Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm cầu trùng gà ở các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp tại huyện giồng riềng tỉnh kiên giang (Trang 31)

3.3.1 Phương pháp lấy mẫu

Mẫu phân được lấy kiểm tra phải mới, được lấy ở từng cụm dọc theo dãy chuồng, bao quát khắp chuồng, đảm bảo tính ngẫu nhiên. Mỗi mẫu khoảng 3-5 gram cho vào túi nylon ghi kí hiệu (địa điểm, lứa tuổi, tình trạng phân, ngày tháng lấy mẫu), mẫu vừa lấy xong được bảo quản trong thùng có nước đá khô. Mẫu phân phải được kiểm tra trong vòng 2 đến 3 ngày sau khi lấy. Trong thời gian chờ kiểm tra, mẫu phải được bảo quản lạnh 5-100

C. Phân được lấy theo tỷ lệ 1% số gà nuôi trong chuồng. Mẫu được kiểm tra tại phòng Ký sinh trùng, bộ môn Thú Y, khoa Nông Nghiệp & Sinh Học Ứng Dụng.

3.3.2 Phương pháp kiểm tra phân tìm noãn nang

a. Phương pháp phù nổi của Willis

Mục đích : xác định tỷ lệ nhiễm cầu trùng.

Tỷ lệ nhiễm = Số mẫu nhiễm x 100 Số mẫu kiểm tra

Nguyên tắc

Dựa trên sự chênh lệch về tỉ trọng. Dung dịch NaCl bảo hòa có tỉ trọng lớn hơn tỉ trọng của noãn nang cầu trùng, nên noãn nang nổi lên trên bề mặt dung dịch.

22

Cho một lượng mẫu phân khoảng 2 - 3 gram vào lọ peni sạch. Cho tiếp dung dịch NaCl bảo hòa đến 2/3 lọ.

Dùng que khuấy phân tan đều.

Tiếp tục cho dung dịch NaCl bảo hòa gần đến miệng lọ. Dùng kẹp vớt bỏ vỏ trấu, xác bả nổi trên bề mặt dung dịch.

Cho dung dịch NaCl bảo hòa đến đầy lọ (tạo thành một vòng cong trên miệng lọ).

Đậy lá kính lên miệng lọ, để yên 10-15 phút

Dùng kẹp gấp lá kính để lên phiến kính và quan sát dưới kính hiển vi ở độ phóng đại 100- 400X.

Hình 6: Thực hiện tiêu bản phù nổi và xem kết quả dưới kính hiển vi

b. Phương pháp Mac-Master

Mục đích: Tính số lượng noãn nang cầu trùng trong 1gram phân. Các bước tiến hành:

Cho dung dịch NaCl bảo hòa vào ống đong đến vạch 42ml.

Cho mẫu phân vào ống đong đến vạch 45ml (tương đương 3 gram phân). Cho 10-15 viên bi sắt vào ống đong và lắc đều để phân tán đều mẫu. Dùng ống hút, hút dung dịch trong ống đong cho vào 2 buồng đếm, để yên 5 – 10 phút.

23

Đặt buồng đếm lên kính hiển vi xem ở độ phóng đại 100X và đếm số lượng noãn nang cầu trùng có trong 2 buồng đếm.

X =

n1 + n2

x 100

2

X: số lượng noãn nang cầu trùng trong 1gram phân.

n1, n2: số noãn nang cầu trùng đếm được trong 2 buồng đếm.

Cường độ nhiễm: sau khi tính số noãn nang có trong 1 gram phân, chúng tôi chia thành các mức độ nhiễm như sau:

Cường độ 1+: số lượng dưới 1000 noãn nang/1 gram phân Cường độ 2+: số lượng từ 1000 – 5000 noãn nang/1 gram phân Cường độ 3+: số lượng từ 5000 – 20000 noãn nang/1 gram phân Cường độ 4+: số lượng trên 20000 noãn nang/1 gram phân

(Jordan A, Caldwell DJ, Klein J, Coppedge J, Pohl S, Fitz – Coy S, Lee JT, 2011).

