Cơ sở lý luận và thực tiễn để lựa chọn bài tập chuyên môn

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh nam khối 11 trường THPT mê linh hà nội (Trang 34)

Trong việc giảng dạy kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng 2 tay trước mặt có rất nhiều bài tập được sử dụng. Mỗi bài tập có những tác dụng nhất định khác nhau, tuy nhiên không phải bài tập nào cũng được đưa vào quá trình giảng dạy mà các bài tập đòi hỏi phải được lựa chọn một cách hợp lý và đưa vào giảng dạy để đạt kết quả cao nhất trong điều kiện phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, thời lượng về nội dung học... Qua tìm hiểu những sai lầm thường mắc trong quá trình dạy học và tổng hợp, phân tích tài liệu chúng tôi

29

thấy rằng việc lựa chọn bài tập phải dựa vào những căn cứ có cơ sở khoa học. Có như vậy các bài tập được lựa chọn mới đem lại hiệu quả tốt đối với sự phát triển kỹ thuật của người học, quá trình lựa chọn bài tập phải đảm bảo 3 yêu cầu cơ bản sau:

- Yêu cầu 1: Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo tính định hướng, phát triển khả năng phán đoán di chuyển đường đi của bóng, hoàn thiện kỹ thuật đi đến tự động hóa.

- Yêu cầu 2: Việc lựa chọn phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết với đối tượng nghiên cứu.

- Yêu cầu 3: Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đối tượng nghiên cứu, điều kiện thực tiễn.

3.2.2. Lựa chọn một số bài tập nâng cao hiệu quả chuyền bóng thấp tay cho học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội

Bằng phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp các tài liệu chuyên môn có liên quan và thông qua quan sát các các buổi học và các buổi ngoại khóa và cũng như kiến thức đã được học. Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuyền bóng thấp tay chúng tôi đã thống kê được các bài tập chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả cho học sinh nam lớp 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội và chia làm 2 nhóm sau:

* Nhóm 1: Các bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật động tác:

1. Hình tay tiếp xúc bóng.

2. Mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

3. Di chuyển tiến, lùi và di chuyển ngang mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

4. Tập với bóng cố định do bạn tập giữ .

5. Tập chuyền bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay từng lần rồi bắt lại sau đó thực hiện liên tục.

30

6. Tập chuyền bóng thấp tay do bạn tập tung bóng. 7. Đệm bóng vào tường liên tục.

8. Đỡ quả gõ bóng của người phục vụ với độ khó tăng dần. 9. Đỡ bóng dài cuối sân.

10. Phòng thủ với bóng gõ và bỏ nhỏ.

11. Di chuyển ngang đỡ bóng khoảng cách 2 - 3(m). 12. Bài tập với 3 học sinh gõ, thủ, chuyền hai.

13. Chuyền bóng qua lại giữa hai người.

* Nhóm 2: Các bài tập củng cố và hoàn thiện thể lực chuyên môn cần thiết cho đỡ phát bóng:

1. Luân phiên thực hiện đỡ bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay khu vực giữa sân lên vị chí chuyền hai do giáo viên phát bóng.

2. Đệm bóng rổ.

3. Sử dụng trò chơi vận động như: Ai chuyền chính xác hơn, ai chuyền làm dơi bóng…

4. Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9. 5. Nằm sấp chống đẩy.

6. Di chuyển theo tín hiệu còi và tay.

Đây là các bài tập có tác dụng rất tốt trong việc luyện tập nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng 2 tay trước mặt. Nhưng để phù hợp với trình độ và điều kiện của học sinh khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội và cũng như đạt hiệu quả cao trong thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên huấn luyện viên có kinh nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.

