M ỤC LỤC
4.1.3. Một số kỹ thuật nuôi
4.1.3.1. Con giống
Qua kết quả điều tra, nguồn cá bóp giống chủ yếu được đánh bắt ngoài tự
nhiên. Cá giống thường có kích cở từ 18-20cm. Bảng 4.1: Kích cở cá giống STT Kích cở cá giống (cm) Số hộ nuôi Tỷ lệ (%) 1 <18 4 16 2 18-20 12 48 3 20-25 5 20 4 >25 4 16
Do nguồn giống được thu ngoài tự nhiên nên kích cở và số lượng cá giống
không ổn định. Số hộ thả giống có kích cở từ 18-20 cm chiếm tỷ lệ cao nhất
(48%), cở giống 20-25 cm (20%), cở giống nhỏ hơn 18 cm lớn hơn 25 cm (16%). Chất lượng cá giống ban đầu quyết định đến sự thành công hay thất bại
nhiễm bênh của cá. Cá bóp được thả trực tiếp vào lồng sau khi mua không qua xử lý hóa chất. Vì thế đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự phát
triển của dịch bệnh. Nguồn giống nhân tạo còn khang hiếm, chất lượng không ổn định nên ít được người dân tin dùng. Do đó cần có những giải pháp, nghiên cứu chuyên sâu về sản xuất giống từ các nhà khoa học nhằm ổn định nguồn
giống, đảm bảo chất lượng, góp phần phát triển nghề nuôi bền vững và lâu dài. Theo kết quả điều tra cá giống đánh bắt ngoài tự nhiên hiện nay chất lượng
không còn được đảm bao do cá bị trầy xước, xây xác dẫn đến chậm lớn hoặc
bị một số tác nhân như ký sinh trùng, vi khuẩn xâm nhập gây hại.
4.1.3.2. Thức ăn
Qua kết quả điều tra cho thấy, nguồn thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp đánh
bắt ngoài tự nhiên (Ướp lạnh). Thức ăn sau khi thu mua đươc sử dụng trực
tiếp cho ăn không qua quá trình xử lý. Nguồn thức ăn được sử dụng trong
ngày đối với những hộ có phương tiện đánh bắt tự phục vụ. Đối với những hộ
thu mua cá tạp từ các phương tiện đánh bắt khác, thức ăn đươc dự trử bằng cách ướp lạnh và sử dụng trong 3-4 ngày. Do quá trình cho ăn thức ăn không
qua xử lý, cá được ướp lâu ngày dễ ôi, thiu. Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ô nhiễm lồng bè và bùng phát bệnh.
Thay thế thức ăn cá tạp bằng thức ăn viên (Công nghiệp) là một trong những
giải pháp giúp người nuôi hạn chế được những rủi ro mà thức ăn cá tạp mang
lại. Nhà nước và các cơ quan chuyên trách cần có những biện pháp cụ thể về
thức ăn nhằm tăng cường hiệu quả nuôi, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ
sinh thái,…góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả cho người nuôi.
4.1.3.3. Biện pháp quản lý lồng bè
Qua khảo sát cho thấy hầu hết các hộ nuôi không sử dụng các biện pháp quản
lý chất lượng nước trong khu vực nuôi. Do vùng nuôi thường xuyên chịu ảnh hưởng của triều cường nên khó có biện pháp tối ưu để quản lý.
Bảng 4.2: Thời gian thay mới lồng nuôi
Stt Số hộ nuôi Thời gian thay (tháng/lần) Tỷ lệ (%)
1 2 3 4 6 11 3 5 1 1,5 2 Không thay 24 44 12 20
Theo kết quả điều tra cho thấy, số hộ nuôi tiến hành thay mới lồng nuôi chiếm
tỷ lệ cao (80%) so với số hộ không thay (20%). Trong đó, số hộ thay mới lồng
sau 1,5 tháng cao nhất (44%), kế đến là số hộ thay lồng sau 1 tháng (24%), sau 2 tháng nuôi (12%). Theo người nuôi cho biết: “lồng nuôi sạch giúp cá có màu
đẹp và sáng hơn những lồng bị ô nhiễm, xuất hiện nhiều rong, tảo, làm tăng
giá trị thương phẩm của cá”.
Trong quá trình nuôi, người nuôi thường lặn xuống dưới lồng để kiểm tra, tránh việc rách lưới lồng gây thất thoát cá ra ngoài môi trường.
4.1.4. Tình hình bệnh
Theo kết quả điều tra cho thấy, tình hình diển biến bệnh ngày càng phức tạp và gây ảnh hưởng không nhỏ đến nghề nuôi. Theo người nuôi cho biết “Thời gian
đầu khi nghề nuôi mới phát triển, bệnh chưa xuất hiện nhiều, những năm gần đây khi nghề nuôi phát triển nhanh, số hộ nuôi tăng, tình hình xuất hiện bệnh
cũng nhiều và gây thiệt hại lớn hơn”.
