.2. Kết quả kiểm trước thực nghiệm

- Test 1. Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9 (S)

+ Mục đích: Đánh giá sức nhanh chuyên môn và khả năng khéo léo.

+ Cách tiến hành: Cho từng người đứng ở vị trí xuất phát cuối sân chạy lên vị trí giữa sân (1), từ giữa sân chạy ngược lại về vạch 3 (m) (2), sau đó từ vị trí đó chạy sang vị trí vạch (3m) của sân đối diện (3), chạy ngược lại về vạch giữa sân (4) cuối cùng chạy về vị trí cuối sân còn lại (5). Chạy theo hướng mũi tên (hình 3.2)

42

- Test 2: Chuyền bóng vào ô (2m x 2m) quy định ở vị chí số 3 (điểm) + Mục đích: Đánh giá trình độ kỹ thuật.

+ Cách thực hiện: Giáo viên tung bóng ở vị trí số 6 bên sân đối diện, học sinh đứng ở vị trí số 6 di chuyển, chuyền bóng vào vị trí quy định bởi ô vuông (2m x 2m) ở vị trí số 3. Thực hiện 10 lần.

+ Khung tính điểm: Điểm tối đa cho 1 lần là 1 điểm, yêu cầu động tác đúng, nhịp điệu, bóng đi ổn định cao hơn hoặc bằng mép trên của lưới trở lên và rơi vào ô quy định.

+ Giỏi từ 9 - 10 điểm: Động tác nhịp điệu, bóng đi ổn định cao hơn hoặc bằng mép trên của lưới trở lên và rơi vào ô quy định.

+ Khá 7 - 8 điểm: Động tác nhịp điệu, quỹ đạo bóng tương đối ổn định cao bằng mép trên của lưới trở lên và rơi vào ô quy định.

+ Trung bình 5 - 6 điểm: Quỹ đạo bóng đi tương đối ổn định nhưng bóng đi không đúng ô quy định.

+ Kém từ 1 - 4 điểm: Chưa biết tiếp xúc bóng, bóng đi không tới vị trí quy định, bóng hỏng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Kiểm tra thành tích của 2 nhóm trƣớc thực nghiệm (n=25)

Test Nhóm Các chỉ số Test 1: Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9 (S)

Test 2: Chuyền bóng thấp tay vào ô (2m x 2m) ở vị trí số 3 (điểm) Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm x  19.1 18.99 5.2 5.56 0.41 1.55 ttính 0.93 0.8 tbảng 1.96 P > 0.05

43

Từ kết quả ở bảng 3.8 ta thấy, trước thực nghiệm:

- Test 1: Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9 (s) : Có ttính =0.93< tbảng =1.96

- Test 2: Chuyền bóng thấp tay vào ô (2m x 2m) ở vị trí số 3 (điểm): Có ttính = 0.8 < tbảng = 1.96

Vậy sự khác biệt là chưa có ý nghĩa ở ngưỡng sắc xuất P = 0.05. Hay trước thực nghiệm trình độ chuyền bóng thấp tay của 2 nhóm là tương đương nhau.

3.2.5.3. Kiểm tra hai nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm

Trong quá trình thực nghiệm, nhóm thực nghiệm tập luyện dưới sự chỉ đạo và giám sát của chúng tôi, với các bài tập và tiến trình đã trình bày. Sau 6 tuần thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá sự khác biệt giữa thành tích của 2 nhóm. Trên cơ sở số liệu thu được, chúng tôi đã xư lý số liệu đó. Kết quả được tình bày ở bảng 3.9:

Bảng 3.9: Kiểm tra thành tích của 2 nhóm sau thực nghiệm (n=25)

Test Nhóm Các chỉ số Test 1: Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9 (S)

Test 2: Chuyền bóng thấp tay vào ô (2m x 2m) ở vị trí số 3 (điểm) Đối chứng Thực nghiệm Đối chứng Thực nghiệm x  19.05 17.95 5.88 7.56 4.5 1.42 ttính 8.6 4.2 tbảng 1.960 P P < 0.05

