Một số trƣờng hợp điển hình và cách dạy

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái cho sinh viên quốc tế ở trình độ nâng cao (Trang 60 - 71)

6. Bố cục của Luận Văn

3.1.2Một số trƣờng hợp điển hình và cách dạy

a. Một số quán ngữ tình thái từ ba âm tiết

Trong phần trình bày về Từ tình thái và từ tình thái ở trình độ nâng cao ở

Chƣơng 2, chúng tôi đã bàn về trƣờng hợp Anh cứ nói thế chứ! Chúng tôi cho

rằng, những trƣờng hợp có tính cố kết ổn định nhƣ thế nên chăng cũng có thể xếp vào dạng quán ngữ tình thái. Làm nhƣ vậy sẽ thuận lợi hơn trong việc giảng dạy so với khi phải giải thích riêng Cứ hoặc Chứ nhƣ sinh viên thƣờng hỏi. Công

0 10 20 30 40 50 60

Từ tình thái hai âm tiết Từ tình thái một âm tiết

QNTT ba âm tiết trở lên QNTT dƣới dạng một kết cấu ngữ pháp

58

thức của quán ngữ là: Ai + cứ nói thế chứ đƣợc sử dụng để trả lời cho một đánh giá, nhận xét hay một lời khen, chê.

Sách Tiếng Việt cho người nước ngoài của Trịnh Đức Hiển cũng có một

trƣờng hợp nhƣ vậy gây thắc mắc cho hầu hết các sinh viên. Thắc mắc không chỉ đến từ sự phức tạp của chính yếu tố tình thái mà cả trong việc nó xuất hiện nhƣng không đƣợc giải thích trong phần bình giảng ngữ pháp sau đó. Đó cũng là một khiếm khuyết thƣờng gặp trong nhiều sách giáo trình dạy tiếng Việt. Ví dụ đó nhƣ sau:

- Chà, từ ngày về hƣu đến nay, tôi trông ông lại khỏe ra đấy. Thanh niên cũng chẳng bằng.

- Ông cứ nói thế chứ. Cánh mình cũng già rồi, làm sao mà so với đám

thanh niên đƣợc hở ông!

Do đã trình bày ở Chƣơng 2 nên chúng tôi không đi sâu vào lí giải nghĩa tình thái hay cách dùng của trƣờng hợp này. Chúng tôi muốn nói về một khía cạnh khác của quán ngữ tình thái, đó là khả năng cải biến ngữ pháp và từ vựng.

Khi nói đến quán ngữ tình thái tiếng Việt, ngƣời ta thƣờng nhắc đến hai khái niệm, cụm từ tự do và cụm từ cố định và phân vân đặt quán ngữ ở vị trí trung gian. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi thấy rằng quán ngữ tình thái thƣờng mất đi tính tự do mà thƣờng là những yếu tố cố kết với nhau thành một khối, có tính cố định. Chính vì vậy khi giải thích câu Ông cứ nói thế chứ,

chúng ta cần đặt toàn bộ câu ở thế đối lập có – không trong toàn phát ngôn. Anh cứ nói thế chứ có thể sử dụng độc lập mà không cần phải nói thêm bất cứ thông tin nào khác. Phân tích ba ngữ cảnh sau:

59

- Chà, từ ngày về hƣu đến nay, tôi trông ông lại khỏe ra đấy. Thanh niên cũng chẳng bằng.

- Ông cứ nói thế chứ. Cánh mình cũng già rồi, làm sao mà so với đám

thanh niên đƣợc hở ông.

NC2.

- Chà, từ ngày về hƣu đến nay, tôi trông ông lại khỏe ra đấy. Thanh niên cũng chẳng bằng.

- Cánh mình cũng già rồi, làm sao mà so với đám thanh niên đƣợc hở ông.

NC3.

- Chà, từ ngày về hƣu đến nay, tôi trông ông lại khỏe ra đấy. Thanh niên cũng chẳng bằng.

- Ông cứ nói thế chứ!