4.1.4.1. Một số bệnh trên cá bóp nuôi lồng bè
Bảng 4.3: Một số bệnh trên cá bóp nuôi lồng bè
Loại bệnh Triệu chứng bệnh Số hộ bệnh/tổng
số hộ khảo sát Tỷ lệ xuất hiện (%) Mù mắt Mắt lồi, đục, da nhợt nhạt, cá chậm lớn 25/25 100 Lở loét (ghẻ lở)
Trên cơ thể xuất hiện
nhiều vết lở loét, cá lờ đờ
18/25 72
Bệnh xuất
huyết
Vây ngực xuất huyết,
cá bỏ ăn, bơi lội chậm
chạp
16/25 64
Sán lá Cá bị trầy xước, bơi lội
bất thường, mất thân
bằng
10/25 40
Đốm trắng Trên cơ thể xuất hiện
nhiều đốm màu trắng
7/25 28 Xuất huyết đường ruột Bụng trương to, cá bỏ ăn 3/25 12
100 64 72 40 28 12 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1
Mù mắt Xuất huyết Lở loét Sán lá Đốm trắng Xuất huyết đường ruột
Hình 4.5: Tỷ lệ xuất hiện bệnh trên cá bóp ở Nam Du.
Cá bóp được biết đến là một trong những loài cá khỏe mạnh, lớn nhanh, ít dịch
hại, nhưng gần đây, khi nghề nuôi cá bóp thương phẩm phát triển, ảnh hưởng môi trường, biến đổi khí hậu, tình hình bệnh xuất hiện ngày càng nhiều và gây thiệt hại lớn.
Bệnh mù mắt có tỷ lệ xuất hiện cao nhất (100%), kế đến là bệnh lở loét (72%), bệnh xuất huyết (64%), bệnh sán lá (40%), bệnh đốm trắng (28%) và bệnh
xuất huyết đường ruột với tỷ lệ xuất hiện thấp nhất (12%).
Các bệnh do vi khuẩn có tần số xuất hiện cao nhất (67%), bệnh do ký sinh
trùng (33%). Kết quả điều tra không thấy sự xuất hiện của bệnh nấm và virus trên cá bóp.
a. Bệnh do vi khuẩn
Qua khảo sát cho thấy, tại địa bàn xuất hiện một số bệnh do vi khuẩn như: mù mắt, lở loét (ghẻ lở), xuất huyết, xuất huyết đường ruột…
Bệnh mù mắt: Bệnh có tỷ lệ xuất hiện cao nhất với 100% số hộ nuôi đều có
cá mắc bệnh nhưng theo những hộ nuôi cho biết, cá bóp mắc bệnh mù mắt
trong lồng nuôi chỉ khoảng 5% và không gây thiệt hại đáng kể. Dấu hiệu nhận
biết bệnh: Cá bị đục, mù mắt, màu da nhợt nhạt, cá chậm lớn, còi cọc. Theo Leaño et al. (2008), bệnh mù mắt do nhóm cầu khuẩn Streptococcus sp. gây ra. Theo một nghiên cứu khác của Nguyễn Trường Phúc (2011), cũng xác định
Streptococcus iniae là tác nhân gây ra bệnh mù mắt. Người nuôi khi phát hiện
cá bị mù mắt thì tiến hành loại bỏ cá bệnh khỏi lồng nuôi tránh lây nhiễm.
Bệnh lở loét: Là bệnh gây ra thiệt hại lớn nhất. Tỷ lệ cá nhiễm bệnh lở loét
gây chết đến 50% cá nuôi. Theo những người nuôi có cá bệnh cho biết, số cá
mắc bệnh trong lồng nuôi chỉ khoãng 5-10% tổng số cá nuôi, bệnh thường
xuất hiện vào giai đoạn thả giống, cá thu ngoài tự nhiên có dấu hiệu trầy xước,
có thể mang mầm bệnh. Tỷ lệ xuất hiện bệnh qua khảo sát là 72%. Dấu hiệu
nhận biết: Xuất hiện các vết lở loét trên thân và đuôi,bơi lội chậm chạp, chán ăn, cá chết sau đó vài ngày. Theo Liu et al. (2004) bệnh lở loét gây ra bởi các
vi khuẩn thuộc giống Vibrio với các tác nhân chủ yếu như: V. anguillarium, V.alginolyticus, V. vulnificus, V. parahaemoluticus, V. ordalii.v.v. Ngoài ra theo kết quả của Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I, ngoài các tác nhân do vi khuẩn Vibrio còn có các tác nhân gây bệnh thứ cấp như vi nấm và ký sinh trùng.
