Phƣơng pháp dạy liên quan đến yếu tố tình thái

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái cho sinh viên quốc tế ở trình độ nâng cao (Trang 71 - 81)

6. Bố cục của Luận Văn

3.2 Phƣơng pháp dạy liên quan đến yếu tố tình thái

Phƣơng pháp dạy gần nhƣ đã trở thành trung tâm đối với công tác giảng dạy tiếng Việt cho sinh viên nƣớc ngoài. Nguyễn Thiện Nam trong Tập bài giảng Phương pháp dạy tiếng đã thống kê ra đến 12 phƣơng pháp đang đƣợc áp dụng

rộng rãi trong quá trình dạy một ngôn ngữ nhƣ một ngoại ngữ. Chúng ta có thể thống kê ra đây các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp dịch, phƣơng pháp trực tiếp, nghe nhìn, nghe nói, mã tri nhận, thực hành có ý thức, con đƣờng im lặng, ám thị, học ngoại ngữ cộng đồng, phản ứng, giao tiếp, tích hợp,..

Qua kinh nghiệm giảng dạy thực tế, đối với việc thụ đắc một ngoại ngữ, phƣơng pháp tích hợp (Focus on Form) lấy cảm hứng từ phƣơng pháp giao tiếp (The communicative language teaching – CLT hay Communicative Approach) nhƣng có dạy ngữ pháp giao tiếp, chọn lọc, tƣờng mình, luôn là một trong những sự lựa chọn tối ƣu. Những nội dung của phƣơng pháp này cũng hoàn toàn phù

69

hợp với việc giảng dạy những nội dung liên quan đến từ tình thái và quán ngữ tình thái bởi những lý do sau đây:

- Thứ nhất là phƣơng pháp tích hợp nhấn mạnh mục đích của việc học ngoại ngữ là năng lực giao tiếp, tức là sử dụng ngôn ngữ để thực hiện một số chức năng nào đó (tranh luận, thuyết phục, hứa hẹn…) trên nền tảng ngữ pháp cơ bản và giao tiếp xảy ra trong bối cảnh xã hội nên với những đối tƣợng khác nhau cần có những sự giao lƣu, phản hồi phù hợp. Trong khi đó, việc sử dụng từ tình thái và quán ngữ tình thái luôn gắn với bối cảnh giao tiếp nhất định và thông qua việc sử dụng từ tình thái và quán ngữ tình thái phù hợp, ngƣời giao tiếp thể hiện đƣợc thái độ, tình cảm của mình phục vụ trực tiếp và tăng hiệu quả cho sự giao lƣu, phản hồi cũng nhƣ thực hiện đƣợc các chức năng giao tiếp.

- Thứ hai là phƣơng pháp này có những đặc điểm chính nhƣ sau: + Ngôn ngữ đƣợc sử dụng để giao tiếp trong các tình huống thực; + Chú ý đến bối cảnh xã hội của ngôn ngữ;

+ Các kỹ năng đƣợc phối hợp tuỳ theo mức độ tiến bộ; + Sinh viên là trung tâm, đƣợc làm việc theo cặp, nhóm…

+ Giáo viên đóng vai trò nhƣ ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn hoạt động giao tiếp;

+ Tài liệu giảng dạy chú ý đến các chức năng giao tiếp (đề nghị, khuyên bảo, phản đối, phê phán, thích, mỉa mai, khen ngợi…)

+ Không khí lớp học thoải mái, có thể hơi ồn ào...

+ Các hiện tƣợng ngữ pháp đƣợc chọn để dạy phù hơp với bối cảnh giao tiếp và đƣợc dạy một cách tƣờng minh.

Việc giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái không thể thực hiện trong một bối cảnh “chết” (chỉ dùng sách vở) mà luôn đƣợc đặt trong những bối cảnh

70

sống động và thực tế mới đạt đƣợc hiệu quả cao. Ngữ liệu giảng dạy chính là ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong các tình huống giao tiếp thực tế. Sinh viên phải là ngƣời chủ động học tập, tri nhận và thực hành, trong khi đó, giáo viên chỉ là ngƣời hƣớng dẫn, gợi mở các tình huống và đƣa ra các phƣơng án hiểu ngôn ngữ (cụ thể là các phƣơng án nhƣ là cách ngƣời bản ngữ sử dụng) cho sinh viên.