Hình 7: Phương pháp Mac-Master kiểm tra cường độ nhiễm

3.3.3. Phương pháp nuôi cấy noãn nang

Theo dõi thời gian sinh bào tử của noãn nang cầu trùng trong môi trường Bichromate kali 2,5% để xác định thời gian sinh bào tử của noãn nang.

Các bước tiến hành

- Kiểm tra mẫu phân xác định cường độ nhiễm, nếu cường độ nhiễm cao mẫu phân này được thực hiện nuôi cấy.

- Cho vào cốc 3 gram mẫu phân được chọn nuôi cấy, thêm 50ml nước. - Khuấy đều, lọc qua rây 81 ô/cm2.

24

- Dung dịch sau lọc cho vào cốc 500ml, thêm nước đến vạch 500ml, để yên 5-10 phút (cho noãn nang lắng xuống đáy).

- Bỏ phần nước trong, phần cặn cho vào ống nghiệm đem ly tâm với tốc độ 1500 vòng/phút.

- Lấy ra, bỏ phần nước trong, phần cặn cho vào dĩa Petri.

- Tiếp tục cho dung dịch Bichromate kali 2,5% vào, để yên ở nhiệt độ phòng.

- Sau 12 giờ nuôi cấy, cứ 2 giờ kiểm tra và quan sát dưới kính hiển vi 1 lần ghi nhận thời gian sinh bào tử.

Hình 8: Phương pháp nuôi cấy noãn nang xác định thời gian sinh bào tử

3.3.4 Phương pháp xác định một số đặc điểm bệnh lý ở gà mắc bệnh cầu trùng cầu trùng

Tiến hành mổ khám những gà mới chết và gà bệnh có biểu hiện triệu chứng lâm sàng của bệnh cầu trùng nhằm xác định bệnh tích, mức độ tổn thương, vị trí tổn thương để phân loại cầu trùng gây bệnh. Áp dụng phương pháp mổ khám từng phần của Viện sĩ Skrjabin. Mổ khám phải tiến hành nhanh, dùng dao, kéo sạch và sắc, vùng lấy mẫu phải ở vị trí tiếp giáp giữa vùng lành và vùng biến đổi bệnh tích. Ghi nhận và chụp hình bệnh tích

3.3.5 Phương pháp định danh phân loại

Tiến hành định danh phân loại theo khoá phân loại của Eckert (1995), dựa vào đặc điểm như sau:

- Đặc điểm hình thái cấu tạo: đặc điểm vỏ, màu sắc của noãn nang, hình dáng của noãn nang được thực hiện qua phương pháp phù nổi theo Willis và được xem qua kính hiển vi X10 và X40.

25

- Thời gian hình thành bào tử: noãn nang được nuôi cấy trong môi trường Bicromate kali 2,5% ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghệm.

- Đo kích thước noãn nang bằng thước trắc vi thị kính.

Ghi nhận toàn bộ kết quả thu được sau đó so sánh với số liệu trên lý thuyết và rút ra kết luận.

3.3.6 Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng trắc nghiệm 2

của phần mềm Minitab. - Dùng trắc nghiệm T và F để so sánh trung bình cường độ nhiễm. - Dùng phần mềm Excel để tính sai số của số trung bình.

26

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan về địa điểm điều tra 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1 Điều kiện tự nhiên

Hình 9: Bản đồ tỉnh Kiên Giang

(Nguồn: http://tinhdoankiengiang.org.vn/aboutkg.php?idcate=6)

Vị trí địa lý-đặc điểm địa hình

Kiên Giang nằm ở phía tây nam của Việt Nam, thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có địa hình đa dạng, bờ biển dài, nhiều sông núi và hải đảo. Phía bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 56,8km, phía nam giáp tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu, phía đông và đông nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, phía tây giáp Vịnh Thái Lan.

