Tình hình nhiễm từng loài noãn nang cầu trùng tại 2 trại

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm cầu trùng gà ở các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp tại huyện giồng riềng tỉnh kiên giang (Trang 51 - 52)

Sau khi đã xác định được thành phần các loài noãn nang cầu trùng tại 2 trại chúng tôi tiếp tục xác định tỷ lệ nhiễm của các loài noãn nang cầu trùng gà theo lứa tuổi, kết quả thu được như sau:

Bảng 12: Tỷ lệ nhiễm các loài cầu trùng trên gà theo tuần tuổi

Loài

Nhiễm

chung Nhiễm theo lứa tuổi (tuần)

SMN TLN (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TLN (%) TLN (%) TLN (%) TLN (%) TLN (%) TLN (%) TLN (%) TLN (%) TLN (%) E. acervulina 199 47,84 - - - 40,00 35,53 44,26 68,33 48,15 33,33 E. tenella 158 37,98 - - - 32,31 59,21 44,26 43,33 44,44 43,86 E. maxima 262 62,98 - - 100 30,78 47,37 78,69 71,67 66,67 85,71 E. necatrix 126 30,29 - - - - 44,74 34,43 26,67 33,33 28,57

Chú thích: SNM: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm.

Từ bảng trên cho thấy tỷ lệ nhiễm của 4 loài noãn nang cầu trùng như sau: tỷ lệ nhiễm cao nhất là E. maxima (62,98%) kế đến lần lượt là, E. acervulina (47,84%), E. tenella (37,98%), E. necatrix (30,29%).

Ở tuần tuổi thứ 3 đàn gà chỉ nhiễm 1 loài noãn nang là E. maxima, Thực tế, qua công tác lấy mẫu chúng tôi thấy ở giai đoạn này đàn gà không biểu hiện triệu chứng bệnh cầu trùng. Kết quả này phù hợp với một số tác giả như Calnek, B.W.(1997), Nguyễn Hữu Hưng (2008) cho rằng E.maxima, gây bệnh ở mức trung bình nhẹ, nếu nhiễm ít và cường độ thấp không biểu hiện triệu chứng bệnh.

Tuần tuổi thứ 4 ta thấy đàn gà nhiễm cầu trùng với 3 trên 4 loài noãn nang cầu trùng được xác định, đó là E. acervulina (40,00%), E. tenella

(32,31%), E.maxima (30,78%),trong đó loài E. tenella là loài có độc lực mạnh hơn so với 3 loài còn lại.

42

Từ tuần tuổi thứ 5 đến tuần tuổi thứ 9 thì đàn gà bị nhiễm cả 4 loài noãn, có thêm 1 loài độc lực mạnh đó là loài E. necatrix. Lúc này đàn gà bị nhiễm cả 4 loài cầu trùng nên có những biểu hiện triệu chứng của bệnh cầu trùng như ủ rũ, ít vận động, cánh rũ, lông xù, gà kém ăn hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, đi phân lỏng lúc đầu có nhầy màu nâu vàng, sau chuyển thành sáp nâu hoặc có lẫn máu… tuy đàn gà bị nhiễm nhiều loài cầu trùng nhưng 2 trại đã kịp thời điều trị như cho gà ăn loại thức ăn trị cầu trùng có mã số 511FZ18 và sử dụng thuốc trị cầu trùng ESB3. Tuy những tuần sau đó như tuần thứ 6, tuần thứ 7, tuần thứ 8 và tuần thứ 9 đàn gà vẩn còn nhiễm cả 4 loài noãn nang cầu trùng gà nhưng tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ở cả 2 trại đều giảm cụ thể như sau: trại 1 tỷ lệ nhiễm tuần thứ 6 là 33,33%, tuần thứ 7 và tuần thứ 8 là 26,67%, tuần thứ 9 là 22,22%. Trại 2 tỷ lệ nhiễm tuần thứ 6 là 25%, tuần thứ 7 và tuần thứ 8 là 22,5%,tuần thứ 9 là 21,25%. Về cường độ nhiễm thì ở cả 2 trại trong những tuần này đều ở mức thấp chỉ ở mức 1 (+) và 2 (++).

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm cầu trùng gà ở các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp tại huyện giồng riềng tỉnh kiên giang (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)