Tiêu chuẩn cụ thể

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã, thực tiễn tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 28)

Bên cạnh những tiêu chuẩn chung nêu trên, công chức cấp xã cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn cụ thể được quy định tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP, Điều 4 Nghị định này quy định như sau: Tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã theo từng chức danh do Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng các bộ quản lý ngành, lĩnh vực quy định. Đối với công chức tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì tiêu chuẩn về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có thể thấp hơn một cấp trình độ. Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định khá ngắn gọn về tiêu chuẩn cụ thể, để làm rõ một cách chi tiết và hiểu đúng quy định này thì tại Điều 2 Thông tư số 06/2012/TT-BNV quy định tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã gồm các nội dung như độ tuổi, trình độ văn hóa, chuyên môn, trình độ tin học, khả năng sử dụng tiếng dân tộc và đào tạo bổ sung sau tuyển dụng.

- Về độ tuổi: công chức cấp xã phải là người đủ 18 tuổi trở lên.

- Công chức cấp xã phải tốt nghiệp trung học phổ thông, có chứng chỉ tin học văn phòng trình độ A trở lên và tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên của ngành đào tạo, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của chức danh công chức được đảm nhiệm.

- Bên cạnh đó, ở địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ thì công chức cấp xã phải biết thành thạo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác đó; nếu khi tuyển dụng mà không biết tiếng dân tộc thiểu số thì sau khi tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với địa bàn công tác được phân công.

- Sau khi được tuyển dụng cần phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo chương trình đối với chức danh công chức cấp xã hiện đảm nhiệm.

Người được bổ nhiệm vào chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể tại khoản 3 Điều 17 Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNV- BQP ngày 10 tháng 04 năm 2013 của Bộ Nội vụ - Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sử dụng Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó Ban chỉ huy Quân sự xã, phường, thị trấn (viết tắt là Thông tư liên tịch số 01/2013/TTLT-BNV-BQP) như sau:

- Phải có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên

- Tiêu chuẩn về năng lực đòi hỏi công chức của chức danh này phải có năng lực tham mưu cho cấp ủy, Ủy ban nhân dân xã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác quốc phòng, công tác dân quân tự vệ, giáo dục quốc phòng an ninh và phòng thủ dân sự, xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn cấp xã. Đồng thời phải tham mưu có hiệu quả cho cấp ủy, chính quyền cấp xã trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên, chính sách hậu phương quân đội và xây dựng, tổ chức thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ công tác quốc phòng, quân sự ở cấp xã.

Tiêu chuẩn đối với chức danh Trưởng công an xã được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 09 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã (gọi chung là Nghị định số 73/2009/NĐ-CP).

- Muốn được bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã, trước hết công dân phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có lý lịch rõ ràng, phải có đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự và phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Trưởng Công an xã phải được cơ sở y tế cấp huyện trở lên chứng nhận có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ.

- Tiêu chuẩn về trình độ học vấn của Trưởng Công an xã là có bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp đã học hết chương trình trung học phổ thông do cơ quan có thẩm quyền cấp, riêng đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa thì tiêu chuẩn về học vấn có thể thấp hơn một cấp trình độ nhưng ít nhất cũng phải là người đã học xong chương trình tiểu học.

Căn cứ vào tiêu chuẩn công chức cấp xã nêu trên và căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được xem xét, quyết định:

- Giảm một cấp về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn đối với công chức làm việc tại xã đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận thuộc khu vực miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó

khăn; đồng thời xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để chuẩn hóa công chức cấp xã;

- Ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã; - Thời gian để công chức cấp xã mới được tuyển dụng phải hoàn thành lớp học tiếng dân tộc thiểu số, lớp đào tạo, bồi dưỡng quản lý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo quy định.

Tiêu chuẩn cụ thể của công chức cấp xã theo quy định trên là căn cứ để các địa phương thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn, sử dụng, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, xếp lương, nâng bậc lương và thực hiện các chế độ, chính sách khác đối với công chức cấp xã.

