Tuần tuổi SMKT SMN TLN (%) Cường độ nhiễm 1+ TLN (%) 2+ TLN (%) 3+ TLN (%) 4+ TLN (%) 1 80 0 00,0 - - - - - - - - 2 80 0 00,0 - - - - - - - - 3 90 33 36,67 31 93,94 2 6,06 - - - - 4 90 46 51,11 18 39,13 18 39,13 7 15,22 3 6,52 5 90 61 67,78 5 8,20 19 31,15 25 40,98 12 19,67 6 90 30 33,33 20 66,67 10 33,33 - - - - 7 90 24 26,67 24 100 - - - - - - 8 90 24 26,67 24 100 - - - - - - 9 90 20 22,22 19 95,00 1 5,00 - - - - Tổng 790 238 30,13 141 59,24 50 21,01 32 13,45 15 6,30 Bảng 6: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng tại trại 2
Tuần tuổi SMKT SMN TLN (%) Cường độ nhiễm 1+ TLN (%) 2+ TLN (%) 3+ TLN (%) 4+ TLN (%) 1 70 0 0,00 - - - - - - - - 2 70 0 0,00 - - - - - - - - 3 80 22 27,50 20 90,91 2 9,09 - - - - 4 80 34 42,50 10 29,41 20 58,82 4 11,76 - 5 80 49 61,25 9 18,37 11 22,45 20 40,82 9 18,37 6 80 20 25,00 11 55,00 9 45,00 - - - - 7 80 18 22,50 16 88,89 2 11,11 - - - - 8 80 18 22,50 15 83,33 3 16,67 - - - - 9 80 17 21,25 16 94,12 1 5,88 - - - - Tổng 700 178 25,43 97 54,49 48 27,00 24 13,48 9 5,06
Chú thích: SMKT: số mẫu kiểm tra, SNM: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm.
Bảng 5 và bảng 6 cho thấy tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng gà của trại 1 qua các tuần tuổi luôn cao hơn so với trại 2. Điều này chứng tỏ môi trường của trại nuôi ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng
34
của đàn gà, vì 2 trại có cùng kiểu nuôi là chuồng hở, cùng giống gà tam hoàng, cùng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng của công ty CP.
Qua 2 bảng cho thấy, ở 2 tuần tuổi đầu của 2 trại, đàn gà không bị nhiễm cầu trùng, do giai đoạn này đàn gà của 2 trại đều trong giai đoạn úm nên nhiệt độ trong trại úm cao (33-350C), được chăm sóc tốt (vệ sinh máng ăn máng uống thường xuyên) và lượng phân do gà thải ra còn ít nên nền chuồng còn khô và sạch.
Bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 cả 2 trại đều bị nhiễm cầu trùng. Trại 1 nhiễm 36,67%, trại 2 nhiễm 27,50%, tuy tỷ lệ nhiễm khá cao nhưng cường độ nhiễm của cả 2 trại thấp chỉ nhiễm ở cường độ 1(+) và 2 (++), mà tỷ lệ nhiễm ở cường độ 1 (+) là chủ yếu ( tỷ lệ 1 (+) ở trại 1 là 93,94%, trại 2 là 90,91%). Do lúc này lượng phân của đàn gà thải ra lớn và nhiệt độ không còn cao như trong giai đoạn úm nên nền chuồng ẩm ướt, có mùi hôi đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh cầu trùng gà tồn tại và phát tán nhanh. Điều này phù hợp với kết quả của Phạm Sĩ Lăng – Phan Địch Lân (2002) cho rằng điều kiện chuồng nuôi và môi trường nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà tồn tại và lưu hành lâu dài.
Tuần tuổi thứ 4 tỷ lệ nhiễm cầu trùng tăng ở cả 2 trại (trại 1 là 51,11%, trại 2 là 42,5%) về cường độ nhiễm cũng ở tại 2 trại đều tăng nhưng trại 1 có cường độ nhiễm cao hơn so với trại 2, cụ thể như sau: tại trại 1 lúc này đã xuất hiện cường độ nhiễm ở mức 3(+++) là 15,22% và mức 4 (++++) là 6,52% nhưng ở trại 2 chỉ mới xuất hiện cường độ ở mức 3 (+++) là 11,76% (thấp hơn so với mức 3 (+++) của trại 1). Tuần tuổi thứ 5 là tuần có tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cao nhất ở cả 2 trại, lúc này ở cả 2 trại đều có cường độ nhiễm ở mức 3 (+++) và 4 (++++). Ở trại 1 tỷ lệ 3 (+++) là 40,98%, 4 (++++) là 19,67%. Ở trại 2 tỷ lệ 3 (+++) là 40,82%, tỷ lệ 4 (++++) là 18,37%. Tỷ lệ nhiễm ở trại 1 là 67,78%, trại 2 là 61,25%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Văn Năm (2003) cho rằng bệnh cầu trùng thường xuyên xảy ra trên đàn gà nằm trong độ tuổi từ 10 đến 90 ngày tuổi nhưng nặng nhất là ở gà con giai đoạn từ 18 đến 45 ngày tuổi. Lúc này đàn gà có biểu hiện của bệnh cầu trùng như ủ rủ, ít vận động, 2 cánh xà xuống, lông xù, gà kém ăn hoặc bỏ ăn, uống nước nhiều, đi phân lỏng lúc đầu có nhầy màu nâu vàng, sau chuyển thành sáp nâu hoặc có lẫn máu…nên cả 2 trại đã sử dụng thuốc trị cầu trùng ESB3 với liều là 1,5kg/1500 lít nước, kèm với cho sử dụng thức ăn điều trị cầu trùng có mã số 511FZ18 liên tiếp trong 3 ngày.
Do trại đã dùng thuốc nên tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng đã giảm rõ rệt cụ thể như sau: trại 1 tỷ lệ nhiễm giảm còn 33,33%, cường độ
35
nhiễm không còn ở mức 3 (+++) và 4 (++++), chỉ ở mức 1 (+) là 66,67%, mức 2 (++) là 33,33%. Trại 2 tỷ lệ nhiễm còn 25%, cường độ nhiễm ở mức 1 (+) là 55% mức 2 (++) là 45%. Và tỷ lệ nhiễm cùng cường độ nhiễm giảm dần trong các tuần còn lại ở cả 2 trại. Điều này chứng tỏ tác dụng của việc điều trị của cả 2 trại là có hiệu quả tốt.