Bệnh xuất huyết: Theo kết quả điều tra bệnh xuất hiện với tỷ lệ khoảng 64%, cá mắc bệnh có tỷ lệ chết lên đến 70%. Dấu hiệu nhận biết: Cá lờ đờ, xuất
huyết ở vây ngực, vây đuôi, chán ăn và có thể chết nếu bệnh nặng. Người nuôi thường loại bỏ cá bệnh sau khi phát hiện tránh lây lan. Theo Leaño et al.
(2008), bệnh xuất huyết do nhóm vi khuẩn Streptococcus sp. gây ra.
Bệnh xuất huyết đường ruột: tỉ lệ xuất hiện là 12%, cá bệnh có dấu hiệu như: Chán ăn, chậm lớn, bụng trương to, mổ cá phát hiện bên trong có dịch
nhày, xuất huyết nội quan. Theo Liu et al. (2004), xác định Vibrio haveyi là tác nhân gây xuất huyết đường ruột ở cá bóp.
Kết quả so sánh với thông tin thu thập được từ Chi Cục Nuôi Thủy Sản và Cục
Thú Y tỉnh Kiên Giang, bệnh mù mắt trên cá bóp qua khảo sát có tỷ lệ xuất
hiện cao hơn là 100% so với 86%, bệnh lở loét có tỷ lệ thấp hơn là 72% so với
85%, và bệnh xuất huyết cũng có tỷ lệ thấp hơn là 64% so với 84%. (Phụ Lục
5)
Hiện nay các bệnh xuất hiện trên cá bóp vẫn chưa có thuốc đặc trị, phòng bệnh
vẫn là phương pháp chủ yếu. Người nuôi thường áp dụng một số biện pháp
phòng bệnh như: thả cá với mật độ thích hợp, loại bỏ cá bị trầy xước, xây xác,
loại bỏ cá khi thấy xuất hiện bệnh, vệ sinh và thay lưới lồng nuôi, đặc biệt
quan sát và theo dõi cá vào các tháng có dịch bệnh xuất hiện nhiều, thời gian
chuyển mùa,… Hiện nay việc sử dụng thức ăn công nghiệp thay thế thức ăn cá
tạp còn khá nhiều hạn chế, do Việt Nam chưa có nhiều loại thức ăn phù hợp cho cá bóp, người nuôi thường sử dụng cá tạp cho ăn không qua xử lý, do quá
trình trữ cá có thể lên đến 3-4 ngày, thức ăn bị ôi, thiu một trong những
nguyên nhân dẫn đến bệnh trên cá bóp. Vì thế thức ăn là vấn đề cấp bách cần
giải quyết cho nghề nuôi. Các tổ chức, cơ quan nhà nước cần tiến hành tìm kiếm, kiểm tra cũng như đưa thức ăn công nghiệp đảm bảo chất lượng đến
người nuôi. Tuyên truyền, phát động người nuôi thay mới từ sử dụng thức ăn tươi sống thành thức ăn công nghiệp, đưa ra những hạn chế mà thức ăn tươi
sống gây ra và những ưu điểm mà thức ăn công nghiệp mang đến.
Do số hộ nuôi ngày càng nhiều, môi trường ngày càng ô nhiễm và tác động
biến đổi khí hậu. Tình hình dịch bệnh ngày càng trở nên phức tạp. Trong đó
bệnh do vi khuẩn là một trong những bệnh nguy hiểm có thể gây chết đến 90%
nếu không được phát hiện. Bệnh không gây thiệt hại lớn nếu phát hiện và xử
lý kịp thời.
Kết quả khảo sát, bệnh xuất hiện trên cá bóp với tỷ lệ nhiễm thấp hơn so với
các mô hình nuôi cá tra, tôm sú, điều hồng…
Tình hình bệnh ngày càng diễn biến phúc tạp và tăng nhanh trong thời gian
gần đây. Môi trường ô nhiễm, sự tăng nhanh các hộ nuôi càng làm dịch bệnh
phát triển và gây thiệt hại cho nghề nuôi cá bóp nói riêng và nghề nuôi cá lồng
bè nói chung. Bệnh do vi khuẩn xuất hiện trong suốt quá trình nuôi với tần số
xuất hiện khác nhau và theo xu hướng năm sau nhiều hơn năm trước. Bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn cá giống, thời điểm chuyển giao mùa,…vì thế
cần áp dụng những biện pháp phòng và trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra cần định hướng phát triển và quy hoạch lại vùng nuôi hợp lý để phát triển một cách bền
vững nghề nuôi.
b. Bệnh do ký sinh trùng
Theo kết quả điều tra, bệnh ký sinh trùng xuất hiện trên cá bóp như: sán lá, đốm trắng,...cá bị nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ thấp, ít gây hại hơn so với
bệnh do vi khuẩn. Bệnh ký sinh trùng thường làm cá gầy yếu, hoạt động chậm
chạp, giảm giá trị thương phẩm của cá nuôi. Bệnh do sán lá chiếm tỷ lệ cao
nhất (40%), kế đến là đốm trắng (28%). Theo những hộ nuôi cho biết, bệnh
xuất hiện trong suốt quá trình nuôi, khi môi trường nuôi bị ô nhiễm bệnh có tỷ
lệ xuất hiện cao và tần số xuất hiện lớn hơn.