Khí hậu

Kiên Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Mưa, bão tập trung vào từ tháng 8 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình hàng năm là 2.146,8mm. Tổng lượng bức xạ trong năm từ 120 - 130 kcal/cm2. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26,40C đến 280C, tháng lạnh nhất là tháng 12; không có hiện tượng sương muối xảy ra. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là vào cuối mùa mưa. Điều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Giang có những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác ở vùng ĐBSCL không có được như: ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng.

27 Diện tích: 270 km2.

Dân số: 130.000 người.

Phía Tây giáp Rạch Giá, phía Bắc giáp Tân Hiệp, phía Nam giáp huyện An Biên và Giồng Riềng, phía Đông giáp huyện Gò Quao.

Trung tâm là thị trấn Minh Lương và các xã: Mong Thọ, Mong Thọ A, Mong Thọ B, Thanh Lộc, Giục Tượng, Vĩnh Hoà Hiệp, Bình An, Minh Hoà. Vào ngày 01 tháng 4 năm 2005 xã Vĩnh Hoà Hiệp đã được chia tách thành 02 xã đó là xã Vĩnh Hoà hiệp và xã Vĩnh Hoà Phú nâng tổng số xã trong toàn huyện lên tổng cộng là 09 xã.

Tình hình chăn nuôi ở tỉnh Kiên Giang Bảng 2: Tổng số lượng đàn gà ở tỉnh Kiên Giang

Năm 2008 2009 2010 2011 2012

Tổng đàn

gà (con) 1.734.000 2.074.000 2.659.000 2.125.000 2.214.000

(theo cục thống kê tỉnh Kiên Giang, 2012)

Hình 10: Biểu đồ thống kê tổng đàn gà tại tỉnh Kiên Giang từ năm 2008 đến 2012

Theo biểu đồ tổng đàn gà thống kê từ năm 2008 đến 2012, số lượng đàn gà trong giai đoạn 2008-2009 tổng đàn gà tăng 340 nghìn con, giai đoạn 2009- 2010 tổng đàn gà tăng gần 585 nghìn con, giai đoạn 2010-2011 tổng đàn gà giảm 534 nghìn con giảm do sự bùng phát của dịch cúm gia cầm gây nên. Đến giai đoạn 2011-2012, khi mà dịch cúm đã được khống chế thì tổng đàn tăng 89 nghìn con.

28

Đàn gà của tỉnh được nuôi chủ yếu tập trung nhiều tại các huyện thuộc vùng Tây sông Hậu, nơi có nguồn nước ngọt quanh năm và rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp. Nuôi theo hình thức tập trung quy mô công nghiệp không nhiều, phần lớn là nuôi nhỏ lẻ.

Toàn tỉnh hiện có 8 trại nuôi gà quy mô công nghiệp với số lượng tổng đàn cao, chủ yếu là nuôi gà thịt, tập trung tại các huyện Giồng Riềng (có 3 trại), Châu Thành (có 3 trại) và Hòn Đất (có 2 trại). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại huyện Giồng Riềng ở 2 trên 3 trại của huyện. Mỗi năm xuất chuồng 3-4 lứa/năm, sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh.

4.1.2 Tình hình chăn nuôi tại các cơ sở thí nghiệm

a. Tình hình chuồng trại

- Vị trí: Hai trại cùng nằm trên một khu vực, hai trại cách nhau khoảng 70m và cách lộ chính khoảng 14m.

- Chuồng trại: Kiểu trại hở, mái lợp lá, trước cửa trại có hố sát trùng với dung dịch benkocid được thay mỗi ngày, phía trước chuồng nuôi là kho chứa thức ăn, thuốc, những dụng cụ liên quan và sổ số liệu chăn nuôi (số ngày tuổi, số thức ăn, số gà chết, thuốc, liều lượng trong ngày). Bên trong chuồng nuôi thì nền trấu dày khoảng 5cm, hệ thống máng ăn-máng uống bán tự động.

