CHƯƠNG 4: SO SÁNH KINH TẾ KỸ THUẬT, LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỐI ƯU

Một phần của tài liệu PHÂN bố CÔNG SUẤT tối ưu CHO các tổ máy TRONG NHÀ máy điện THEO PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH ĐỘNG (Trang 60 - 61)

ƯU

4.1 CHỌN SƠ ĐỒ NỐI ĐIỆN CHÍNH CHO CÁC PHƯƠNG ÁN

Trong nhà máy điện, các khí cụ điện và dây dẫn được nối lại với nhau thành sơ đồ điện. Yêu cầu chung của sơ đồ nối điện là : làm việc đảm bảo, tin cậy cấu tạo đơn giản, vận hành linh hoạt, kinh tế và đảm bảo an toàn cho người vận hành.

Tính đảm bảo của sơ đồ phụ thuộc vào vai trò quan trọng của hộ tiêu thụ điện. Ví dụ : hộ tiêu thụ điện loại 1 phải được cung cấp bằng hai đường dây lấy hai nguồn độc lập, mỗi nguồn phải cung cấp đủ công suất khi nguồn kia nghỉ làm việc.

Tính linh hoạt của sơ đồ thể hiện bởi khả năng thích ứng với những trạng thái vận hành khác nhau.

Tính kinh tế của sơ đồ được giải quyết bằng hình thức của các hệ thống thanh góp, số lượng khí cụ điện dùng cho sơ đồ. Ngoài ra cách bố trí thiết bị trong sơ đồ phải đảm bảo an toàn cho người vận hành.

Căn cứ vào nhiệm vụ cung cấp điện cho phụ tải ở cấp điện áp, số mạch nối vào thanh góp các cấp điện áp và vai trò của nhà máy đang thiết kế đối với hệ thống, sơ đồ nối điện của các phương án được chọn như sau :

- Phía 220kV :

Có một đường dây kép nối với hệ thống và hai đường dây kép của phụ tải cao áp, ta sử dụng sơ đồ 3/2 (3 máy cắt cho 2 mạch đường dây)

- Phía 110kV :

Có ba đường dây kép và ba đường dây đơn, số lượng mạch nhiều nên ta sử dụng sơ đồ hệ thống hai thanh góp có thanh góp vòng.

- Phía 10,5kV :

Như lập luận ở chương 2 ta không sử dụng thanh góp ở đầu cực máy phát.

4.2 TÍNH TOÁN KINH TẾ CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN4.2.1 PHƯƠNG ÁN 1 4.2.1 PHƯƠNG ÁN 1

Một phần của tài liệu PHÂN bố CÔNG SUẤT tối ưu CHO các tổ máy TRONG NHÀ máy điện THEO PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH ĐỘNG (Trang 60 - 61)