Mặc dù nhà trường quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy môn học GDTC nói chung và môn Bóng chuyền nói riêng, song vẫn còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Đặc biệt đối với môn Bóng chuyền thì yêu cầu về sân bãi, dụng cụ để phục vụ cho giảng dạy và tập luyện ngoại khóa và phát triển thể lực là rất cần thiết. Tuy nhiên ngoài việc tiếp tục đề nghị nhà trường nâng cấp sân bãi, dụng cụ thì việc khắc phục bằng cách lựa chọn các bài tập, phương pháp giảng dạy và và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với điều kiện thực tế là hết sức cấp bách.
Bảng 3.2: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và học tập môn GDTC
TT Sân bãi, dụng cụ Số lƣợng Loại Chất lƣợng
1 Sân bóng chuyền 1 sân Sân ngoài trời Sân bê tông
2 Bóng chuyền 40 quả Bóng tập luyện Da
3 Sân cầu lông 1 sân Ngoài trời Sân bê tông
4 Vợt 50 vợt Tập luyện Trung bình
5 Sân bóng rổ 1 sân Ngoài trời Sân bê tông
6 Bóng rổ 30 quả Tập luyện Cao su
7 Sân đá bóng 1 sân Ngoài trời Sân nền đất
8 Bóng 5 quả Tập luyện Da
3.1.1.3. Thực trạng công tác dạy học và tập luyện của học sinh trường THPT Mê Linh - Hà Nội
* Thực trạng dạy học và tập luyện trong các giờ học chính khoá.
Tiến hành nghiên cứu và trực tiếp phỏng vấn các giáo viên đang dạy học tại trường thấy rằng: Môn thể dục được dạy 2 tiết/ 1 tuần/ 1 lớp. Môn bóng chuyền cũng vậy, theo phân phối chương trình có 14 tiết/ 1 năm/ 1 lớp,
26
trong đó phải dành 1 tiết cho kiểm tra, 13 tiết cho tập các kĩ thuật như: Ôn kỹ thuật chuyền bóng cao tay, học chuyền bóng thấp tay bằng 2 tay trước mặt và phát bóng. Qua tìm hiểu về công tác GDTC tại trường cho thấy, môn bóng chuyền được dạy trong 20 giáo án và được ghép cùng với 1 nội dung khác trong 1 tiết, theo phân phối chương trình của sở Giáo dục và Đào tạo. Với thời lượng như trên việc hình thành kỹ năng, kỹ xảo động tác là rất khó khăn.
Do đó, trong các giờ học chính khoá, công tác giảng việc hình thành hình thành kỹ xảo về các kỹ thuật bóng chuyền là rất khó do vậy việc lựa chọn các bài tập có nội dung khoa học hợp lý để kỹ xảo thực hiện động tác được hình thành nhanh hơn có ý nghĩa quan trọng trong dạy học.
* Thực trạng tổ chức tập luyện trong các giờ ngoại khoá
Thời gian ngoại khoá không bắt buộc và phụ thuộc chủ yếu vào tính tự giác, tích cực của học sinh, qua quan sát và phỏng vấn các em học sinh trong trường thấy rằng, hầu hết việc tập ngoại khoá các em chưa quan tâm mà chủ yếu dành thời gian học cho các môn mà các em cho là cần thiết qua quan sát thực tế các học sinh nam tham ra ngoại khóa Bóng chuyền cũng tương đối đông, nhưng hình thức ngoại khóa chủ yếu là ra sân thi đấu là chủ yếu còn việc tập luyện kỹ thuật còn ít nên cho thấy không có hình thức tổ chức ngoại khóa của học sinh nên còn rất đơn điệu ở hình thức tổ chức đó là chơi theo ý thích cá nhân và tự tổ chức.
Qua kết quả phân tích ở trên cho thấy rằng thể lực, kỹ thuật nói chung và kỹ thuật đỡ chuyền bóng thấp tay nói riêng của học sinh trường THPT Mê Linh - Hà Nội còn ở mức thấp.