29

b. Chăm sóc nuôi dưỡng

- Thức ăn: sử dụng thức ăn do công ty CP phối trộn cụ thể như sau: Gà trong giai đoạn 1-15 ngày tuổi ăn thức ăn mã số 510, 15-21 ngày tuổi ăn thức ăn mã số 511AF, 21-7 trước khi xuất chuồng ăn thức ăn mã số 511F và 511FZ18, 7 ngày trước khi xuất chuồng ăn thức ăn mã số 513F. Trong đó thức ăn mã số 511FZ18, là loại đã có phối trộn sẵn một số thuốc phòng trị bệnh cầu trùng như: Diclazuril (1 mg/kg thức ăn) hoặc Avilamycin (10 mg/kg thức ăn)… Chỉ sử dụng trong trường hợp đàn gà có triệu chứng bị nhiễm cầu trùng.

Hình 12: Kho chứa thức ăn

- Nước uống sử dụng hệ thống giếng nước khoang qua xử lý: lọc qua than đá  qua 2 lần lọc, dùng chlorine B sát trùng. Nước được hệ thống ống dẫn từ bồn lọc đến hệ thống máng uống tự động trong chuồng. Máng uống tự động trong chuồng mỗi ngày được vệ sinh 2 lần ( buổi sáng và nuổi chiều).

- Công việc hằng ngày:

+ Trong giai đoạn gà từ 7-35 ngày nền trấu được đảo từ 2 đến 3 lần. + Mỗi buổi sáng công nhân đi thu gom và ghi nhận số lượng gà chết. + Cách 7 ngày công nhân sẽ cân trọng lượng gà ( khoảng 30-40 con, bắt cân ngẫu nhiên).

30

Hình 13: Bảng ghi số liệu hàng ngày tại trại

c. Công tác thú y

- Gà trước khi nhập vào trại đã được tiêm phòng dịch tả (ND và NDK). - Mỗi dãy chuồng đều có ô cách ly để nhốt gà còi, gà bệnh.

- Trước cổng ra vào và cửa chuồng đều có hố sát trùng sử dụng dung dịch benkocid.

- Trong giai đoạn nuôi không được sát trùng chuồng trại - Công tác vệ sinh sau khi xuất gà:

+ Toàn bộ trấu độn chuồng được thu gom để bán.

+ Chuồng nuôi và khu vực xung quanh được quét dọn sạch, rải vôi, phun thuốc sát trùng (chloramin B) và bỏ trống 2 tuần. Trước khi thả gà 3- 4 ngày chuồng được phun thuốc sát trùng lần 2 (chloramin B) và đổ trấu mới vào.

31 Bảng 3: Quy trình phòng bệnh. Tuổi (ngày) Loại thuốc/

vaccine Phương Pháp Liều (cho 1000

gà) Phòng bệnh 0 ND (C-2) NDK (ND Killed) Phun (ở nhà máy ấp) Tiêm dưới da cổ (ở nhà máy ấp) 1000 liều 1000 liều Dịch tả Dịch tả 1 ND Avinew Nhỏ mắt 1000 liều Dịch tả 1-5 Tylosin 100%

Pha nước uống. Trong 3 giờ/ngày (buổi sáng) 110mg/kg thể trọng (45g/1000 con) Đường hô hấp Amoxy– colistin–10%

Pha nước uống. Trong 3 giờ/ngày (buổi sáng) 25mg/kg thể trọng (12g/1000 con) Đường tiêu hóa 6 IB 4/91 + IB H120 H5N1 Nhỏ mắt. Tiêm dưới da cổ 5000 liều/lọ Liều 0.3 ml/con Viêm phế quản truyền nhiễm Cúm gà 8-10 Gentaviolet Pha nước uống trong

2 giờ 100ml/80 lít nước Phòng bệnh nấm diều 12 IBD (Ceva IBDL)

Pha nước uống với Cevamune

1000 liều

Gumboro

13-15 Doxy – 20%

Pha nước uống Trong 3 giờ/ngày (buổi sáng) 25mg/kg thể trọng (40g/1000 con) Đường tiêu hóa 16 ND Avinew Nhỏ mắt 1000 liều Dịch tả 18 IBD (D78) Ceva Gumboro L

