Hội đồng Bảo an ra quyết định về tổ chức hoạt động gìn giữ hòa bình. Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định thành lập, triển khai điều chỉnh hoặc chấm dứt hoạt động gìn giữ hòa bình. Hội đồng Bảo an được Ban Thư ký Liên Hợp Quốc hỗ trợ kỹ thuật để thực hiện các quyết định và quản lý các hoạt động gìn giữ hòa bình. Nghị quyết Hội đồng Bảo an xác định nhiệm vụ, thời hạn hoạt động, số lượng nhân viên quân sự, cảnh sát dân sự, nhân viên dân sự của từng sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Hết thời
53 Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên Hợp Quốc và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, NXB, Chính trị quốc gia – Hà Nội năm 2008, tr. 88
54 Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, NXB. Chính trị quốc gia- Hà Nội năm 2008, tr. 133
hạn, nếu chiến dịch chưa hoàn thành Hội đồng Bảo an có thể ra nghị quyết gia hạn hoặc chấm dứt hoạt động của sứ mệnh gìn giữ hòa bình theo đề nghị của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc.
Để ra nghị quyết liên quan đến một chiến dịch gìn giữ hòa bình cần phải có ít nhất 9 trong số 15 ủy viên Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thuận, trong đó không có phiếu chống của 1 trong số 5 ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an.
Trong khi các nước, các khu vực đều tìm cách đảm bảo lợi ích của dân tộc mình, khu vực mình, thậm chí tìm cách chi phối Liên Hợp Quốc, thì Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phải đứng trên lợi ích quốc gia, khu vực mình để làm cho Hội đồng Bảo an thực hiện được chức năng duy trì hòa bình, an ninh quốc tế. “Tổng Thư lý có thẩm quyền lưu ý Hội đồng Bảo an mọi vấn đề, mà theo ý mình, có thể đe dọa duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”55 đó là cơ sở pháp lý để Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc thực hiện vai trò chính thức hoặc không chính thức làm trung gian cho các bên xung đột. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cộng tác chặt chẽ với từng ủy viên Hội đồng Bảo an để tổ chức, thực hiện các chiến dịch gìn giữ hòa bình.
Như vậy, Hội đồng Bảo an là cơ quan duy nhất có thẩm quyền trong việc thành lập, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình.