Giai cấp tư sảnViệt Nam không thể lãnh đạo được cách mạng do

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của giai cấp tư sản việt nam đối với phong trào cách mạng thời kì 1919 1945 (Trang 44)

6. Bố cục của đề tài

1.3.4.Giai cấp tư sảnViệt Nam không thể lãnh đạo được cách mạng do

mạng do tính chất cải lương thỏa hiệp của nó

Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), giai cấp tư sản Việt

Nam ra đời. Nhưng họ bị bọn đế quốc cạnh tranh, kìm hãm,và bị tàn tích phong kiến cản trở trong việc kinh doanh nên có khuynh hướng dân tộc và dân chủ. Song vì chính họ cũng chưa hoàn toàn cắt đứt được liên hệ với địa chủ và đế quốc, quyền lợi căn bản của họ lại ở chỗ bóc lột công nhân nên thái độ của họ thường lưng chừng, nước đôi. Đi với công nhân chống đế quốc nhưng vẫn sợ công nhân, muốn lợi dụng đế quốc để mưu thêm quyền lợi nhưng lại căm đế quốc chèn ép. Do đó chúng ta có thể thấy được tính hai mặt của giai cấp tư sản Việt Nam. Vậy giai cấp tư sản Việt Nam cũng có một vai trò chính trị như thế nào?

Thứ nhất: Đó là những tiếng cầu bán của một kẻ yếu. Nó chỉ “khinh” hàng ngoại hóa, “chỉ tán thành cho Đông Dương một hiến pháp như ông toàn quyền A.Xa-rô đã nói hay là na ná như thế”[3, tr.197]. Nó chỉ phản đối tên Helbert quá khắt khe với chủ xe tay, đặt ra những chế độ phạt vô lý và những luật lệ phiền toái chứ không phải là từ chối không chung nhau nạp thuế xe cho nhà nước, nghĩa là không dám đụng đến cả bọn thực dân, nghĩa là chỉ đấu tranh trong khuôn khổ chế độ thực dân.

Thứ hai: Ngay cả những tiếng cầu xin yếu ớt ấy cũng chỉ phát ra khi nào quyền lợi kinh tế của giai cấp ấy bị đụng chạm. Giai cấp tư sản chống độc quyền xuất cảng gạo vì việc đó đụng chạm đến quyền lợi của nhà địa chủ và các công ty buôn bán lúa gạo. Họ chống độc quyền nước mắm vì việc đó làm các ngành sản xuất ngành ấy sẽ không tránh khỏi sự phá sản. Một số cuộc đấu tranh mang lại chút ít thắng lợi do phong trào quần chúng ủng hộ, nhưng cũng chính khi phong trào quần chúng đi lên thì giai cấp tư sản lại sợ hãi, chùn bước, vội vã hô to khẩu hiệu “Đại Pháp vạn tuế” [30, tr.12]. Chính vì vậy các

cuộc đấu tranh ấy đã tách rời phong trào quần chúng. Tư sản Việt Nam không thể lãnh đạo cách mạng, dù chỉ trong một thời gian nhất định.

Vì tính chất non yếu lại bị chèn ép về mọi mặt, giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam yếu ớt về kinh tế, hèn kém về chính trị. Do đó họ không thể lãnh đạo được cách mạng. Nhưng trong từng thời kì và trên một mức độ nhất định, giai cấp tư sản dân tộc đã tích cực chống đế quốc và phong kiến, mặt khác lại thiếu kiên quyết đấu tranh thậm chí còn thỏa hiệp với kẻ thù của cách mạng. Sở dĩ có thái độ lừng chừng hai mặt ấy chính là do địa vị kinh tế của nó quyết định. Sinh ra và phát triển trong bối cảnh xã hội thuộc địa nửa phong kiến yếu ớt về kinh tế, hèn kém về chính trị, tư sản Việt Nam rất căm ghét thực dân phong kiến. Nhưng cũng chính do nằm trong cái nôi của thực dân phong kiến, do bản chất giai cấp là bóc lột, nó có nhiều liên hệ với bọn thống trị, đồng thời sợ hãi phong trào đấu tranh của nhân dân. Tuy nhiên tùy từng thực tế, tính chất hai mặt của giai cấp tư sản dân tộc thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918), giai cấp tư sản ngày càng trưởng thành, lập ra chính đảng của mình. Do các chính sách của Đảng, giai cấp công nhân đã phát huy tính tích cực và hạn chế tính tiêu cực của giai cấp tư sản dân tộc, lôi kéo họ về hàng ngũ cách mạng, tạo điều kiện cho họ góp phần cùng toàn dân trong cuộc cách mạng giành chính quyền. Và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, họ đã là thành viên của mặt trận dân tộc thống nhất, cùng toàn dân chống Pháp, Nhật giành độc lập.

Tiểu kết chương 1:

Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản nước ngoài- cụ thể là của chủ nghĩa tư bản đế quốc Pháp- đã thúc đẩy một phần nào sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nước ta. Cũng chính sự xâm nhập ấy đã làm cho chủ nghĩa tư bản nước ta luôn luôn nằm trong tình trạng yếu đuối. Chủ nghĩa tư bản nước ta chưa bao giờ trở thành hình thái chủ yếu của nền kinh tế xã hội Việt Nam. Tư sản Việt

Nam không đủ sức để có một vị trí kinh tế và chính trị như tư sản Trung Quốc, Ấn Độ mà chỉ đóng vai trò làm công cho tư bản Pháp. Xã hội phong kiến nước ta vào cuối thế kỷ trước có đủ sức để chuyển lên một bước phát triển mới, chuyển lên chủ nghĩa tư bản dù rằng bước chuyển ấy có phần chậm hơn một số nước khác. Quá trình hình thành và phát triển của giai cấp tư sản Việt Nam sau khi đã hình thành, là một quá trình lên xuống thất thường mà xuống nhiều hơn lên nhất là từ năm 1925 trở đi. Giai cấp tư sản Việt Nam vốn sinh ra đã ốm yếu, về sau lại càng ốm yếu hơn. Tình trạng đó đã được phản ánh một cách rõ nét đặc điểm cũng như vai trò lịch sử của giai cấp tư sản Việt Nam về mặt chính trị. Trong xã hội nước ta, đó là một giai cấp hèn yếu. Từ sau đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) giai cấp tư sản Việt Nam chỉ còn có hai con đường: hoặc là thỏa hiệp, hợp tác với chủ nghĩa đế quốc Pháp để duy trì địa vị phụ thuộc của mình, mà như vậy thì càng tiến tới chỗ bế tắc; Hoặc là đi theo phong trào đấu tranh của đông đảo quần chúng cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo. Song đi về phía này cũng không hề dễ dàng, vì họ có muôn nghìn mối quan hệ với chủ nghĩa đế quốc và thế lực phong kiến. Cuối cùng mỗi bộ phận của giai cấp tư sản Việt Nam đã chọn được con đường đi của mình. Lớp tư sản mại bản đã đi theo con đường hợp tác, làm tay sai cho chủ nghĩa đế quốc, vì vận mệnh của chúng gắn liền với vận mệnh của chủ nghĩa đế quốc. Trong lúc đó lớp tư sản dân tộc thì đã dần dần di vào con đường thứ hai con đường cách mạng dân tộc- dân chủ do giai cấp vô sản lãnh đạo, tuy rằng bước đi của họ không lấy gì làm hăng hái lắm. Lớp tư sản này trong điều kiện nhất định của cách mạng phản đế và phản phong đã trở thành một trong những lực lượng cách mạng và là bạn đồng minh của cách mạng.

Chương 2 : VAI TRÕ CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN VIỆT NAM

TRONG PHONG TRÀO CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN (1919 - 1945) 2.1. LÃNH ĐẠO PHONG TRÀO CÁCH MẠNG THEO KHUYNH HƯỚNG DÂN CHỦ TƯ SẢN (1919-1930)

2.1.1. Lãnh đạo đạo phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản (1919 - 1925)

Sau đại chiến thế giới lần thứ nhất(1914-1918), giai cấp tư sản Việt Nam hình thành. Tầng lớp tư sản dân tộc đã bộc lộ mâu thuẫn của nó với đế quốc Pháp. Nhưng từ sau cách mạng tháng Mười Nga, trên thế giới, giai đoạn cách mạng tư sản đã qua và giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa đã tới. Ở Việt Nam, phong trào công nhân đã nhóm lên và giai cấp công nhân Việt Nam đã dần trở thành một lực lượng chính trị độc lập và mạnh mẽ. Giai cấp tư sản Việt Nam có mâu thuẫn với đế quốc Pháp nhưng một vì bản thân yếu ớt nên không thể trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ, họ dè dặt sợ sệt trước phong trào của quần chúng, nhất là quần chúng công nhân khởi lên,thêm vào đó đế quốc Pháp cố lôi kéo tư sản Việt Nam nhất là những phần tử tư sản thân Pháp, để đối phó với phong trào cách mạng Việt Nam. Do đó mâu thuẫn giữa tư sản Việt Nam với thực dân Pháp bị hạn chế thêm.

