Cơ sở pháp lý cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Một phần của tài liệu hoạt động gìn giữ hõa bình của liên hợp quốc. lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 43)

Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc được quy định trong Hiến chương Liê Hợp Quốc bên cạnh đó còn được quy định trong nghị quyết 340 (1973) và 341 (1973) của Hội đồng Bảo an quy định nguyên tắc chủ yếu tổ chức một chiến dịch gìn giữ hòa bình.

Trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc và tập hợp những nguyên tắc, thông lệ quốc tế, Liên Hợp Quốc vừa tiến hành hoạt động trên thực tế, vừa xây dựng hoàn chỉnh và củng cố cơ sở pháp lý cho hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

Hiến chương Liên Hợp Quốc ghi rõ nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Liên Hợp Quốc là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Hiến chương Liên Hợp Quốc tạo ra khuôn khổ pháp lý quốc tế cho việc tiến hành các hoạt động gìn giữ hòa bình74. Liên Hợp Quốc đã quy định hai phương thức để thực hiện chức năng trên là: thông qua giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp và được sử dụng các biện pháp cưỡng chế.

Chương VI Điều 33 Hiến chương Liên Hợp Quốc quy định việc giải quyết hòa bình các cuộc tranh chấp bằng các hình thức đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án. Hội đồng Bảo an đưa ra những phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên bằng phương pháp hòa bình. Nếu các bên không tự giải quyết được tranh chấp hoặc Hội đồng Bảo an xét thấy tranh chấp đó là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quôc tế thì Hội đồng Bảo an có quyền thanh tra tranh chấp đó và “ kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích đáng ” hơn nữa Hội đồng Bảo an còn có thể đề xuất các phương pháp giải quyết hòa bình theo yêu cầu của các bên tranh chấp; cho phép triển khai nhân viên quân sự nhưng không được sử dụng vũ lực hay nói cách khác là cho tiến hành các hoạt động hòa bình như các nổ lực ngoại giao phòng ngừa, hành chính và luật

73 Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, NXB. Chính trị quốc gia- Hà Nội năm 2008, tr. 92

74 Nguyễn Quốc Hùng, Nguyễn Hồng Quân, Liên hợp quốc và Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, NXB. Chính trị quốc gia- Hà Nội năm 2008, tr. 96

pháp. Trên thực tế muốn tiến hành hoạt động gìn giữ hòa bình phải được các bên liên quan tới cuộc xung đột đồng ý.

Chương VII đề cập “hành động trong trường hợp hòa bình bị đe dọa, bị phá hoại và có hành vi xâm lược” và quy định thẩm quyền của Hội đồng Bảo an trong những trường hợp như vậy. Hiến chương trao cho Hội đồng Bảo an trách nhiệm chính trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế và xác định kẻ xâm lược “nếu Hội đồng Bảo an thấy có sự đe dọa hòa bình, có sự phá hoại hòa bình hoặc có một hành vi xâm lược thì kiến nghị quyết định những biện pháp phù hợp tại các Điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế”75

và “để ngăn chặn tình thế trở nên nghiêm trọng hơn, Hội đồng Bảo an trước khi kiến nghị hoặc quyết định những biện pháp ghi trong Điều 39 có quyền yêu cầu các bên đương sự hữu quan tuân theo những biện pháp tạm thời mà Hội đồng xét thấy cần thiết hoặc nên làm. Những biện pháp tạm thời đó sẽ không phương hại gì đến những quyền lợi, yêu sách hoặc lập trường của các bên đương sự hữu quan”76. Để quyết định những biện pháp cưỡng chế - kể cả việc sử dụng vũ lực nhằm phản ứng lại hành động xâm lược và tái lập hòa bình “Hội đồng Bảo an có quyền quyết định những biện pháp nào không dùng đến vũ lực để làm cho những quyết định ấy có hiệu quả và có thể yêu cầu các hội viên Liên Hợp Quốc chấp hành những biện pháp ấy. Những biện pháp này có thể gồm việc đình chỉ toàn bộ hay một phần những quan hệ kinh tế, đường sắt, hàng hải, hàng không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện giao thông khác cũng như việc cắt đứt quan hệ ngoại giao”77. Tuy nhiên, “nếu Hội đồng Bảo an nhận xét rằng những biện pháp ở Điều 41 là không thích hợp hoặc đã tỏ ra là không thích hợp thì Hội đồng Bảo an có thể thi hành bằng các lực lượng hải, lục, không quân, mọi hành động xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế. Hành động này có thể gồm những cuộc thị uy, những biện pháp phong tỏa và những cuộc hành binh khác, do các lực lượng hải, lục, không quân của những hội viên Liên Hợp Quốc thực hiện”78. “Những biện pháp cho sự thi hành các quyết nghị của Hội đồng Bảo an để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế là do tất cả các hội viên hoặc một số hội viên Liên Hợp Quốc áp dụng, tùy theo sự nhận định của Hội đồng Bảo an”79

, “các hội viên Liên Hợp Quốc hợp lực với nhau để giúp đỡ lẫn nhau trong việc thi hành những biện pháp đã được Hội đồng Bảo an ấn định”80

và để huy động các quốc gia thành viên đóng góp lực lượng quân sự cho mục đích

75 Điều 39 Hiến chương Liên Hợp Quốc 76 Điều 40 Hiến chương Liên Hợp Quốc 77 Điều 41 Hiến chương Liên Hợp Quốc 78