So sánh với thông tin thu thập được từ Chi Cục Nuôi Thủy Sản và Cục Thú Y
tỉnh Kiên Giang, bệnh sán lá trên cá bóp qua khảo sát có tỷ lệ xuất hiện thấp hơn là 40% so với 76%, bệnh đốm trăng là 72% so với 85%, và bệnh xuất
huyết cũng có tỷ lệ thấp hơn là 28% so với 53%. (Phụ Lục 5)
Theo McLean et al. (2008), bệnh sán lá thường gây hại trên cá bóp thương
phẩm, chúng ký sinh trên da, vây, mang và kết dính với vật chủ thông qua các móc nằm ở cuối cơ thể .
Theo B. Williams andWilliams (2006), bệnh đốm trắng trên cá bóp do ký sinh trùng đơn bào trùng lông (Cryptocaryon iritans) gây ra.
Theo Nguyễn Thị Thu Hằng (2009), bệnh do ký sinh trùng gây tác hại ở nhiều
mức độ khác nhau, nhìn chung chúng làm cá chậm lớn, giảm sức đề kháng, cá
có thể chết nếu cường độ nhiễm cao. Mật độ nuôi dày, môi trường nuôi ô
nhiễm tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát triển và gây hại cho cá nuôi.
Bệnh ký sinh trùng xuất hiện quanh năm và kéo dài suốt quá trình nuôi. Cá
thường mắc bệnh ở giai đoạn đầu khi mới bắt đầu thả nuôi. Do cá được đánh
bắt ngoài tự nhiên và không được xử lý hóa chất trước khi thả nuôi nên có thể
mang mầm bệnh và rây hại cho cá. Bệnh thường xảy ra lúc giao mùa (Tháng 4-5), lúc mới bắt đầu thả nuôi (Tháng 7-9), môi trường nước bị ô nhiễm, lồng nuôi đống nhiều rong, tảo chưa được vệ sinh. Cá bệnh ít ăn, bơi lội không định hướng, và gây chết cá.
Biện pháp quản lý lồng, bè và môi trường nuôi rất quan trọng, thường xuyên kiểm tra lồng nuôi nhằm kịp thời phát hiện khi thấy xuất hiện các dấu hiệu
bệnh. Quy hoạch vùng nuôi hợp lý và quản lý lồng nuôi vẫn là biện pháp hàng
đầu nhằm ngăn chặn dịch bệnh.
c. Mức độ thiệt hại mà bệnh gây ra
Mức độ thiệt hại của bệnh do vi khuẩn theo kết quả điều tra gây ra từ 15-20%, bệnh ký sinh trùng từ 5-10%.
4.2. Thuốc và hóa chất sử dụng
Qua khảo sát, hơn 90% người nuôi cá bóp không sử dụng hóa chất trong suốt
quá trình nuôi. Phần lớn hộ nuôi cho biết do điều kiện cũng như kiến thức về
sử dụng thuốc, hóa chất, địa bàn chưa có cửa hàng vật tư dành cho thủy sản, xa đất liền,... nên vấn đề sử dụng hóa chất ít được quan tâm và biết đến.
Qua khảo sát, có 52% hộ nuôi không sử dụng kháng sinh và 48% hộ nuôi sử
dụng kháng sinh trong thời gian nuôi.
Bảng 4.4: Tình hình sử dụng các loại kháng sinh trên cá bóp
Tên chất Số hộ nuôi sử dụng Tỷ lệ sử dụng (%)
Rifamicin 7 28
Oxytetracyclin 6 24
Streptomycin 5 20
Tetracyclin 5 20
Các loại kháng sinh thường được sử dụng: tetracycline, streptomycin, rifamicin, oxytetracyclin. Trong đó nhóm kháng sinh được sử dụng nhiều nhất
là rifamicin 28%, oxytetracyclin 24%, streptomycin 20% và tetracyclin 20%. Nhìn chung số lượng kháng sinh sử dụng trong mô hình nuôi cá bóp vẫn còn ít
hơn so với nuôi cá tra thâm canh. Theo kết quả của Nguyễn Tấn Duy Phong,
(2008), số lượng kháng sinh dùng trong nuôi cá tra là 22 loại của 8 nhóm được
sử dụng.