2.4. Điều kiện, phƣơng thức tuyển dụng công chức cấp xã 2.4.1. Điều kiện đăng ký dự tuyển

Trong việc đăng ký dự tuyển công chức, tất cả mọi người đều bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử về dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, tất cả mọi công dân đều có quyền đăng ký dự tuyển công chức cấp xã nếu họ đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức theo quy định, không còn giới hạn về đối tượng đăng ký dự tuyển, cánh cửa tuyển dụng vào công chức cấp xã luôn rộng mở đối với tất cả mọi người nếu họ thỏa mãn được các điều kiện theo Điều 36 Luật Cán bộ, Công chức sau đây:

- Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam. Trên thực tế, không có một công dân nước ngoài nào có thể trở thành công chức tại Việt Nam, chỉ có người là công dân của Nhà nước Việt Nam và có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam mới được đăng ký dự tuyển công chức, quốc tịch là căn cứ thể hiện sự gắn bó của công dân với quê hương, đất nước của mình. Luật Cán bộ, Công chức có quy định về điều kiện có một quốc tịch Việt Nam thể hiện niềm tin của Đảng và Nhà nước đối với dân tộc ta, với mong muốn công chức được tuyển dụng sẽ có trách nhiệm và nhận thức được vai trò của bản thân, từ đó cố gắng hết mình để quản lý và điều hành đất nước;

- Đủ 18 tuổi trở lên, theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 thì người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, khi đó, con người đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nên họ có thể tham gia đăng ký dự tuyển công chức, có thể tự xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật;

- Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp nhưng theo điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư số 06/2012/TT-BNV thì không phân biệt hình thức đào tạo và loại hình đào tạo công lập, ngoài công lập. Đây được coi là điều kiện hợp lý đối với người muốn đăng ký dự tuyển công chức, vì văn bằng, chứng chỉ là hình thức để công nhận trình độ, năng lực của một

người, công dân muốn được tuyển dụng làm công chức thì đòi hỏi họ phải đạt tới một trình độ nhất định mới có đủ khả năng đảm nhận công việc được giao;

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt. Cán bộ, công chức là nhân tố quyết định đến hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng như toàn bộ hệ thống chính trị, người công chức không những cần có tài năng mà phải kết hợp với phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, công chức là nền tảng và cơ sở quyết định tới chất lượng trong hoạt động của cơ quan Nhà nước. Nếu có một đội ngũ công chức tài đức vẹn toàn, có phẩm chất chính trị vững vàng, nghiêm túc trong công việc, biết tự phê bình và khắc phục những điểm chưa tốt thì chắc chắn sẽ hoàn thành tốt công việc, nâng cao chất lượng và hoạt động của cơ quan ngày càng hiệu quả. Còn ngược lại, nếu chọn nhầm những người có đạo đức suy thoái, phẩm chất chính trị yếu kém thì sẽ ảnh hưởng đến công việc, đẩy chất lượng của hoạt động công vụ theo chiều hướng đi xuống. Điều kiện về phẩm chất chính trị và đạo đức trong tuyển dụng công chức cấp xã là vô cùng quan trọng, vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần xem xét kỹ và đề bạt những cá nhân thật sự xứng đáng với vị trí cần tuyển.

- Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, người muốn đăng ký dự tuyển công chức cần phải đảm bảo điều kiện sức khỏe vì sức khỏe có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công việc, công chức cấp xã sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán nản và không có khả năng hoàn thành công việc với sức khỏe không tốt, gây trì trệ trong hoạt động quản lý nhà nước ở cấp xã. Khi có sức khỏe tốt, công chức mới đảm bảo khả năng thực hiện nhiệm vụ với tư duy sáng suốt, khả năng sáng tạo và niềm hăng say trong công việc; - Theo điểm b, khoản 1, Điều 10 Thông tư số 06/2012/TT-BNV thì các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển do Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng gắn với ngành đào tạo, các kỹ năng, kinh nghiệm phù hợp với tiêu chẩn cụ thể và nhiệm vụ cụ thể của chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng. Bên cạnh đó, khoản 2, Điều 10 Thông tư số 06/2012/TT-BNV quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản báo cáo về các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức cấp xã để Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.