Một bộ phận tư sản dân tộc, phần nhiều là những tư sản loại lớn và có dính líu ít nhiều quyền lợi với tư bản Pháp, họ đã tham gia vào các cơ quan của thực dân Pháp tổ chức ra như những Hội đồng quản hạt Nam Kì, Hội đồng tư vấn ở Bắc Kì... Họ muốn thông qua những cơ quan của thực dân Pháp để cải cách xã hội Việt Nam. Tiêu biểu như Bùi Quang Chiêu, Trương Văn Bền, Bạch Thái Bưởi.... Một bộ phận tư sản dân tộc phần nhiều là những tư sản loại nhỏ, có tính chất dân tộc nhiều hơn đã biểu hiện thái độ phản ứng một

cách rõ rệt hơn đối với thực dân Pháp. Họ đã cổ động tiêu thụ hàng nội hóa, “khinh” hàng ngoại hóa, đòi giảm thuế...

Để thấy rõ thêm được tính chất cách mạng của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam, ta hãy điểm lại một tổ chức chính trị của một số tư sản Việt Nam là Đảng Lập Hiến ở Nam Kì và mấy vụ tư sản Việt Nam đấu tranh cho quyền lợi của họ trong những năm 1919...

Đảng Lập hiến ở Nam Kì

Trong mấy năm sau Đại chiến lần thứ nhất, một phong trào đấu tranh mới nổi lên ở trong nước. Mục đích trực tiếp của phong trào là đấu tranh đòi tự do dân chủ. Lực lượng của phong trào là tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Một số học sinh, sinh viên đã biểu tình, bãi khóa. Một số cuộc đình công của thợ thuyền và công chức đã nổ ra. Cũng trong thời kì dó Đảng Lập hiến ở Nam Kì xuất hiện. Thành phần của Đảng đó gồm một số nhà công nghệ, thương mại, đại chủ... ở Nam Kì. Về hình thức tổ chức và hoạt động của nó, Đảng Lập hiến chưa phải là một chính đảng của giai cấp tư sản Việt Nam, đúng ra nó là một nhóm chính trị tiêu biểu cho quyền lợi của một số tư sản, đại chủ, công chức cao cấp ở Nam Kì. Số tư sản tham gia Đảng này phần nhiều là những tư sản lớp trên. Họ đã có dính vào việc đại lý hàng ngoại hóa, thầu khoán công việc của tư bản Pháp để củng cố đại vị chính trị và kiếm được nhiều lời cho họ

Với thành phần đảng viên là những tư sản có xu hướng mại bản hóa, những công chức cao cấp, những đại chủ... nó quyết định tính chất đấu tranh của Đảng Lập hiến là không thể tích cực, quyết liệt chống đối thực dân Pháp. Thật vậy, ngay cái tên Lập hiến đã nói lên khá rõ lập trường chính trị của đám tư sản Việt Nam này. Lập trường chính trị của họ là chủ nghĩa của lương, chủ nghĩa Pháp - Việt đề huề. Bùi Quang Chiêu, lãnh tụ của Đảng Lập hiến từng tuyên bố: “Lập hiến? Vâng chúng tôi là Lập hiến, bởi vì chúng tôi tán thành

cho Đông Dương có một hiến pháp như ông toàn quyền A,Xa-Rô đã bói hay na ná như thế”[3, tr.197]. Cuộc đấu tranh của họ là cuộc đấu tranh trong khuôn khổ thực dân Pháp. Mấy năm đầu người ta thấy Đảng Lập hiến có công kích sự độc quyền của ngân hàng Đông Dương, hãng rượu Fontaine hay một số tư bản Pháp định độc quyền hải cảng Sài Gòn.... Nhưng những công kích của họ chỉ ở trong phạm vi chống đối trực tiếp một số tên tư bản Pháp nào đó, cốt củng cố vị trí về kinh tế và chính trị của họ. Chưa bao giờ Đảng Lập hiến có thể từ chỗ công kích một số tên tư bản Pháp tiến lên công kích chế độ chính trị, chính sách thống trị của thực dân Pháp ở thuộc địa Việt Nam. Phương pháp và hình thức đấu tranh của họ là dùng nghị trường, các cuộc tuyển cử, báo chí hợp pháp để yêu sách quyền lợi. Tất nhiên trong điều kiện phong trào cách mạng Việt Nam chĩa mũi nhọn đấu tranh vào kẻ thù chung của dân tộc là thực dân Pháp, trong điều kiện Đảng của giai cấp công nhân chưa ra đời để đề ra đường lối cách mạng triệt để chống để quốc và phong kiến, thì khi Đảng Lập hiến yêu sách quyền lợi, công kích một số tư bản Pháp dù với mục đích nào, hình thức nào với một mức độ nào cũng là có lợi cho phong trào cách mạng.