Ngoài ra, do từ tình thái và quán ngữ tình thái đƣợc coi nhƣ là những đơn vị ngôn ngữ tƣơng đƣơng với từ nên trong quá trình giảng dạy cũng cần chú ý đến những nguyên tắc giảng dạy từ vựng trong giảng dạy ngôn ngữ thứ hai, cụ thể nhƣ sau:

- Chú ý vào việc dạy những từ có tần số xuất hiện cao và những từ đƣợc chuẩn bị để dạy phục vụ cho bài học;

- Từ phải đƣợc dạy trong ngữ cảnh;

- Từ phải đƣợc dạy đồng thời bằng 2 đƣờng thính giác và thị giác; - Chú ý giới thiệu từ một cách rõ ràng, đơn giản và ngắn gọn;

- Từ cần đƣợc chú ý dạy trong sự xuất hiện trở lại ở những ngữ cảnh khác; - Đối với ngƣời học cần từ kiểm soát việc học từ và chủ động thực hành … Nhƣ vậy có thể thấy, ngoài việc nhấn mạnh cách giới thiệu và giải thích từ ngữ một cách rõ ràng và dễ hiểu, tâm điểm của giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái chính là giải thích các bối cảnh sử dụng và việc lặp lại nhiều lần trong thực hành. Cũng chính từ việc phân tích ngữ cảnh sẽ giúp bộc lộ rõ thêm những nghĩa tình thái mới của từ hay quán ngữ mà ngay cả bản thân ngƣời học (ngƣời sử dụng) sẽ tự phát hiện ra đƣợc trong quá trình sử dụng thực tế.

Từ đó, chúng ta có thể đƣa ra phƣơng thức giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái nhƣ sau:

71

- Lựa chọn một số lƣợng nhất định các từ và quán ngữ nhất định để giảng dạy trong một đơn vị giờ học (có thể tạo nhóm nếu chúng có đặc điểm chung để giảng dạy);

- Giới thiệu và giải thích nghĩa trong ngữ cảnh, không tách riêng khỏi ngữ cảnh;

- Yêu cầu sinh viên tự tạo các hội thoại có sự xuất hiện của các từ tình thái và quán ngữ tình thái đã đƣợc giải thích;

- Yêu cầu sinh viên thực hành hội thoại với nhau; - Thực hành với các hoạt động khác và trò chơi;

- Sử dụng các phƣơng tiện hỗ trợ giảng dạy (video, bài hát, quảng cáo…) để tăng hiệu quả giảng dạy.

Bên cạnh đó, việc giảng dạy cần đƣợc cụ thể hoá bằng những bài luyện và bài tập. Hiện nay, trong luyện tập ngoại ngữ, các nhà nghiên cứu thƣờng nói đến hai loại bài luyện. Một là loại bài luyện mang tính chất máy móc, với mục đích rèn luyện thói quen bằng sự lặp đi lặp lại. Ngƣời học không cần hiểu một cách đầy đủ mà vẫn có thể làm đúng những bài tập này. Loại bài tập này có cơ sở từ tâm lý học hành vi, coi việc học ngôn ngữ là sự hình thành thói quen. Hai là bài luyện mang tính tri nhận, có cơ sở từ tâm lý học tri nhận, ngƣời học phải hiểu mới có thể tiến hành làm bài đƣợc. Loại bài luyện thứ hai này có thể chia thành hai loại nhỏ là bài tập nhận diện và bài tập tạo lập. Cụ thể hơn, loại bài tập nhận diện yêu cầu ngƣời học phải đƣa ra một sự lựa chọn giữa hai hoặc nhiều hình thức đã cho, xem cái gì chấp nhận đƣợc và cái gì không chấp nhận đƣợc. Loại này còn đƣợc gọi là loại bài tập mang nghĩa. Loại bài tập tạo lập yêu cầu ngƣời học tạo ra đồng thời những câu có thể chấp nhận đƣợc. Trong khi loại bài tập nhận diện không đòi hòi quá nhiều tri thức toàn vẹn về những hiện tƣợng ngữ