Chúng ta có ba ngữ cảnh, trong đó hai ngữ cảnh chứa quán ngữ tình thái

(Anh) cứ nói thế chứ, một ngữ cảnh khuyết thiếu. Ở ngữ cảnh khuyết thiếu, ngữ

cảnh hai, tính biểu thái không cao, không rõ ràng bằng hai ngữ cảnh còn lại. Ngữ cảnh một mang cho ta một cảm giác ngƣời nói khiêm nhƣờng không nhận điều mà ngƣời kia gán cho. Ngữ cảnh ba nếu có thêm ngữ điệu và thái độ biểu cảm còn mang cho chúng ta những sắc thái khác nhƣ niềm vui (khi đƣợc khen) mặc dù sử dụng quán ngữ với ý nghĩa phủ định:

- Lâu không gặp, dạo này eo ót nhƣ ngƣời mẫu í nhở! - Cậu cứ nói thế chứ! (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trở lại với khái niệm quán ngữ tình thái, Nguyễn Thiện Giáp trong Vấn đề từ

trong tiếng Việt có đƣa ra một quan điểm dựa vào thành tố cơ học nhận diện

quán ngữ tình thái nhƣ sau: “..là những đơn vị có chức năng liên kết rào đón, biểu thái, gồm từ ba thành tố trở lên..” Cách hiểu này mặc dù chƣa giải quyết rốt

60

ráo sự phân biệt lí tƣởng đâu là từ tình thái đâu là quán ngữ tình thái nhƣ chúng ta mong muốn vì vấn đề này thực sự phức tạp nhƣng ít nhất lại giúp cho những ngƣời làm việc trong môi trƣờng dạy tiếng, hơn nữa lại là dạy tiếng Việt cho nƣớc ngoài có cái nhìn đơn giản dễ hiểu hơn về ranh giới tƣơng đối giữa hai loại này.

Giảng dạy quán ngữ tình thái cũng không quá khác biệt với từ tình thái. Khi gặp một phát ngôn có chứa quán ngữ tình thái, phản ứng đầu tiên thƣờng gặp của sinh viên nƣớc ngoài là cố gắng lí giải nó với tƣ cách một từ bình thƣờng. Ở đây chúng ta có hai trƣờng hợp:

- Ngày mai là thi xong rồi, tha hồ mà đi chơi! - Ai chẳng biết cô ấy là em Giám đốc.

Ở câu thứ nhất, tha hồ mà dƣới dạng một yếu tố cố định và mơ hồ về nghĩa, chúng ta không thể hiểu nghĩa và cách dùng với cách thức thông thƣờng là tìm hiểu nghĩa của từng thành tố kết hợp nên tha hồ mà. Điều này thì quán ngữ tình thái giống với thành ngữ hay một số yếu tố cố định. Trong ngôn ngữ, mô hình hóa một hiện tƣợng ngôn ngữ bao giờ cũng là một thao tác quen thuộc của giáo viên và cũng luôn là mong muốn của các sinh viên nƣớc ngoài. Chúng ta có công thức Tha hồ mà + Động từ với ý nghĩa làm gì đó bất kể điều kiện gì, không hạn chế, nhƣng có liên quan đến ý nghĩa ở phân câu còn lại:

- Hôm nay anh mời, các chú tha hồ mà uống! - Cứ tha hồ mà mang về đi, free mà!

Trong trƣờng hợp tha hồ mà + động từ thì ý nghĩa và cách dùng nhƣ trên đã

trình bày, làm gì đó thoải mái, tự do bất kể điều kiện và các sách cũng xuất hiện nghĩa này. Sách Tập bài giảng tiếng Việt cao cấp của Trần Nhật Chính có sử

61 - Đến đó cậu tha hồ mà xem, mà chọn!

Tiếng Việt cho người nước ngoài của Trịnh Đức Hiển cũng có sử dụng hai lần ở trang 92 và 193:

- Phen này ông tha hồ mà nghe chèo và cải lƣơng!

- Mình sẽ trèo lên cây, lấy dao chặt một buồng thì tha hồ mà uống!

