Phòng Quản lý giáo dục trực tiếp tư vấn về việc chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng, các biện pháp can thiệp giảm tác hại của ma tuý, ngoài ra những học viên này còn được tư vấn về việc thực hiện sau cai theo Nghi định 94/CP của chính phủ.
- Công tác tư vấn nhóm, câu lạc bộ đồng đẳng được tổ chức 2 buổi/1 tuần với phương châm bạn giúp bạn cũng đang được áp dụng phổ biến tại Trung tâm và thu hút được đông đảo số học viên tham gia một cách tích cực.
Nguồn:
- Mục đích tổ chức hoạt động tư vấn cho từng học viên nhằm lắng nghe những tâm tư, lo lắng về bệnh tật, về gia đình mà người nghiện tâm sự. Từ đó tư vấn giúp người nghiện sửa chữa lỗi lầm hiện tại, giúp họ định hướng đúng trong tương lai. Đây còn gọi là liệu pháp tâm lý cá nhân.
* Công tác phục hồi hành vi nhân cách:
Có thể thực hiện rất nhiều liệu pháp giáo dục để áp dụng phù hợp với hành vi nhận thức của học viên đang cai nghiện ở tại Trung tâm. Hiện nay Trung tâm đang thực hiện rất nhiều liệu pháp như : Giáo dục liệu pháp tâm lý tập thể: Đây là để phục hồi toàn diện về nhân cách, sức khoẻ, tâm lý cho học viên như giao ban buổi sáng, hội thảo về các chủ đề đạo đức trách nhiệm với gia đình và xã hội các hoạt động như hái hoa dân chủ, cuộc thi chiếc nón kỳ diệu với các chủ đề về tình yêu thương, sự đoàn kết…thông qua hoạt động này sẽ giúp học viên nhận ra sai lầm và khiếm khuyết của mình, nhận thức đúng những việc làm tích cực đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Nguồn:
4.2.3. Dạy nghề và lao động trị liệu cho học viên
* Đào tạo - dạy nghề:
- Hiện nay theo quy định mỗi học viên sẽ được đào tạo nghề theo chỉ tiêu mỗi suất là 650.000đồng/ 1học viên/ 1khoá đào tạo. Hầu hết các học viên trong Trung tâm sẽ được đào tạo các ngành nghề như may, hàn, mộc…
Nguồn:
- Ngoài ra tùy theo cơ sở vật chất, kinh phí, nhu cầu của người nghiện, Trung tâm còn mở các lớp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghiện, hoặc liên hệ các Trung tâm xúc tiến việc làm để phối hợp học nghề; đặc biệt chú trọng đến các nghề truyền thống, đơn giản để thực hành lao động sản xuất tại Trung tâm.
- Việc đào tạo nghề còn được thực hiện do chính cán bộ Trung tâm được cử đi đào tạo về truyền đạt lại cho học viên.
- Công tác dạy nghề sẽ giúp học viên có cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi chữa bệnh ở tại Trung tâm trở về cộng đồng, học viên sẽ tự tin với những ngành nghề mà mình đã học được khi còn ở trong Trung tâm.
* Lao động trị liệu:
- Liệu pháp lao động: Hiện nay Trung tâm đang tổ chức cho học viên tham gia các hoạt động lao động hàng ngày như dọn dẹp vệ sinh, nấu ăn, trồng cây,tham gia sản
xuất làm nghề một số sản phẩm như đồ gốm, mây tre đan.. nhằm giúp người nghiện hiểu được giá trị của sức lao động mà mình làm ra.
- Giai đoạn này được thực hiện xong xong với giai đoạn giáo dục và xuyên suốt quá trình cai, chữa trị phục hồi hành vi sức khoẻ với thời gian 24 tháng ở tại Trung tâm. Sau khi các học viên được chuyển ra đội tuỳ theo sức khoẻ và khả năng của mỗi học viên sẽ được phân công bố trí những công việc phù hợp để động viên cũng như thu hút sự tham gia nhiệt tình trong công việc của mỗi học viên. Sự phân công lao động phải phù hợp với tuổi, sức khỏe, giới tính, trình độ, nghề nghiệp của từng người.
- Hoạt động lao động trị liệu nhằm rèn luyện sức khoẻ, giúp học viên hiểu được giá trị sức lao động mà mình làm ra để từ đó nhận thức đúng ý nghĩa của cuộc sống cũng như quên đi quãng thời gian đã bị lãng phí chôn vùi vì ma tuý khi còn ở ngoài xã hội. Học viên sẽ nhận thức được những việc làm quan trọng gắn bó trực tiếp với cuộc sống của mình.