72

pháp thì loại bài tập thứ hai lại đòi hỏi điều này. Dạng thức cơ bản của bài tập nhận diện là lựa chọn (chọn đáp án đúng trong nhiều đáp án) còn dạng thức cơ bản của loại bài tập tạo lập là luôn yêu cầu ngƣời học bổ sung một điều gì đó để hoàn thành câu theo phƣơng án có thể chấp nhận đƣợc nhƣ các dạng điền từ, hoàn thành câu, trả lời câu hỏi, đặt câu, tạo lập hội thoại….

Các bài tập và bài luyện có thể đƣa ra cho việc giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái nhƣ sau:

a. Dạng bài luyện mang tính chất máy móc:

Ví dụ 1: Biến đổi các câu sau dùng từ “nhỉ” ở cuối câu

Mẫu: Trời nóng.

-> Trời nóng nhỉ!

Ví dụ 2: Dùng kết cấu “chẳng biết….là gì” để nói lại các câu sau

Mẫu: nói dối

-> Tôi chẳng biết nói dối là gì!

Ƣu điểm của dạng bài tập này là các từ tình thái và quán ngữ tình thái đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần, giúp ngƣời học có ấn tƣợng trƣớc hết là về vị trí ngữ pháp của chúng trong câu và sau đó là cảm nhận về ý nghĩa của các câu mới (cùng với ngữ điệu mới) sau khi có sự xuất hiện của chúng. Tuy nhiên, sự lặp lại này mang lại cảm giác nhàm chán cho ngƣời học và không gây đƣợc ấn tƣợng sâu sắc về ngữ cảnh sử dụng để có thể áp dụng cho những trƣờng hợp tƣơng tự hay bối cảnh thực tế.

b. Dạng bài tập nhận diện

Ví dụ 3: Hãy chọn tiểu từ tình thái cầu khiến phù hợp cho các câu sau: - Anh hãy về ... (thôi/đi)

73

- Gửi ngay hợp đồng cho chúng tôi ... (nhé/thôi)

- Tôi sẽ sớm trở lại ngay ... (đã/thôi)

- Nếm thử món ăn này giúp tôi ... (thôi/với)

- Em đi xem phim với anh... (nhé/đã)

Ví dụ 4: Chọn các tiểu từ tình thái hoặc các kiểu kết hợp của chúng có thể dùng

trong các câu sau và giải thích ý nghĩa, sắc thái của câu. 1. Đi chậm ...

2. Em nhớ làm bài tập ... 3. Con sẽ giúp mẹ ... 4. Về ... . Muộn rồi đấy! 5. Em đừng ăn cay quá ...

Ví dụ 5: Giải thích các quán ngữ tình thái xuất hiện trong những đoạn hội thoại

sau

Hội thoại 1

A: Mai cho mình đi nhờ xe với nhé! B: OK, chuyện nhỏ!

A: Phiền cậu rồi!

B: Có gì mà phiền với toái, có người đi cùng, tớ còn khoái là khác. Hội thoại 2

A: Oa, áo đẹp thế! Mới mua à?

B: Ừ, đẹp không? Tớ mua ở” shop” đấy! Hàng xách tay xịn nhé! A: Cậu lúc nào cũng rủng rỉnh tiền bạc, chả bù cho tớ…!

B: Đâu mà! Tớ phải tiết kiệm cả tháng mới dám mạnh tay như thế đấy!

Ví dụ 6: Chọn các quán ngữ tình thái phù hợp để điền vào chỗ trống: thảo nào,

74

Hội thoại 1

A: Nhà anh ấy giàu lắm …!