31

Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập nhằm nâng cao hiệu quả chuyền bóng thấp tay cho trƣờng THPT Mê Linh - Hà Nội (n = 20 )

STT Bài tập Số ý kiến lựa chọn Tỉ lệ % Nhóm 1 1 Hình tay tiếp xúc bóng. 20 100

2 Mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay. 20 100 3 Di chuyển tiến, lùi và di chuyển ngang mô

phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay. 18 90 4 Tập với bóng cố định do bạn tập giữ. 20 100 5 Tập chuyền bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp

tay rồi bắt lại, sau đó thực hiện liên tục 20 lần. 18 90 6 Tập chuyền bóng thấp tay do bạn tập tung bóng. 20 100

7 Đệm bóng vào tường liên tục. 18 90

8 Đỡ quả gõ bóng của người phục vụ với độ khó

tăng dần. 19 95

9 Đỡ bóng dài cuối sân. 15 75

10 Phòng thủ với bóng gõ và bỏ nhỏ. 10 50

11 Di chuyển ngang đỡ bóng khoảng cách 2 - 3(m). 10 60 12 Bài tập với 3 học sinh gõ, thủ, chuyền 2. 14 70 13 Chuyền bóng qua lại giữa hai người. 20 100

Nhóm 2

1

Luân phiên thực hiện đỡ bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay khu vực giữa sân do giáo viên tung ở số 6 bên kia lưới.

20 100

2 Đệm bóng rổ. 14 70

32

4 Nằm sấp chống đẩy. 18 90

5 Sử dụng trò chơi vận động. 20 100

6 Di chuyển theo tín hiệu còi và tay. 14 70

Từ kết quả phỏng vấn chúng tôi lựa chọn được 13 bài tập chuyên môn có tỉ lệ tán thành cao so với tổng số người tính theo tỉ lệ (%) tính từ cao xuống thấp và chia về 2 nhóm sau:

* Nhóm 1: Các bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật động tác:

1. Hình tay tiếp xúc bóng.

2. Mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

3. Di chuyển tiến, lùi và di chuyển ngang mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

4. Tập với bóng cố định do bạn tập giữ.

5. Tập chuyền bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay rồi bắt lại sau đó thực hiện liên tục 20 lần.

6. Đệm bóng vào tường liên tục.

7. Tập chuyền bóng thấp tay do bạn tập tung bóng.

8. Đỡ quả gõ bóng của người phục vụ với độ khó tăng dần. 9. Chuyền bóng thấp tay qua lại giữa 2 người.

* Nhóm 2: Các bài tập củng cố và phát triển thể lực chuyên môn.

1. Luân phiên thực hiện đỡ bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay khu vực giữa sân do giáo viên tung ở số 6 bên kia lưới.

2. Sử dụng trò chơi vận như: Ai chuyền chính xác hơn, ai chuyền làm rơi bóng…

3. Chạy 9 - 3 - 6 - 3- 9. 4. Nằm sấp chống đẩy.

33

3.2.3. Lựa chọn mức độ sử dụng thời gian cho giảng dạy nâng cao kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cho học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - chuyền bóng thấp tay cho học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội

Vấn đề sử dụng thời gian để nâng cao kỹ thuật và thể lực cho mỗi buổi tập cũng là một yếu tố rất quan trọng bởi vì mỗi một kỹ thuật cần phải có một thời lượng thích đáng và sử dụng ở một thời điểm thích hợp mới đem lại hiệu quả cao. Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 giáo viên về mức độ ưu tiên sử dụng nâng cao kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cho học sinh trong mỗi buổi tập. Kết quả được trình bày ở bảng 3.5.

Bảng 3.5: Mức độ sử dụng thời gian cho giảng dạy nâng cao kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cho học sinh nam khối 11 trƣờng THPT Mê Linh -

Hà Nội. (n = 20)

Thời gian sử dụng

cho mỗi buổi tập 10’- 20’ 20’- 25’ 25’-30’ 30’ - 35’

Số người tán thành 2 14 4 0

Tỷ lệ % 10 70 20 0

Từ kết quả bảng 3.5 trên cho thấy: Đa số các giáo viên có ý kiến sử dụng thời gian 20 đến 25 phút trong một tiết học để nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cho học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội là hợp lý.

