3.1 Các giải pháp chính sách và pháp luật
3.1.1 Chính sách quản lý rừng và đất lâm nghiệp
Ưu tiên giao đất, khoán cho người dân địa phương, hộ gia đình tại từng khu vực để bảo vệ rừng lâu dài. Vì chỉ có những người dân trực tiế sinh sống ở Tây Bắc thì mới gắn bó lâu dài cho nơi đây. Bên cạnh đó những chính sách của nhà nước phải tạo điều kiện cho chủ rừng quyền sử dụng và sở hữu rừng, đất rừng theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy luật của phát triển hàng hóa tạo ra những nguồn vốn thực sự trở thành nguồn vốn cho phát triển lâm nghiệp.
Tình trạng đất rừng hiện nay vẫn phân cho từng địa phương quản lý. Tuy nhiên, những hộ, hợp tác xã, lâm trường cụ thể, khi đó không có sự đủn đẩy trách nhiệm trong bảo vệ, quản lý rừng, đặc biệt là rừng vùng Tây Bắc do địa hình, địa thế gần các cửa khẩu dễ bị các lâm tặc hoành hành.
Phân cấp trong quản lý về rừng cho các chính quyền cấp huyện và cấp xã. Quy định rõ quyền hạn và nghĩa vụ của chủ rừng, chính quyền các cấp, lực lượng bảo vệ rừng. Và phải chịu trách nhiệm khi rừng bị mất, bị phá ở địa phương đó.
Làm thông thoáng hành lang pháp lý thu hút nguồn vốn đầu tư khu vực nước ngoài từ 2,15% lên 5%
3.1.2 Chính sách đầu tư và tín dụng
Hiện nay việc cấp vốn của nhà nước cho lĩnh vực lâm nghiệp vẫn theo cơ chế đó là rót vốn đầu tư từ trên xuống, khi đó thủ tục để xin vốn mất nhiều thời gian mà việc sử dụng vốn không đạt hiệu quả tốt nhất. Bởi lẽ còn nhiều tâm lý cho rằng nguồn vốn đó là nguồn vốn chung nên không quy trách nhiệm vào riêng ai được. Do đó cần tạo lập cơ chế đầu tư xây dựng cơ bản và đặc thù cho ngành lâm nghiệp:
- Vốn phải kịp thời và đúng tiến độ tránh qua nhiều khâu trung gian - Vốn đầu tư cho khoanh nuôi tái sinh.
3.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh
Đối với đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh vùng Tây Bắc hiện nay ngoài dự án đầu tư nâng cao năng lực PCCCR của các tỉnh đã và đang được thực thi, trong giai đoạn 2010 – 2015 tập trung đầu tư vào các hạng mục sau:
- Hệ thống vườn ươm: Hiện nay các tỉnh đã có hệ thống ươm cây giống vừa và nhỏ tại các huyện và cụm xã có đất trồng rừng. Tuy nhiên để tạo được các loại giống tốt (đặc biệt giống các loài cây bản địa) để chủ động cho công tác trồng rừng của các tỉnh, nên đầu tư cho mỗi tỉnh một cơ sở nghiên cứu sản xuất giống hiện đại. Đồng thời nâng cấp hệ thống vườn ươm vừa tại các huyện (mỗi huyện một vườn).
- Đầu tư chuyển hóa một số khu rừng giống cây bản địa vùng Tây Bắc, tối thiểu mỗi tỉnh khoảng 3 khu (3 loài cây chính), diện tích tối thiểu 1 khu 3-5 ha.
- Đầu tư xây dựng hệ thống đường lâm nghiệp từ các trục đường giao thông chính đến các khu dân cư và đến các khu rừng sản xuất và rừng phòng hộ kết hợp kinh tế để tạo thuận lợi cho vận chuyển lâm sản và giao lưu kinh tế văn hóa đối với các xã, huyện có rừng.
- Các hạng mục đầu tu, khối lượng đầu tư được xác định cụ thể, suất đầu tư được tính đúng, tính đủ và được thể hiện trong các dự án đầu tư cơ sở, được cơ
3.3. Giải pháp về thị trường, khai thác và chế biến
Tạo mọi điều kiện để đầu tư hoặc hỗ trợ các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư chế biến lâm sản vùng Tây Bắc:
- Trước mắt hỗ trợ đầu tư các cơ sở chế biến hiện có để mở rộng, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất theo hướng hiện đại, đa dạng hóa sản phẩm. Xây dựng một số cơ sở sơ chế nguyên liệu giấy, ván thanh, lâm đặc sản để tạo điều kiện tiêu thụ hàng hóa cho các chủ rừng. Nâng cấp và đầu tư sản xuất hàng mộc các loại để phục vụ cho nhu cầu trong vùng, trong nước và xuất khẩu.