44

Từ kết quả từ bảng 3.9 cho thấy, sau thời gian thực nghiệm thành tích của nhóm thực nghiệm tốt hơn hẳn nhóm đối chứng và:

- Test 1: Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9 (s) : Có ttính = 8.6 > tbảng =1,96

- Test 2: Chuyền bóng thấp tay vào ô (2m x 2m) ở vị trí số 3 (điểm): Có ttính = 4.2 > tbảng = 1,96

Như vậy sau 6 tuần thực nghiệm các bài tập mà chúng tôi đưa ra đã có tác dụng nâng cao hiệu quả chuyền bóng thấp tay cho nam học sinh khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội, đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P ≤ 0,05.

45

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau: - Việc giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt còn tồn tại những bất cập như số bài tập còn ít, nội dung đơn điệu, thời gian và phương pháp huấn luyện chưa phù hợp. Vì vậy trình độ kỹ thuật chuyền bong thấp tay bằng hai tay trước mặt vẫn còn ở mức thấp.

- Qua thời gian nghiên cứu và thử nghiệm, chúng tôi đã lựa chọn được các bài tập có tác dụng nâng cao hiệu quả kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt của học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội:

Nhóm 1: Các bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật động tác:

1. Hình tay tiếp xúc bóng.

2. Mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

3. Di chuyển tiến, lùi và di chuyển ngang mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

4. Tập với bóng cố định do bạn tập giữ.

5. Tập chuyền bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay rồi bắt lại sau đó thực hiện liên tục 20 lần.

6. Đệm bóng vào tường liên tục.

7. Tập chuyền bóng thấp tay do bạn tập tung bóng.

8. Đỡ quả gõ bóng của người phục vụ với độ khó tăng dần. 9. Chuyền bóng thấp tay qua lại giữa 2 người.

* Nhóm 2: Các bài tập củng cố và phát triển thể lực chuyên môn.

1. Luân phiên thực hiện đỡ bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay khu vực giữa sân do giáo viên tung ở số 6 bên kia lưới.

2. Sử dụng trò chơi vận như: Ai chuyền chính xác hơn, ai chuyền làm rơi bóng…

46 3. Chạy 9 - 3 - 6 - 3- 9.

4. Nằm sấp chống đẩy.

Sau thời gian thực nghiệm các bài tập mà chúng tôi lưa chọn đã có tác dụng nâng cao hiệu quả chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt cho nam học sinh khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội.

2. Kiến nghị

Từ những kết luận nêu trên chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: Tuy thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nhưng các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn và ứng dụng trong quá trình giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội bước đầu đã đạt được hiệu quả nhất định. Do vậy hi vọng kết quả nghiên cứu trên có thể áp dụng vào công tác huấn luyện và dạy tại trường THPT Mê Linh - Hà Nội và các trường THPT khác trên phạm vi rộng hơn, làm tài liệu tham khảo cho các đề tài sau này.

Trong đề tài con mắc thiếu sót, và nhầm lẫn rất mong được nhận được kiến đóng góp thêm để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bác Hồ với Thể thao Việt nam (1995), Nxb TDTT Hà Nội.

2. Phạm Đình Bẩm, Trương Anh Tuấn, Nguyễn Quý Bình (1988), Giáo dục học TDTT, Nxb TDTT Hà Nội.

3. Chỉ thị 36/CT - TƯ đã được Đại hội Đảng lần thứ IX.

4. Chỉ thị 113/TT của Thủ Tướng Chính phủ Ngày 07/08/1995 đã ra nêu rõ yêu cầu đối với tổng cục TDTT.

5. Phạm Minh Hạc và Tập thể tác giả (1998), Tâm lý lứa tuổi, Nxb Giáo dục. 6. Đặng Minh Hiệp (2013), Lựa chọn bài tập nâng cao hiệu quả đỡ phát

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh nam khối 11 trường THPT mê linh hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)