Pháp luật Việt Nam luôn đề cao sự bình đẳng đối với tất cả mọi người trong tuyển dụng công chức. Tuy nhiên, để đảm bảo lợi ích của Nhà Nước, lợi ích của công dân và tránh ảnh hưởng xấu đến hoạt động công vụ, Nhà nước ta đã quy định hạn chế quyền đăng ký dự tuyển công chức đối với một số đối tượng. Những người không được đăng ký dự tuyển công chức là:

- Cá nhân không cư trú tại Việt Nam không được đăng ký dự tuyển công chức vì đối tượng này sinh sống ở nước ngoài nhưng hoạt động công vụ và quản lý Nhà nước lại được thực hiện ở Việt Nam nên tất nhiên, họ sẽ không có khả năng để hoàn thành tốt công việc của mình nếu được trúng tuyển vào công chức;

- Người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trên thực tế, người mất năng lực hành vi dân sự do mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác mà không thể làm chủ được hành vi của mình thì không thể tham gia hoạt động công vụ vì họ không có ý thức, không biết mình đang làm gì và không thể hiểu được trách nhiệm trong công việc của mình. Bên cạnh đó, những người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến hạn chế năng lực hành vi dân sự cũng bị hạn chế quyền đăng ký dự tuyển để tránh hành vi của họ gây thiệt hại cho tài sản của Nhà Nước.

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục.9

Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 6 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP quy định đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thì ngoài các điều kiện đăng ký dự tuyển nêu trên còn phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chung trong tuyển dụng công chức cấp xã.

2.4.2. Phƣơng thức tuyển dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy định của Luật Cán bộ, Công chức và Nghị định số 112/2011/NĐ-CP thì có hai phương thức tuyển dụng công chức cấp xã đó là thi tuyển và xét tuyển. Tuy nhiên, không được tùy tiện áp dụng các phương thức tuyển dụng này mà phải căn cứ vào nhiều yếu tố như chức danh công chức cấp xã cần tuyển dụng, điều kiện phát triển ở nơi có chỉ tiêu tuyển dụng, trình độ của người dự tuyển v.v để áp dụng đúng phương thức tuyển dụng theo quy định của pháp luật.

Đối với các chức danh Văn phòng – thống kê, Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã), Tài chính – kế toán, Tư pháp – hộ tịch, Văn hóa – xã hội thì áp dụng hình thức tuyển dụng thông qua thi tuyển, trừ các trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng; Tuy nhiên, có thể thực hiện việc tuyển dụng thông qua xét tuyển đối với những người có đủ điều kiện đăng ký dự tuyển và cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở địa bàn các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Riêng đối với chức danh Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã thì không thực hiện thi tuyển mà thay vào đó thực hiên việc xét tuyển và bổ nhiệm đối với người có đủ điều kiện đăng ký dự tuyển theo quy định. Khoản 4 Điều 29 Luật Dân quân tự vệ năm 2009 (gọi tắt là Luật Dân quân tự vệ) quy định việc bổ nhiệm Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sau khi thống nhất với Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự

cấp huyện; Trưởng Công an cấp huyện sau khi trao đổi, thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức Trưởng Công an xã theo quy định tại khoản 3, Điều 10 của Pháp lệnh Công an xã năm 2008 (gọi tắt là Pháp lệnh Công an xã).10

2.4.2.1. Thi tuyển

Thi tuyển công chức là một hình thức được áp dụng phổ biến để tuyển dụng công chức tại Ủy ban nhân dân cấp xã cũng như hầu hết các cơ quan Nhà nước khác. Đây là hình thức thể hiện tính công khai, minh bạch trong tuyển dụng, tạo nên sự cạnh tranh cho tất cả những ứng viên dự tuyển.

Các môn thi và hình thức thi

Theo Điều 11 Nghị định số 112/2011/NĐ-CP thì đối với hình thức thi tuyển, thí sinh phải hoàn thành các bài thi môn kiến thức chung, môn nghiệp vụ chuyên ngành và thi tin học văn phòng. Thông qua đó, Hội đồng thi tuyển hoặc Phòng Nội vụ cấp huyện (trường hợp không thành lập Hội đồng thi tuyển) có thể đánh giá đúng năng lực của từng người

Một phần của tài liệu quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức cấp xã, thực tiễn tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 28)