B: Ừ, nghe nói nhà anh ấy có mấy biệt thự và nhà cho thuê ở trung tâm đấy!

C: … tôi ít thấy anh ấy về đây ở. Hội thoại 2

A: Cậu mất tiền ………..trông buồn rầu thế kia?

A: Tớ vừa chia tay bạn gái, cậu đi uống bia với tớ giải sầu nhé! B: Tưởng chuyện gì! Cậu sẽ quên cô ấy ngay thôi!

A: ………., tớ không dễ quên như vậy đâu!

Ví dụ 7: Trong những tình huống nào sẽ nói các câu sau đây? - Cô ấy đẹp gì!

- Tôi chẳng đã đồng ý giúp anh rồi còn gì!

- Chị thì biết gì mà nói!

- Tôi chẳng biết tình thái là gì!

- Tôi đã nói ok rồi là gì!

- Anh chưa làm bài tập chứ gì!

Ƣu điểm của dạng bài tập này giúp ngƣời học củng cố và nhận diện nghĩa tình thái của những phát ngôn cụ thể khi sử dụng với những từ tình thái và quán ngữ tình thái khác nhau. Ngoài ra, khi có từ và quán ngữ tình thái xuất hiện trong ngữ cảnh (hội thoại) các nét nghĩa sẽ nổi bật hơn và ngƣời học có ấn tƣợng sâu hơn về hoạt động hành chức của chúng. Ngƣời học cũng có thể hình dung ra các tình huống hay ngữ cảnh sử dụng tình thái trong thực tế. Tuy nhiên, dạng bài tập này đòi hỏi ngƣời học cần có sự hiểu biết nhất định về nghĩa tình thái của từ và

75

quán ngữ mà đôi khi dễ nhầm lẫn trong việc lựa chọn, đặc biệt là những từ ngữ cùng nhóm hay gần nghĩa.

c. Dạng bài tập tạo lập Các dạng bài tập có thể là:

- Lập hội thoại có sử dụng các từ tình thái và quán ngữ tình thái với chủ đề tự chọn;

- Cho tình huống để tạo câu hoặc cho chủ đề để tạo lập hội thoại có sử dụng các từ tình thái và quán ngữ tình thái.

Ví dụ 8: Nói thế nào với từ tình thái “toàn” trong các tình huống sau đây - Sinh viên A luôn luôn đi học muộn và không làm bài tập.

- Mấy hôm nay, trời nắng vào ban ngày, mưa to vào ban đêm.

Ví dụ 9: Hoàn thành tình huống hội thoại sau dùng quán ngữ tình thái gợi ý

Hội thoại 1:

A: Dạo này công ty nước ngoài vào Việt Nam nhiều quá nhỉ?

B: ………(mà lại) Hội thoại 2:

A: Việt Nam đá yếu như thế thì thua là chắc rồi!

B: ………..(đã đành là)

Ƣu điểm của dạng bài tập này là ngƣời học đƣợc tiếp xúc với nhiều ngữ cảnh sử dụng từ tình thái và quán ngữ tình thái nên nếu gặp trƣờng hợp tƣơng tự trong thực tế thì có thể sử dụng ngay một cách tự nhiên nhƣ ngƣời bản ngữ. Tuy nhiên, thiết kế những bài tập này đòi hỏi giáo viên hoặc ngƣời biên soạn giáo trình cần có nguồn ngữ liệu phong phú thu thập từ thực tế. Đây là một công việc rất công phu và yêu cầu tính trách nhiệm cao. Ngoài ra, ngƣời học cần có những hiểu biết

76

nhất định về văn hoá Việt Nam để tránh việc áp dụng “tràn lan”, vƣợt quá quy chuẩn tế nhị trong giao tiếp của ngƣời Việt.

