Những thuận lợi, khó khăn, thách thức phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH đầu tư PHÁT TRIỂN lâm NGHIỆP của VÙNG tây bắc đến năm 2015 (Trang 34 - 35)

1.1. Thuận lợi

- Phát triển lâm nghiệp vùng Tây Bắc luôn luôn được Nhà nước quan tâm đầu tư; các ngành, các cấp chính quyền và nhân dân đã nhận thấy vai trò của rừng đối với phòng hộ, duy trì nguồn nước cho các nhà máy thủy điện; thấy được những hiểm họa do thiên nhiên gây ra đều bắt nguồn từ việc mất rừng.

- Vùng Tây Bắc có nhiều cửa khẩu với Trung Quốc và Lào có vị trí thuận lợi để giao lưu kinh tế và chuyển dịch kinh tế lâm nghiệp theo hướng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa.

- Có quỹ rừng và đất lâm nghiệp lớn; có điều kiện khí hậu thuận lợi để phát triển đa dạng các loài cây trồng.

- Cơ bản đồng bào các dân tộc đã định canh, định cư, cuộc sống ổn định và đang được nâng cao; Có nguồn nhân lực dồi dào tham gia phát triển lâm nghiệp.

1.2. Khó khăn và thách thức

- Rừng Tây Bắc có vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn môi trường sinh thái…song cũng là kho tài nguyên nuôi sống đồng bào Tây Bắc. Đây là thách thức lớn trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, cần phải nghiên cứu để tìm ra những giải pháp phù hợp.

- Địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp, điều kiện khí hậu, thủy văn có nhiều yếu tố bất lợi gây tác hại cho sản xuất, cho công tác trồng rừng, bảo vệ rừng và đời sống của đồng bào các dân tộc trong vùng.

đồng bào không có nguồn thu và có nhận thức sai lệch, tiếp tục trở lại phá rừng để phục vụ mưu sinh.

- Cây trồng vật nuôi đa dạng, song nền sản xuất nhỏ, manh mún lại phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, việc tiếp thu tiến bộ kỹ thuật còn hạn chế cộng với đường giao thông và thị trường tiêu thụ khó khăn…sẽ là những trở ngại lớn trong thu hút đầu tư và phát triển lâm nghiệp, phát triển kinh tế xã hội.

- Sự gia tăng dân số, nhu cầu về gỗ xây dựng và dân dụng ngày một tăng; diện tích đất sản xuất nông nghiệp rất thấp, khó có thể giải quyết lương thực cho đồng bào, kinh tế nương rẫy đang ngày đêm gây áp lực đối với diện tích rừng hiện còn.

- Diện tích đất trống đồi trọc còn khá nhiều, nhưng phân bố phân tán có địa hình cao, dốc, nếu trồng rừng đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức, tiền của.

- Tập đoàn cây trồng phong phú, nhưng chưa được nghiên cứu đầy đủ, nên sẽ gập nhiều khó khăn trong việc trồng rừng kinh tế với quy mô lớn….

- Hệ thống cơ chế chính sách còn những bất cập với vùng núi cao, biên giới, một số chính sách cho nghề rừng còn chưa phù hợp, vốn đầu tư cho phát triển lâm nghiệp chưa thỏa đáng…

Một phần của tài liệu MỘT số GIẢI PHÁP đẩy MẠNH đầu tư PHÁT TRIỂN lâm NGHIỆP của VÙNG tây bắc đến năm 2015 (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w