Điều 42 Hiến chương Liên Hợp Quốc 79 Điều 48 Hiến chương Liên Hợp Quốc 80 Điều 49 Hiến chương Liên Hợp Quốc

này thì “khi Hội đồng Bảo an yêu cầu và thể theo một hay những hiệp định đặc biệt, cung cấp cho Hội đồng Bảo an những lực lượng vũ trang, sự viện trợ và các phương tiện phục vụ kể cả việc cho quân đội Liên Hợp Quốc đi qua lãnh thổ của mình khi cần thiết cho việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”81, “khi Hội đồng Bảo an đã quyết định dùng vũ lực thì trước khi yêu cầu một hội viên không có đại biểu trong hội đồng, cung cấp các lực lượng vũ trang để thi hành những nghĩa vụ đã cam kết theo Điều 43, Hội đồng Bảo an phải mời hội viên ấy nếu họ muốn tham gia vào việc định ra những quyết nghị của Hội đồng Bảo an về việc sử dụng những lực lượng vũ trang của hội viên ấy”82. “Để Liên Hợp Quốc có thể thi hành một cách khẩn cấp những biện pháp quân sự những hội viên Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức một số phi đội không quân của nước mình sẵn sàng chiến đấu, nhằm phối hợp thực hiện một hành động quốc tế có tính chất cưỡng chế”83. Để thực hiện hành động quân sự theo Điều 42 cần có lực lượng quân sự của Liên Hợp Quốc được thành lập trên cơ sở thỏa thuận ký kết giữa Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên về ủng hộ quân đội và trợ giúp cần thiết khác theo quy định tại Điều 43. Trên thực tế chưa có hiệp định nào về vấn đề này được ký kết. Liên Hợp Quốc chưa có quân đội riêng. Để thực hiện chức năng bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới Liên Hợp Quốc đã sử dụng những cách thức khác như cho phép hoặc kêu gọi các quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp bảo vệ hòa bình.

Chương VIII đề cập tới những dàn xếp do các tổ chức khu vực tiến hành, nhằm góp phần bảo đảm, gìn giữ hòa bình trong khu vực. Liên Hợp Quốc khuyến khích các cơ quan, các cơ chế khu vực đứng ra dàn xếp, giải quyết xung đột bằng phương pháp hòa bình miễn là những hành động đó phù hợp với Hiến chương. Về nguyên tắc Hội đồng Bảo an có thể sử dụng những hiệp định hoặc các tổ chức khu vực để thực hiện hành động cưỡng chế. Các tổ chức khu vực không được khởi xướng các biện pháp cưỡng chế nếu không được phép của Hội đồng Bảo an.

Các nghị quyết 340 ( 1973 ) và 341 ( 1973 ) của Hội đồng Bảo an. Ngày 6-10-1973 bùng nổ cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ ba. Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết 340 ( 1973 ) yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc khẩn cấp tăng lực lượng quan sát viên quân sự và thành lập Lực lượng khẩn cấp thứ hai của Liên Hợp Quốc ( UNEF 2 ) để làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Trung Đông. Lực lượng UNEF 2 bao gồm quân nhân do một số quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đóng góp nhưng không có quân đội của các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an nhằm ngăn quân đội các nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an can thiệp trực tiếp vào các cuộc xung đột, đảm bảo cho lực lượng gìn giữ

81

Điều 43 Hiến chương Liên Hợp Quốc 82 Điều 44 Hiến chương Liên Hợp Quốc 83 Điều 45 Hiến chương Liên Hợp Quốc

hòa bình của Liên Hợp Quốc giữ được tính vô tư khách quan. Theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đã trình báo cáo đề ra những nguyên tắc hoạt động của lực lượng UNEF 2. những nguyên tắc này được ghi nhận trong nghị quyết 341 ( 1973 ) của Hội đồng Bảo an đó là:

Để hoạt động của lực lượng gìn giữ hòa bình có hiệu quả cần đảm bảo ba điều kiện:

Một là, Hội đồng Bảo an ủng hộ lực lượng gìn giữ hòa bình.

Hai là, các bên liên quan phải hợp tác đầy đủ với nhau và hợp tác với lực lượng gìn giữ hòa bình.

Ba là, lực lượng gìn giữ hòa bình phải có khả năng hoạt động như một đơn vị quân sự độc lập và thống nhất.

Nghị quyết 341 của Hội đồng Bảo an nêu rõ trách nhiệm các thành viên Liên Hợp Quốc phải đóng góp nhân lực, tài chính cho quỹ hoạt động gìn giữ hòa bình. Khi Liên Hợp Quốc yêu cầu các nước thành viên có nghĩa vụ cung cấp nhân viên có năng lực và sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Các nước thành viên Liên Hợp Quốc , đặc biệt là 5 ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an phải ủng hộ về tài chính, hậu cần ở mức cần thết84

.

Một phần của tài liệu hoạt động gìn giữ hõa bình của liên hợp quốc. lý luận và thực tiễn (Trang 40 - 43)