3.2.4. Lựa chọn cách test đánh giá kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cho học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội

Để xác định thực trạng về kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cho học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra sư phạm để có số liệu khách quan về chuyền bóng thấp tay cho học sinh nam khối 11. Để quá trình kiểm tra đem lại kết quả chính xác, khách quan, chúng

34

tôi đã dựa vào việc tổng hợp các tài liệu chuyên môn để lựa chọn ra một số bài test kiểm tra năng lực chuyền bóng thấp tay cho học sinh nam. Tuy nhiên, để lựa chọn được các test đặc trưng nhất thường dùng về mực độ sử dụng ưu tiên các bài test này. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6: Kết quả phỏng vấn về mức độ ƣu tiên lựa chọn test đánh giá trình độ chuyền bóng thấp tay cho học sinh nam khối 11 trƣờng THPT

Mê Linh - Hà Nội( n = 20) TT Mức độ ƣu tiên

Các test kiểm tra

Số ý kiến lựa

chọn Tỉ lệ %

1 Di chuyển đỡ phát bóng (điểm). 14 70%

2 Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9 (s). 18 90%

3 Chuyền bóng thấp tay vào ô (2m x 2m) ở vị trí số 3 (điểm).

20 100%

4 Hiệu quả đỡ phát (điểm). 12 60%

Dựa vào kết quả bảng 3.6 chúng tôi đã lựa chọn được 2 test có tổng số số ý kiến tán thành trên 90% để đánh giá trình độ chuyền bóng thấp tay của học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội, đó là 2 test:

Test 1: Chay 9 - 3 - 6 - 3 - 9 (s)

Test 2: Chuyền bóng thấp tay vào ô (2m x 2m) ở vị trí số 3 (điểm).

3.2.5. Kế hoạch tổ chức thực nghiệm sư phạm

Sau khi lựa chọn bài tập chuyên môn và xác định được thời gian tập trong một tiết học để dạy kỹ thuật chuyền bóng thấp tay cho nam học sinh khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội. Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm vào tiết học chính khóa với thời lượng 2 tiết/1 tuần và thời gian tập 20 - 25 phút dành cho 9 bài tập kỹ thuật và 4 hoàn thiện thể lực chuyên môn nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng 2 tay trước mặt. Quá trình thực

35

nghiệm với đối tượng thực nghiệm là 50 học sinh nam khối 11 trường THPT Mê Linh - Hà Nội, được chia làm 2 nhóm ngẫu nhiên là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, mỗi nhóm gồm 25 học sinh.

36

Bảng 3.7 Tiến trình thực nghiệm (6 tuần)

ST T Tuần Giáo án Nội dung 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhóm 1 1 Hình tay tiếp xúc bóng. Ki ểm tr a ban đ ầu x x x Ki ểm tr a kết thúc

2 Mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay. x x

3 Di chuyển tiến, lùi và di chuyển ngang mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

x X

x

4 Tập với bóng cố định do bạn tập giữ . x X x X

5 Tập chuyền bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay rồi bắt lại sau đó thực hiện liên tục 20 lần.

X x

x

6 Đệm bóng vào tường liên tục. X X x

7 Tập chuyền bóng thấp tay do bạn tập tung bóng. x X x X x

8 Đỡ quả gõ bóng của người phục vụ với độ khó tăng dần. X x x x

9 Chuyền bóng thấp tay qua lại giữa 2 người. x x x x

Nhóm 2

10

Luân phiên thực hiện đỡ bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay khu vực giữa sân do giáo viên tung ở số 6 bên kia lưới. X X X x x 11 Sử dụng trò chơi vận động. x x x X x 12 Chạy 9 - 3 - 6 - 3 - 9. x X X X x x 13 Nằm sấp chống đẩy. x x X x X x

37

3.2.5.1. Phương pháp tổ chức tập luyện:

- Nhóm thực nghiệm tập theo chương trình và tiến trình tập luyện mà chúng tôi đã lựa chọn và xây dựng.

Cách thức thực hiện các bài tập như sau:

* Nhóm 1: Các bài tập củng cố và hoàn thiện kỹ thuật động tác:

1. Hình tay tiếp xúc bóng

- Mục đích: Tạo hình tay tiếp xúc.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp thực hiện theo nhịp hô. Chuẩn bị học sinh đứng ở tư thế trung bình, nhịp 1 làm hình tay chuyền bóng.

- Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 10 lần. - Quãng nghỉ: 1 phút giữa các tổ.

2. Mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay

- Mục đích: Hình thành tính nhịp điệu kỹ thuật.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp thực hiện theo nhịp hô. Chuẩn bị học sinh đứng ở tư thế trung bình, nhịp 1 làm hình tay chuyền bóng, nhịp 2 phối hợp toàn bộ kỹ thuật.

- Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 10 lần. - Quãng nghỉ: 1 phút giữa các tổ.

3. Di chuyển tiến, lùi và di chuyển ngang mô phỏng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay từ di chuyển đơn đến đa bƣớc

- Mục đích: Thực hiện kỹ thuật trong điều kiện di chuyển.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp thực hiện theo nhịp hô. Chuẩn bị học sinh đứng ở tư thế trung bình, nhịp 1 di chuyển đơn rồi đến đa bước, nhịp 2 mô phỏng chuyền bóng thấp tay.

- Số lần lặp lại: 4 tổ, mỗi tổ 10 lần. - Quãng nghỉ: 1 phút giữa các tổ.

38

4. Tập với bóng cố định do bạn tập giữ

- Mục đích: Hình thành điểm tiếp xúc với bóng và bóng tiếp xúc và cảm giác với bóng.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp thực hiện theo nhịp hô. Chuẩn bị học sinh đứng ở tư thế trung bình, nhịp 1 làm hình tay, nhịp 2 làm động tác chuyền bóng ( bạn tập giữ đứng đối diện và khoảng cách phù hợp)

- Số lần lặp lại: 4 tổ, mỗi tổ 10 lần. - Quãng nghỉ: 1 phút giữa các tổ.

5. Tập chuyền bóng bằng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay rồi bắt lại sau đó thực hiện liên tục 20 lần

- Mục đích: Hình thành kỹ thuật và làm quen với tính năng của bóng. - Cách thực hiện: Các em trong lớp thực hiện tung bóng lên cao 1m, khi bóng rơi xuống ở độ cao thích hợp thì thực hiện chuyền thấp tay rồi bắt lại, sau đó tâng liên tục.

- Số lần lặp lại: 4 tổ, mỗi tổ 20 lần. - Quãng nghỉ: 1- 2 phút giữa các tổ.

1. Đệm bóng vào tƣờng liên tục

- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp tung bóng vào tường, đợi cho nẩy ra rồi đệm bóng vào tường (tung và đệm bóng phải chếch chéo lên trên). Thực hiện liên tục như vậy.

- Số lần lặp lại: 4 tổ, mỗi tổ 20 lần. - Quãng nghỉ: 2-3 phút giữa các tổ.

2. Tập chuyền bóng thấp tay do bạn tập tung bóng

- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp chia 2 người 1 nhóm lần lượt từng người tung bóng và người kia thực hiện. Thực hiện liên tục như vậy.

39 - Số lần lặp lại: 4 tổ, mỗi tổ 10 lần. - Quãng nghỉ: 2-3 phút giữa các tổ.

3.Đỡ quả gõ bóng của ngƣời phục vụ với độ khó tăng dần

- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật với sự thay đổi về lực và đường đi của bóng.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp chia 2 hàng dọc, 1 hàng thực hiện còn 1 hàng nhặt bóng, giáo viên tung và gõ bóng người học sinh thực hiện theo hình thức lần lượt.

- Thực hiện luân phiên liên tục, mỗi học sinh thực hiện 5 lần liền. 9. Chuyền bóng thấp tay qua lại giữa 2 ngƣời

- Mục đích: Hoàn thiện kỹ thuật với kết hợp lực chuyền bóng.

- Cách thực hiện: Các em trong lớp chia 2 hàng ngang cách nhau 5 - 6 m thực hiện chuyền qua lại

- Số lần lặp lại: 2 tổ, mỗi tổ 20 lần.

Một phần của tài liệu Ứng dụng một số bài tập nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt cho học sinh nam khối 11 trường THPT mê linh hà nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)