Tình trạng tƣơng tự, sách của Trịnh Đức Hiển cũng không có phần giải thích cho cách dùng ở chú giải ngữ pháp mà chỉ có chú thích tiếng Anh cho từ mới:

- Tha hồ: as you choose, as much as one likes (tạm dịch: cứ làm nhƣ bạn

muốn)

Giáo trình cũng chƣa đề cập tới công thức tha hồ mà + tính từ với ý nghĩa

rất:

- Giờ này đi đá bóng thì tha hồ mà nóng! - Áo ấy tha hồ mà ấm

Lại một lần nữa phải nhấn mạnh rằng nếu sử dụng những câu có chứa quán ngữ tình thái này mà không có ngữ điệu thì nghe sẽ rất “cứng”, thậm chí “buồn cƣời” vì câu có tình thái mà lại không “biểu thái”.

Những trƣờng hợp quán ngữ tình thái là một tập hợp của những từ hƣ luôn

mang đến những khó khăn hay thắc mắc cho sinh viên nƣớc ngoài. Nếu sinh viên không thuần thục trong cách xử lí khi gặp quán ngữ tình thái thì chắc chắn thắc mắc là điều không thể tránh khỏi. Nhìn chung, chúng ta nên dùng thủ pháp biểu thức hóa hiện tƣợng ngữ pháp để giúp sinh viên dễ dàng hơn trong nhận biết các thành phần và hiểu nghĩa cũng nhƣ cách dùng quán ngữ tình thái. Trƣờng hợp quán ngữ tình thái hay sao mà là ví dụ. Đây là một quán ngữ tình thái có hình

thức là một tập hợp gồm ba thành tố, ba thành tố này đều là dạng hƣ từ. Vị trí của nó trong câu thƣờng ở giữa câu. Biểu thức ngữ pháp của nó là A hay sao mà

62

B trong đó B là một thực tế còn A đƣợc coi nhƣ là một giả thuyết nguyên nhân

của B:

- Cô ấy đang có chuyện gì hay sao mà trông buồn thế - Em chƣa làm bài tập hay sao mà có vẻ lúng túng thế

(Thực hành tiếng Việt C, tr. 168) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các trƣờng hợp trên, đang có một thực tế “buồn” của đối tƣợng “cô ấy” cũng nhƣ có một thực tế là đối tƣợng “em” đang “lúng túng”. Những sự thật “buồn”, “lúng túng” đó không thể thay thế đƣợc. Chúng đƣợc gọi là B. Ngƣời

nói đƣợc chứng kiến thực tế B và có thể đƣa ra ý kiến đƣợc coi là giả thuyết

nguyên nhân cho B, đó là A. Giả thuyết nguyên nhân A do chủ thể nói chủ động đƣa ra nên khá tự do miễn là đáp ứng đƣợc điều kiện là nguyên nhân(giả thuyết)

của B, ở đây là cô ấy đang có chuyện gì hay em chưa làm bài tập. Chúng ta cũng

có thể hoàn toàn thay thế yếu tố A bằng những giả thuyết khác một cách dễ dàng, ví dụ:

- Em đang thất tình hay sao mà trông buồn thế (giả thuyết nguyên nhân A: thất tình)

- Em bị bố mẹ mắng hay sao mà trông buồn thế (giả thuyết nguyên nhân A: bị bố mẹ mắng)

Tƣợng tự nhƣ vậy, ở trƣờng hợp còn lại, ta có:

- Em có vấn đề gì hay sao mà có vẻ lúng túng thế (giả thuyết nguyên nhân A: Em có vấn đề gì)

- Em thích anh ấy hay sao mà có vẻ lúng túng thế (giả thuyết nguyên nhân A: Em thích anh ấy)

63

Lỗi đồng âm cũng xảy ra với quán ngữ tình thái nhƣ chúng tôi đã mô tả với trƣờng hợp Ai bảo ở chƣơng Từ tình thái. Chúng ta xem trƣờng hợp quán ngữ

tình thái dƣới dạng một kết cấu không(chẳng) biết..là gì. Trong bối cảnh giao tiếp sau:

- Sinh viên: Dạo này thầy còn đi đá bóng không? - Giáo viên: Bận quá, chẳng biết bóng đá là gì! - Sinh viên(ngạc nhiên): Ơ football mà!

