- Chị Lan: Mong em giúp đỡ chú T, bọn chị nhất định sẽ vào thăm chú thường
2.7. Những khó khăn trở ngại gặp phải và kiến nghị của cá nhân
2.7.1. Những khó khăn gặp phải
- Công tác xã hội cá nhân là một ngành còn rất mới mẻ nên sinh viên nhận được sự hỗ trợ rất ít và thiếu quan tâm.
- Hạn chế về kinh nghiệm cùng với năng lực của bản thân nên quá trình tiếp nhận thông tin giải quyết vấn đề cho thân chủ còn sơ sài, chưa chuyên sâu.
- Do còn thiếu kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng còn non từ lý thuyết đến thực hành là cả quá trình nên việc giải quyết vấn đề cho đối tượng còn rất nhiều khó khăn cho sinh viên.
2.7.2. Kiến nghị của các nhân
* Về phía Trung tâm
Với những kết quả đã đạt được, em xin đưa ra một số ý kiến như : tiếp tục phát huy những điểm mạnh đang có, phát huy những thành tích đã đạt được trong thời gian vừa qua. Đồng thời, với số lượng cán bộ đang ngày một được nâng cao hơn nữa chuyên môn cán bộ là việc làm hết sức quan trọng.
Qua một thời gian thực tập tại trung tâm giáo dục lao động xã hôi số I, em có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, trau dồi thêm nhiều hiểu biết, kinh nghiệm về một hoạt động trợ giúp cho đối tượng yếu thế đó là hoạt động cai nghiện ma túy. Từ đó có thêm hiểu biết và rút ra được nhiều bài học cho bản thân. Cũng trong thời gian này, em nhận thấy mỗi học viên trong trung tâm đều rất cần sự trợ giúp của người cán bô xã hội. Chính vì thế, em rất mong nhà trường tạo điều kiện hướng dẫn sinh viên tếp tục thực tập tại các trung tâm cai nghiện để học hỏi và giúp đỡ cho đối tượng là người nghiện ma túy, giúp đỡ xác định những khó khăn và từng bước tìm cách khắc phục những khó khăn đó.
* Về phía gia đình học viên
Không nên xa lánh, hắt hủi khi phát hiện người thân nghiện ma túy. Gia đình cần là chỗ dựa tinh thần, là nguồn động viên tốt nhất để học viên yên tâm chữa trị, sớm hòa nhập với cộng đồng.
KẾT LUẬN
Cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm không chỉ của riêng ai, của ngành nào, cấp nào mà là cuộc đấu tranh mang tính toàn diện, rộng khắp của toàn dân ta. Đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội không phải là hành động xa lánh, kỳ thị những người từng có bước chân xa ngã, mà phải cùng với họ, giúp đỡ họ tìm ra hướng đi mới, trở lại với cuộc sống mới. Vì có như thế mới là hành động nhân đạo và xóa bỏ triệt để những tệ nạn đang ngày một gia tăng trong xã hội hiện đại trong đó có ma túy.
Trong thời gian thực tập tại trung tâm giáo dục lao động – xã hội số I xã Yên Bài – huyện Ba Vì – Hà Nội, em đã có dịp được tiếp xúc và tìm hiểu về đối tượng cai nghiện ma túy đang trong thời gian cai nghiện ma túy tại trung tâm và tìm hiểu về việc thực hiện chính sách an sinh, xã hội đối với các đối tượng này, qua đó rút ra được cái nhìn mới về một khía cạnh trong công cuộc đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội mà Đảng và Nhà nước đang thực hiện.
Dựa trên những cơ sở dữ liệu phân tích được, em mong rằng đó sẽ là một đóng góp nhỏ để các nhà hoạch định chính sách địa phương làm cơ sở nghiên cứu và sửa đổi chính sách cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Cũng trong thời gian ngắn này, em đã tìm hiểu và trợ giúp cho một cá nhân là thân chủ Nguyễn Tá Tuấn, là học viên đang cai nghiện tại tung tâm, với mong muốn đem những kiến thức đã được học và vận dụng vai trò của một NVXH vào thực tế trợi giúp cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, ổng đó có việc giúp đỡ những người nghiện có kiến thức, thay đổi hành vi để có thể tái hòa nhập cộng đồng sau cai. Việc trợ giúp bước đầu mang lại kết quả khả quan như mong đợi của NVXH và thân chủ. Em thầm hiểu rằng để trở thành một nhân viên công tác xa hội đặc biệt là một NVXH giỏi không chỉ có những kiến thức kinh nghiệm trên sách vở mà còn phải có những trải niệm trong thực tế. Đó là cả một quá trình thu thập thông tin, tìm hiểu thực tế, tổng hợp kiến thức, phấn đấu không mệt mỏi, cái “Tâm” yêu nghề và điều quan trọng nhất là “cây cầu nối” giúp cá nhân, những đối tượng yếu thế tìm lại thăng bằng trong cuộc sống, làm tốt chức năng xã hội của mình.