Dạy tiếng Việt nhƣ một ngoại ngữ nói chung, dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái tiếng Việt nói riêng thực sự là một thách thức không chỉ với riêng sinh viên mà cả với những giáo viên nữa. Có thể nói, trong tiếng Việt, từ và quán ngữ tình thái là một tập hợp đặc biệt, vì vậy chúng ta cũng cần phải lựa chọn một phƣơng pháp sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Điều kiện lí tƣởng với sinh viên nƣớc ngoài là họ chủ động giao tiếp và giao tiếp với các môi trƣờng cũng nhƣ đối tƣợng khác nhau, mang đến cho họ không chỉ từ mới, ngữ pháp mới, ngữ cảnh mới mà cả những “va chạm” văn hóa, những cú shock văn hóa cần thiết cho việc học ngoại ngữ của mình. Tuy nhiên, mong muốn lí tƣởng đó thƣờng khó đạt đƣợc trong quá trình giảng dạy, cho nên giáo viên phải là ngƣời cung cấp hầu hết những từ mới, ngữ pháp, ngữ cảnh mới, thậm chí là „nhập vai” các đối tƣợng giao tiếp mới để cùng rèn luyện các kĩ năng với sinh viên. Đặc biệt với từ và quán ngữ tình thái, tập hợp ngôn ngữ biểu thị cảm xúc thì càng cần giáo viên phải trở thành những “diễn viên” thực sự.

Một điểm yếu của sinh viên nƣớc ngoài khi học tiếng Việt là thƣờng không chú ý đến ngữ điệu mà tình thái lại thƣờng đi kèm với ngữ điệu. Đôi khi lại xấu hổ khi đƣợc yêu cầu “bắt chƣớc” theo giáo viên, điều này cũng ảnh hƣởng đến quá trình sử dụng sao cho chính xác từ và quán ngữ tình thái tiếng Việt. Thậm chí đây cũng là vấn đề mang tính hai mặt, đôi khi giáo viên cũng ngại khi phải “biểu diễn” ngữ điệu cho sinh viên làm theo khiến cho hiệu quả của giảng dạy tình thái không đƣợc nhƣ mong muốn. Mọi ngôn ngữ dù khác nhau về loại hình hay nền văn hóa nhƣng trong bộc lộ cảm xúc dƣờng nhƣ vẫn có những mã chung nào đó nên khi giáo viên biết vận dụng khả năng biểu cảm của mình cùng với

77

một hệ thống ví dụ điển hình làm nổi bật nét nghĩa tình thái thì sinh viên cũng thuận lợi hơn rất nhiều trong việc tri nhận.

Các yếu tố tình thái bao gồm cả từ tình thái và quán ngữ tình thái thƣờng không đứng một mình mà kèm theo một mệnh đề. Có thể nói, không gian tinh thần của các yếu tố tình thái bao trùm lên toàn bộ mệnh đề, tạo sức sống cho mệnh đề. Ảnh hƣởng của yếu tố tình thái là khá rõ nét ngay cả khi chúng ta cải biến mệnh đề đi kèm. Xét hai trƣờng hợp sau:

- Ai bảo cƣới nó (1)

- Ai bảo không cƣới nó (2)

Mệnh đề cưới nó và không cưới nó là hoàn toàn khác nhau, thậm chí là đối

lập nhƣng dƣới ảnh hƣởng “không gian tinh thần” của yếu tố tình thái ai bảo

chúng ta đều thu đƣợc kết quả với ý nghĩa là đối tƣợng tiếp nhận phải chịu hậu quả của hành động phía sau ai bảo. Cụ thể là ở đây việc cưới nó và không cưới

nó đều là những việc không tốt, ít nhất là với ngƣời nói. Có thể có những tiền giả

định nhƣ: nó là một người chồng (vợ) không tốt ở (1) hay nó là một người chồng

(vợ) tốt và người nghe đã quyết định sai khi không lấy ở (2)

Cũng có lúc một ngƣời nói ra hậu quả hay kết quả xấu trƣớc, khi đó câu trả lời chỉ cần dùng một từ ai bảo mà không cần thêm yếu tố gì khác ngoài ngữ

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái cho sinh viên quốc tế ở trình độ nâng cao (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)