Nhƣ chúng ta đã biết, quán ngữ tình thái có tính cố định tƣơng đối cao, quan hệ giữa các thành tố nội bộ tƣơng đối vững chắc, nguyên khối, vì vậy chúng khó có khả năng cải biến xét trên bình diện ngữ pháp.

Thông thƣờng, không biết A là gì là một câu hỏi mà trong đó A là một khái niệm nào đó mà ngƣời hỏi chƣa biết:

- Em không biết từ này là gì?

- Em không biết cái này là gì?

- Em không biết “phát âm” là gì?

Chúng ta có ba câu trả lời tƣơng ứng để giải thích cho khái niệm A:

- Đây là từ “bút”!

- Đây là cái gạt tàn!

- “phát âm” là “pronunciation”!

Về mặt cảm quan, rất dễ nhận thấy không biết A là gì trong các trƣờng hợp trên là câu hỏi, còn ở trƣờng hợp không biết..là gì mà chúng tôi đã đề cập ở trên với tên gọi quán ngữ tình thái dƣới dạng một kết cấu tình hình lại khác. Nó ở cƣơng vị một câu trả lời chứ không phải câu hỏi, hơn nữa, với khả năng khó cải biến nên nếu Em không biết từ này là gì? Có thể nói Em không biết (hiểu) từ này

64

biết..là gì chúng ta lại không thể thay thế, chúng là những thành tố cố kết với nhau trong một công thức ngữ pháp không biết..là gì nhằm biểu thị chủ thể không đủ điều kiện chủ quan hay khách quan để thực hiện:

- Từ hôm viết luận văn, tôi chẳng biết ngủ trƣa là gì! (tôi không thể ngủ

trƣa đƣợc vì quá bận viết luận văn)

- Tuổi này thì chẳng biết mệt là gì! (ngƣời đƣợc nhắc đến có sức khỏe tốt vì đang còn trẻ, làm gì cũng không cảm thấy mệt mỏi)

Đặt trong ngữ cảnh thì chúng ta có thể phân biệt rõ ràng hơn với chu cảnh xung quanh nó (phân câu trƣớc hoặc sau, câu hỏi, câu trả lời..) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, trƣờng hợp không biết..là gì còn dễ bị nhầm với kết cấu không (chẳng) + động từ/tính từ (rồi)/(đây) là gì với ý nghĩa phản đối ý kiến khác và

khẳng định ý kiến của mình. Ví dụ: - Tôi chẳng trả tiền rồi là gì!

(với ý nghĩa đã trả tiền rồi, sao lại bảo chưa trả) - Thịt chẳng tƣơi đây là gì!

(với ý nghĩa thịt rất tươi, sao anh lại nói là không tươi)

Sự nhầm lẫn giữa các hiện tƣợng có âm gần giống nhau cũng là bình thƣờng với sinh viên nƣớc ngoài dù họ đã trải nghiệm khoảng 500 – 700 giờ học tiếng Việt và ở trình độ nâng cao. Điều quan trọng là sinh viên phải luôn thực hành trong lớp, thực hành với ngƣời bản ngữ trong các môi trƣờng khác nhau thì khả năng nắm bắt vấn đề mới đƣợc dần thuần thục.

c. Quán ngữ tình thái trong xã giao

Quán ngữ tình thái ngoài phân bố theo vị trí trong phát ngôn hay phân loại theo số lƣợng thành tố cấu tạo..thì còn có những tiêu chí với những mục đích

65

khác nhau. Chúng tôi tạm gọi mấy trƣờng hợp sau là quán ngữ tình thái trong xã giao.