Nhưng điều đáng chú ý là khi phong trào đấu tranh của quần chúng càng dâng lên cao, khẩu hiệu chính trị của quần chúng càng nêu gay gắt, thì bọn lãnh tụ Lập hiến tỏ ra sợ hãi trước phong trào quần chúng, họ lại càng xích lại gần về phía thống trị Pháp. Cho nên ngày 24-3-1926, lãnh tụ Đảng Lập hiến là Bùi Quang Chiêu về nước sau một thời gian viết báo, diễn thuyết ở Pháp, Đảng Lập hiến đã tổ chức đón tiếp Bùi Quang Chiêu. Để biểu dương lực lượng và đấu tranh đòi tự do dân chủ của mình sáu vạn quần chúng đã tập hợp và biểu tình tại bến tàu Sài Gòn. Trước lực lượng khổng lồ của quần chúng, nhà lãnh đạo của đảng Lập hiến đã không dám đi với quần chúng, theo những khẩu hiệu của quần chúng nữa, mà đã công khai chạy về phía bọn

thống trị Pháp phản lại những khẩu hiệu đấu tranh của quần chúng. Ngay ngày hôm sau, Bùi Quang Chiêu tuyên bố “Yêu nước không phải là xuẩn động, là phải thân thiện với người Pháp. Người Pháp là một giống người rất trọng công lý và nhân đạo, ta cứ tin ở người ta và liên lạc với người ta một cách thành thật... Xin anh em cùng nhau tung hô Việt Nam vạn tuế! Đại Pháp vạn tuế”[ 30]. Trước phong trào đấu tranh của quần chúng ngày một lên cao, nhất là phong trào công nhân nổi lên mạnh mẽ và rộng khắp trong nước, đế quốc Pháp đã ra sức lôi kéo đám tư sản theo chủ nghĩa Pháp- Việt đề huề. Đảng Lập hiến cũng từ đó ngày càng đi sâu vào con đường cải lương chủ nghĩa rồi biến thành phản động.

Vụ chống tư bản Pháp định độc quyền xuất cảng lúa gạo ở cửa biển Sài Gòn

Lúa gạo Nam Kì xuất cảng ở cửa biển Sài Gòn chiếm một tỉ số quan trọng trong tất cả các hàng hóa và nguyên liệu xuất cảng ở Đông Dương. Với chính sách trao đổi không ngang giá, mua rẻ lúa gạo ở Đông Dương và bán cao giá ở thị trường khác, làm cho tư bản Pháp kiếm được món lời khổng lồ. Nhưng việc xuất cảng lúa gạo ở Nam Kì nằm trong tay tư bản Hoa kiều không phải là ít. Mặc dù đế quốc Pháp đã áp dụng chính sách độc quyền quan thuế ở Đông Dương, ngăn cản tư bản ngoại quốc vào buôn bán trên thị trường Đông Dương. Nhưng hoạt động của tư bản Hoa kiều về lúa gạo cũng là lực lượng cạnh tranh đáng kể đối với tư bản Pháp. Năm 1923, một công ty tư bản Pháp là Homberg định bao thầu việc xuất cảng lúa gạo ở cửa biển Sài Gòn trong thời hạn 20 năm. Việc đó đem ra biểu quyết trong Hội đồng thuộc địa.

Ruộng đất ở Nam Kì rất tập trung, nhiều đại địa chủ Việt Nam có hàng ngàn mẫu ruộng, trong tay mỗi năm thu hàng ngàn tấn thóc tô. Việc giá cả thóc gạo thị trường hằng ngày liên quan trực tiếp tới họ. Nhiều đại địa chủ lập công ty buôn bán lúa gạo. Về căn bản, tầng lớp đại địa chủ này phù hợp

quyền lợi với đế quốc Pháp về kinh tế - chính trị, ngay cả những thương nhân buôn bán lúa gạo cũng là cùng chia lời với bọn thương nhân xuất cảng Pháp. Nhưng nếu để tư bản Pháp độc quyền xuất cảng lúa gạo, giá cả thóc gạo trên thị trường hoàn toàn do bọn tư bản lũng đoạn Pháp chi phối thì cũng bất lợi cho họ. Ở Nam Kì, còn có nhiều tư sản Việt Nam lập nhà máy xay, mở công ty buôn bán nông phẩm. Nếu tư bản Pháp độc quyền xuất cảng thì cũng bất lợi cho họ vì giá cả cũng bị phụ thuộc vào tư bản Pháp. Lập trường của đám địa chủ và tư sản Việt Nam tỏ ra khá rõ trên báo chí. Họ cho rằng bọn tư bản Hoa Kiều còn nắm khá nhiều trong việc xuất cảng lúa gạo, nhưng đó là quy luật tự do cạnh tranh trong kinh doanh. Một mai thương mại của người Việt Nam phát triển sẽ giành lại quyền ấy. Nhưng nếu để hải cảng Sài Gòn thành

Một phần của tài liệu Quá trình hình thành, phát triển và vai trò của giai cấp tư sản việt nam đối với phong trào cách mạng thời kì 1919 1945 (Trang 44)