- Về lâu dài mỗi tỉnh có ít nhất 3 nhà máy chế biến: + Nhà máy sản xuất giấy
+ Nhà máy sản xuất ván nhân tạo
+ Nhà máy sản xuất các sản phẩm lâm đặc sản các loại như: sản phẩm gỗ cao cấp, mây tre đan xuất khẩu, chế biên dược liệu…
- Các hạng mục đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư phải cụ thể, suất đầu tư phải phù hợp với thực tế đảm bảo tính khả thi cao và được thể hiện trong các dự án đầu tư cơ sở, được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến tiêu thụ gỗ, đặc biệt gỗ rừng trồng và chế biến sản phẩm từ rừng.
3.4 Các chính sách
3.4.1 Chính sách đầu tư
Theo kết quả làm việc với cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn ngành lâm nghiệp và ý kiến một số cán bộ trong Ban quản lý rừng các tỉnh đề nghị như sau:
- Chính sách đất đai: đề nghị nhà nước hỗ trợ đầu tư cho các tỉnh vốn để thực hiện rà soát và hoàn thành việc giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp; giao rừng, cho thuê rừng để khắc phục những tồn tại đã nêu.
- Chính sách đầu tư phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm quy mô từng loại rừng, loại đất, từng mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của từng địa phương.
+ Các hạng mục đầu tư phải rõ ràng, cụ thể
+ Suất đầu tư phải phù hợp, sát với thực tế để đảm bảo tính khả thi + Thường xuyên giám sát, đánh giá để bổ sung đầu tư cho phù hợp
+ Đầu tư cho hộ gia đình phải dựa trên cơ sở tìm hiểu kỹ khả năng của từng hộ, tránh đầu tư dàn trải kiểu bình quân không đúng đối tượng và không có hướng sử dụng vốn thích hợp.
+ Khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển lâm nghiệp (ưu tiên các doanh nghiệp chế biến) trồng rừng nguyên liệu, trồng rừng đặc sản, xây dựng vườn rừng, trang trại rừng…
+ Được vay vay vốn từ quỹ hố trợ phát triển với mức vay và thời gian vay, thời gian ân hạn căn cứ vào từng loại cây trồng.
+ Đối với các hộ gia đình nghèo, vùng sâu, vùng xa, gia đình chính sách… Nhà nước tiếp tục cho vay không lãi từ 5-7 năm và hỗ trợ vốn bằng cung cấp giống tốt cho trồng rừng sản xuất và các loài cây gỗ lớn, các loài lâm đặc sản có giá trị kinh tế cao, để nâng cao phát triển kinh tế hộ.
3.4.2. Chính sách hưởng lợi
Cần làm rõ và bổ sung Quyết định 178/QĐ-TTg về chính sách hưởng lợi đối với nhân dân, cộng động tham gia nghề rừng. Cần làm rõ lợi ích của người dân, cộng đồng tham gia dự án được hưởng lợi ích gì từ rừng mà họ được giao, khoán…
3.4.3. Chính sách thuế
Đề nghị miễn giảm thuế doanh thu và thuế lợi tức đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng rừng, chế biến lâm sản từ rừng ở những vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn.
3.4.4 Chính sách tiêu thụ sản phẩm
- Xây dựng chiến lược thị trường và tổ chức lại công tác thị trường lâm sản vùng Tây Bắc, trong đó cần quan tâm đến thị trường nguyên liệu gỗ. Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị, tìm hiểu thị trường và thị hiếu người tiêu dùng để thiết kế những
kinh tế tham gia thị trường, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.
Gỗ rừng trồng là rừng sản xuất được lưu thông như mọi sản phẩm nông nghiệp, cây công nghiệp khác.
3.4.5 Chính sách thu hút vốn đầu tư
- Thu hút vốn đầu tư trong nước:
+ Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vốn vào trồng rừng thông qua giao đất, cho thuê đất, đảm bảo cho chủ rừng ổn định kinh doanh lâu dài trên đất được giao, giảm thu hoặc miễn thu thuế đất.
+ Ưu tiên cho vay vốn từ quỹ phát triển
+ Có chính sách hỗ trợ về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo cán bộ khuyến lâm cho các doanh nghiệp trồng rừng, doanh nghiệp có thu hút lao động là đồng bào dân tộc địa phương vào làm rừng.
- Hợp tác với nước ngoài:
+ Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức quốc tế hỗ trợ đầu tư kỹ thuật, tài chính thông qua các Chương trình dự án bảo vệ và phát triển rừng.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để trồng rừng hoặc chế biến phục vụ tiêu dùng trong vùng, trong nước và xuất khẩu.
+ Giảm các thủ tục hành chính xét duyệt đầu tư để các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh với các tổ chức và cá nhân trong nước (hoặc đầu tư trực tiếp) để đầu tư trồng rừng và chế biến lâm sản.