Pha nước uống trong 2 giờ (buổi sáng) với

Cevamune

1000 liều Gumboro

32

4.2 Tình hình nhiễm cầu trùng trên gà.

4.2.1. Kết quả tình hình nhiễm cầu trùng trên gà tại 2 trại

Sau khi thu thập mẫu phân kiểm tra sự hiện diện của noãn nang cầu trùng ở hai trại khảo sát chúng tôi thu được kết quả sau:

Bảng 4: Tỷ lệ nhiễm cầu trùng tại 2 trại

Tuần tuổi SMKT SMN TLN (%) Trại 1 790 238 30,13a Trại 2 700 178 25,43b Tổng 1490 416 27,92

Chú thích: SMKT: số mẫu kiểm tra, SNM: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm. a,b: các chữ cái trên cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê.

Qua khảo sát tại 2 trại nuôi gà thịt công nghiệp huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang với tổng số mẫu là 1490. Kết quả thể hiện qua bảng 4 cho thấy tỷ lệ nhiễm cầu trùng tại huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang là 27,92%. Trong đó trại 1 có tỷ lệ nhiễm là 30,13% cao hơn trại 2 có tỷ lệ nhiễm là 25,43%. Phân tích thống kê cho thấy giữa 2 trại có sự sai khác về tỷ lệ nhiễm là ở mức có ý nghĩa (p<0,05). Sự khác biệt này là do, trại 1 đã qua 11 năm xây dựng (xây năm 2002) và trải qua nhiều đợt nuôi nên cơ sở vật chất tại trại 1 xuống cấp, nền chuồng ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho cầu trùng lưu hành lâu dài và phát tán mầm bệnh. Vì thế trại 1 có tỷ lệ nhiễm cầu trùng cao hơn so với trại 2 được xây dựng năm 2010.

33

4.2.2 Kết quả tình hình nhiễm cầu trùng trên gà theo tuần tuổi Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng tại trại 1 Bảng 5: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng tại trại 1

Tuần tuổi SMKT SMN TLN (%) Cường độ nhiễm 1+ TLN (%) 2+ TLN (%) 3+ TLN (%) 4+ TLN (%) 1 80 0 00,0 - - - - - - - - 2 80 0 00,0 - - - - - - - - 3 90 33 36,67 31 93,94 2 6,06 - - - - 4 90 46 51,11 18 39,13 18 39,13 7 15,22 3 6,52 5 90 61 67,78 5 8,20 19 31,15 25 40,98 12 19,67 6 90 30 33,33 20 66,67 10 33,33 - - - - 7 90 24 26,67 24 100 - - - - - - 8 90 24 26,67 24 100 - - - - - - 9 90 20 22,22 19 95,00 1 5,00 - - - - Tổng 790 238 30,13 141 59,24 50 21,01 32 13,45 15 6,30 Bảng 6: Tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng tại trại 2

Tuần tuổi SMKT SMN TLN (%) Cường độ nhiễm 1+ TLN (%) 2+ TLN (%) 3+ TLN (%) 4+ TLN (%) 1 70 0 0,00 - - - - - - - - 2 70 0 0,00 - - - - - - - - 3 80 22 27,50 20 90,91 2 9,09 - - - - 4 80 34 42,50 10 29,41 20 58,82 4 11,76 - 5 80 49 61,25 9 18,37 11 22,45 20 40,82 9 18,37 6 80 20 25,00 11 55,00 9 45,00 - - - - 7 80 18 22,50 16 88,89 2 11,11 - - - - 8 80 18 22,50 15 83,33 3 16,67 - - - - 9 80 17 21,25 16 94,12 1 5,88 - - - - Tổng 700 178 25,43 97 54,49 48 27,00 24 13,48 9 5,06

Chú thích: SMKT: số mẫu kiểm tra, SNM: số mẫu nhiễm, TLN: tỷ lệ nhiễm.

Bảng 5 và bảng 6 cho thấy tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm cầu trùng gà

Một phần của tài liệu tình hình nhiễm cầu trùng gà ở các cơ sở chăn nuôi gà công nghiệp tại huyện giồng riềng tỉnh kiên giang (Trang 31)