Quá trình hồ hoá và dịch hoá được thực hiện trong nồi hồ hoá, có cấu tạo và nguyên tắc hoạt động như hình 4.4.
Chú thích
1. Ống thoát hơi 8. Phân phối hơi 2. Cánh khuấy 9. Hơi ngưng 3. Hộp giảm tốc 10. Áp kế 4. Van tháo dịch 11. Nhiệt kế 5. Bơm dịch 12. Nắp nồi 6. Van Hơi
7. Van giảm áp
Hình 4.4. Sơ đồ cấu tạo nồi hồ hoá
Nồi hồ hoá là nồi hai vỏ có các thông số kỹ thuật sau :
V = 16.6m3, DN = 3200, H = 1905, Chiều cao của áo hơi = 350, H1 = 450, R1 = 400, V1 = 1.6m3, V2 = 2.8m3, VNgập bao hơi thành = 4.4m3 cánh khuấy do Đức sản xuất. Đường ống dẫn nước nóng, nước lạnh, cửa quan sát, van an toàn, nhiệt kế, áp kế, chuông báo mức, kí đồ nhiệt... đều được trang bị trên nồi hồ hoá.
Chuẩn bị thiết bị trước khi hồ hoá và dịch hoá :
- Nhận, bàn giao trình trạng thiết bị, kiểm tra độ kín các van, kiểm tra sự hoạt động của động cơ khuấy, bơm nước nóng thanh trùng nồi nấu, đảm bảo thiết bị sẵn sàng hoạt động.
- Hệ thống máy hạ nhiệt, tank chứa đá 30C luôn đạt yêu cầu sản xuất. Cách vận hành :
- Đóng van đáy nồi, mở van cấp nước vào nồi theo yêu cầu công nghệ - Điều chỉnh tốc độ khuấy, mở van xả đuổi hết nước ngưng, đóng van xả ngưng mở van cấp hơi từ từ.
- Đảm bảo tốc độ nâng cao nhiệt đạt cực đại là 1-20C/phút - Duy trì lượng hơi cấp vào nồi là 2.5 bar.
- Kết thúc mẻ nấu, vệ sinh sạch sẽ nồi hơi.
Khi tiến hành công đoạn này ta cần cho lượng H2SO4 vào khoảng 10 – 18ml/tấn nguyên liệu. Thời điểm đổ vào trước khi xuống bột gạo. Cần bổ sung lượng malt lót ≥ 5% so với tổng lượng gạo, cho vào 2 lần/1mẻ.