Cách dùng của quán ngữ tình thái gọi là (thôi) cũng nhƣ vậy. Nếu nó đứng trƣớc hoặc sau động từ thì ý nghĩa của nó thƣờng để nhấn mạnh yếu tố hình thức, giảm tính chính thức, có ý nghĩa làm cho có, chƣa đủ:

- Chị không ăn đƣợc nhiều nhƣng cũng nên ăn gọi là một chút cho bố mẹ

vui lòng.

- Tôi mới đọc gọi là chứ chƣa có thời gian đọc kĩ quyển sách này (Thực hành tiếng Việt C, tr.103)

Trong trƣờng hợp điển hình sử dụng nhƣ một câu đƣa đẩy, có tính chất xã giao nhƣ lúc tặng quà, gọi là thôi mang ý nghĩa khiêm tốn, giảm nhẹ mức độ quan trọng:

- Tôi mới đi công tác về, gọi là có chút quà biếu bác (Thực hành tiếng Việt C, tr.104)

Khi sử dụng nhƣ vậy ngƣời nghe cũng có tâm lí đón nhận món quà một cách nhẹ nhàng hơn, hay nói cách khác là nó ít nhiều “bình thƣờng hóa” sự việc “tặng quà” đi.

Ở giáo trình Tiếng Việt nâng cao của Nguyễn Thiện Nam có nhắc đến một

trƣờng hợp là Trộm vía. Đây là một quán ngữ tình thái liên quan đến yếu tố

kiêng kị trong văn hóa của ngƣời Việt. Trộm vía thƣờng đƣợc sử dụng ở đầu hay cuối, thậm chí là giữa câu, sau chủ ngữ trong lời khen dành cho trẻ nhỏ. Nó có tính chất mê tín, để tránh “ma quỷ” làm hại đứa trẻ sau khi đƣợc khen:

- Chà, cháu kháu quá nhỉ, trộm vía

- Trộm vía, cháu kháu quá nhỉ

66

Đây là trƣờng hợp điển hình quán ngữ tình thái đứng đƣợc ở các vị trí phân bố khác nhau trong câu, làm giảm “cái xấu, cái không may mắn” hàm chứa trong lời khen giành cho trẻ. Trong khẩu ngữ của ngƣời trẻ hiện nay, cũng đã bắt đầu xuất hiện biến thể của cách nói này nhƣ:

- Dạo này, trộm vía béo ra đấy

- Trộm vía trông dạo này trẻ ra nhiều đấy

Lúc này trộm vía chỉ còn giữ đƣợc nét nghĩa dùng cho lời khen nhƣng đã mở rộng đối tƣợng ra tất cả mọi ngƣời chú không chỉ dùng cho trẻ nhỏ nhƣ trƣớc. Mục đích cũng thay đổi theo, nếu trƣớc đây sử dụng với mục đích kiêng kị thì nay đƣợc sử dụng với mục đích nói đùa.

Một trƣờng hợp nữa mà chúng tôi khảo sát là quý hóa quá và trăm sự nhờ +

ai

Giáo trình Thực hành tiếng Việt C, tr.126 có dẫn một ví dụ: - Dạ, bác sĩ còn nhớ đến tôi, thế là quý hóa quá rồi

Để giải thích cho cụm quý hóa quá chúng tôi sử dụng thủ pháp khá đơn giản là đồng nghĩa. Trong ví dụ trên quý hóa quá hoàn toàn có thể đƣợc thay thế bằng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tốt quá hay may mắn quá mà không làm thay đổi ý nghĩa của toàn câu. Nếu có

khác thì đúng nhƣ tính chất của yếu tố tình thái nói chung và quán ngữ tình thái nói riêng, quý hóa quá mang đậm yếu tố văn hóa xã giao trong khẩu ngữ, sử

dụng nó tạo cho ngƣời nghe cảm giác gần gũi hơn và “giỏi” hơn nếu đối tƣợng sử dụng là sinh viên nƣớc ngoài. Nó cũng có ý nghĩa “một chút khiêm tốn” “một

Một phần của tài liệu Phương pháp giảng dạy từ tình thái và quán ngữ tình thái cho sinh viên quốc tế ở trình độ nâng cao (Trang 60 - 71)