KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Tóm lược chung đầu tư vào lâm nghiệp Tây Bắc

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH đầu tư PHÁT TRIỂN lâm NGHIỆP của VÙNG tây bắc đến năm 2015 (Trang 42 - 43)

1. Tóm lược chung đầu tư vào lâm nghiệp Tây Bắc

Về cơ chế quản lý: Đã chuyển từ lâm nghiệp Nhà nước sang lâm nghiệp xã

hội, từ đó thu hút được nguồn lực của mọi thành phần kinh tế vào phát triển lâm nghiệp. Công tác giao đất giao rừng cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng …đã góp phần tích cực đối với công tác quản lý bảo vệ rừng. Tính đến tháng 12/2008 toàn vùng đã giao được 2.202,2 ngàn ha rừng và đất quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 78,5%. Các tỉnh đạt tỷ lệ giao đất giao rừng cao là Hòa Bình, Sơn La….Kèm theo đó là một loạt các chế độ, cơ chế chính sách đã được sửa đổi và ban hành mới, đã tác động tích cực thúc đẩy phát triển lâm nghệp; ở nhiều địa phương bước đầu thích ứng được phương thức sản xuất lâm sản hàng hóa theo cơ chế thị trường; đời sống của người tham gia bảo vệ và phát triển rừng từng bước được cải thiện. Công tác bảo vệ và phát triển rừng được xã hội hóa, huy động thêm nguồn lực tham gia phát triển vốn rừng, đóng góp tích cực cho bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn nước cho các nhà máy thủy điện và góp phần đản bảo an ninh quốc phòng.

- Công nghiệp chế biến trong vùng đã có những chuyển biến tích cực, có nhiều

thành phần kinh tế tham gia. Hiện nay trong vùng có gần 20 cơ sở chế biến lâm sản và khoảng 400 cơ sở sản xuất đồ gỗ gia dụng. Sản phẩm chế biến rất đa dạng: bột giấy, ván MDF, ván nhân tạo, dăm mảnh, đồ gỗ và gỗ xẻ, hàng thủ công mỹ nghệ… một số nơi sản xuất kinh doanh LSNG, dược liệu dưới tán rừng: nhựa thông, song mây, sa nhân…có hiệu quả.

- Thông qua thực hiện các Chương trình, Dự án đầu tư lâm nghiệp của Nhà

nước như: 327, 661, 742…và các dự án của các tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức quốc tế đã tạo được sự chuyển dịch mạnh trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ trồng rừng chủ yếu phủ xanh đất trống đồi trọc sang trồng rừng, sản xuất

Bát độ, Trám, Thông nhựa, cao su…Một bộ phận nhân dân các dân tộc trong vùng đã có thu nhập từ nghề rừng thông qua việc khoanh nuôi, bảo vệ, trồng rừng kinh tế, trồng rừng phòng hộ. Người dân đã gắn bó với rừng; ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái trong cán bộ, nhân dân các dân tộc trong vùng bước đầu được nâng lên.

- Đối với các tỉnh vùng Tây Bắc, hàng năm vẫn nhận từ vốn của trung ương từ 75-90% (trừ Hòa Bình khoảng 20%), các địa phương nguồn vốn rất hạn hẹp, phần lớn dựa vào vốn ngân sách nhà nước cấp.

- Đầu tư vào lâm nghiệp nói chung và lâm nghiệp Tây Bắc nói riêng đem lại hiệu quả kinh tế ở hiện tại có thể chưa cao nhưng lại mang lại hiệu quả xã hội to lớn.

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH đầu tư PHÁT TRIỂN lâm NGHIỆP của VÙNG tây bắc đến năm 2015 (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w