( Đang nói chuyện thì anh Tân cán bộ quản lý vào báo là đã hết giờ hành chính, đến giờ ăn cơm và điểm danh học viên. Tôi và thân chủ tạm chia tay cuộc nói chuyện, tôi chào buồng A2 và ra về )
* Nhận xét :
Qua buổi nói chuyện thứ hai với thân chủ, tôi đã được thân chủ chia sẻ về hoàn cảnh cũng như hiểu được mong muốn chủa thân chủ. Cũng qua buổi nói chuyện này tôi cũng hiểu được nguồn lực bên trong tác động đến sự thay đổi của thân chủ. Đồng thời kiểm chứng lại thồn tin theo hồi sơ của thân chủ.
Trong buổi nói chuyện hầu như diễn ra tốt, thân chủ có nhiều biểu hiện cảm xúc thông qua nét mặt, thay đổi giọng nói, âm lượng và tốc đọ nói. NVXH đã sử dụng kỹ năng lắng nghe, kỹ năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi và một số kỹ năng khác trong tham vấn.
Phúc trình lần III .
- Họ và tên thân chủ : Nguyễn Tá T - Thời gian : ngày 25/11/2011 - Địa điểm : Phòng ở học viên
- Mục đích : Cùng thân chủ xác định lại nhu cầu, khích lệ thân chủ tìm ra hướng giải quyết những khó khăn mà thân chủ đang gặp phải và trên cơ sở đó lên kế hoạch hoạt động.
- Thành phần tham gia : Nhân viên xã hội, thân chủ Nguyễn Tá T và các thành viên buồng A2.
Sau lần nói chuyện với thân chủ ngày 20, tôi đã trở về và lập bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ. Sau đó cũng có buổi gặp với thân chủ trên lớp học tuyên truyền phòng chống nghiện ma túy và thống nhất một số nội dung trong đó có bảng phân tích điểm mạnh, điểm yếu của thân chủ và nguồn lực. Tôi hẹn ngày 25 đến gặp thân chủ để xây dựng kế hoạch hoạt động. Cũng như lần trước, tôi được anh Tân là cán bộ Quản lý đưa vào buồng A2, tôi chào hỏi mọi người và xin
- NVXH: Chào chú, hôm nay cháu lại đến gặp chú và muốn cùng với chú chúng ta lập kế hoạch, ghi chép lại nhưng nội dung mà chúng ta sẽ thảo luận hôm nay, ý chú thế nào ạ?
- TC: Vâng, chú nhất chí với cô giáo.
- NVXH: Như buổi nói chuyện lần trước thì cháu được biết chú đã từng có mong muốn có một công việc ổn định và mong lập gia đình nhưng chưa thực hiện được do chưa tự tin vào bản thân, nhiều người thì chưa tin tưởng chú đúng không ạ?
- TC: Đúng rồi. Hiện tại, nếu chú được cô giáo giúp đỡ thì chú cũng mong rằng sau 9 tháng nữa trở về chú có thể thực hiện được mong muốn của mình là có một công việc ổn định cô giáo à.
- NVXH: Trước hết chú có thực sự tin rằng mình có thể học nghề và xin việc, bắt đầu lại cuộc sống được không ạ?
- TC: Ban đầu chú cũng nghĩ rằng không thể thực hiện được, nhưng hôm trước nói chuyện với cô giáo chú đã suy nghĩ rất nhiều và hiểu ra nhiều điều, có thể cai nghiện là khó nhưng nếu có nghị lực và niềm tin thì chú nghĩ cũng có thể thay đổi được cô giáo ạ
- NVXH ( mỉm cười ): Chú nghĩ được như vậy là rất đúng. Cháu có một gợi ý nhỏ, chú có thể suy nghĩ xem nên làm thế nào nhé!
- TC: Vâng, cô giáo nói đi ạ!
- NVXH : Trung tâm mình hiện nay phòng dạy nghề - lao động sản xuất đang có lớp hướng nghiệp làm nghề gốm, nghề đá, nghề sửa chữa xe máy…Chú T có mong muốn được vào học những lớp này không ạ?
- TC : Có thể vào đó nhưng chú lo khi trở về cộng đồng không có nơi nào nhận làm những công việc đó.
- NVXH : Vậy chú thấy vào học các lớp nghề sẽ giúp gì cho học viên?
- TC : Vào đây lần ba, nghề gốm cũng lâu rồi, lại có nhiều học viên tham gia, các thầy cô nói nhiều thì chú cũng biết là nếu đi làm thì có thể cải thiên bữa ăn bằng tiền công, được học nghề lại làm tâm lý bớt căng thẳng và điều trị bệnh.
- NVXH : Vậy là chú đã nhận thức vấn đề rất đúng rồi. Vậy nếu được nhận vào lớp nghề thì chú mong muốn được tham gia vào lớp nào?
- NVXH: Nhưng thời gian học nghề gốm để có thể đi làm là 1 năm, chú chỉ còn 9 tháng nữa là xong thời gian ở đây rồi. Chú tính sao nếu gia đình có thể đồng ý cho chú thêm 3 tháng tự nguyện ở lại trung tâm.