- Những hoạt động trị liệu trên được lặp lại hàng ngày, xen kẽ với lao động trị liệu, duy trì hàng ngày từ 6 giờ đến 22 giờ. Tuy nhiên việc tổ chức, quản lý, phân công lao động một cách hợp lý, lao động từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp, đảm bảo an toàn lao động.
- Ngoài ra việc tổ chức thể dục thể thao, vui chơi giải trí trong cơ sở chữa bệnh mà Trung tâm đã và đang tổ chức cho người nghiện tham gia thể dục thể thao, vui chơi giải trí như: đá bóng, bóng chuyền, văn hóa văn nghệ, xem tivi...đây là một trong những hoạt động trị liệu mang tính tích cực hoá về mặt tinh thần cho học viên.
Nguồn:
4.2.4. Công tác phục vụ
Chăm lo ăn, ở, điện nước và các nhu cầu thiết thực của học viên. Có sân chơi bóng chuyền, bóng bàn cầu lông.
Nguồn:
Các phòng ở bố trí khép kín, có ti vi, báo chí, có các chế độ ăn cho các loại đối tượng cắt cơn, ốm đau…
Chăm lo các yêu cầu thiết thực nhất cho các phòng thực hiện tốt nhiệm vụ cho các phòng quản lý, chữa trị giáo dục, dạy nghề sản xuất.
5. Nguồn lực thực hiện
Hiện nay, nguồn kinh phí chi trả cho các hoạt động chăm sóc, điều trị cho học viên được Nhà nước cấp khoảng 70%, số còn lại do gia đình học viên và học viên nghiện đóng góp.
5.1. Nguồn lực từ phía Nhà Nước cấp.
- Năm 2010 ngân sách Nhà nước cấp cho Trung tâm thực hiện nhiệm vụ là 3.639.128.000đ (Ba tỷ, sáu trăm ba chín triệu, một trăm hai tám nghìn đồng).
- Chương trình mục tiêu cai nghiện ma tuý là 1.339.700.000đ (Một tỷ, ba trăm ba mươi chín triệu, bảy trăm nghìn đồng).
5.2. Nguồn lực từ phía học viên và gia đình học viên.
- Nguồn thu đóng góp từ phía học viên và gia đình học viên cai nghiện là 695.325.000đ (Sáu trăm chín mươi lăm triệu, ba trăm hai mươi lăm nghìn đồng). - Nguồn thu từ hoạt động lao động sản xuất 73.171.000đ (Bảy mươi ba triệu, một trăm bảy mươi mốt nghìn đồng).
5.3. Nguồn lực khác
Ngoài nguồn đóng góp từ phía gia đình học viên và kinh phí Nhà nước cấp, Trung tâm còn có nguồn thu từ các hoạt động tăng gia sản xuất như trồng rau, chăn nuôi…
6. Những vướng mắc khi thực hiện chính sách An sinh xã hội
6.1. Những tồn tại, vướng mắc
Trong thực hiện chính sách An sinh xã hội cho người cai nghiện ma túy cũng còn gặp nhiều khó khăn như sau:
- Đối với chế độ hỗ trợ và đóng góp học viên cai nghiện: Nhà nước chỉ hỗ trợ tiền ăn chính năm thứ nhất, một điều khó khăn hiện nay các Trung Tâm đang gặp phải là nhiều gia đình học viên có điều kiện về kinh tế nhưng vẫn cố tình chây ì trong việc đóng góp các chế độ đặc biệt là chế độ tiền ăn chính. Ngoài ra số đối tượng lang thang không có gia đình lên thăm nuôi khi bước sang năm thứ 2 Trung Tâm cũng phải hỗ trợ 100 % tiền ăn chính. Bởi vậy đã gây khó khăn trong công tác tổ chức phục vụ chế độ ăn uống cho học viên.
- Với mức ăn chính hiện nay là 420.000 đồng/1 người/1 tháng (7000 đồng/1 suất ăn) và mức ăn sáng là 60.000 đồng/1học viên/1tháng (2000 đồng/1 suất) do gia đình học viên đóng góp. Trong khi giá cả thị trường ngày càng trượt giá và biến đổi tăng cao theo từng ngày, với mức phí như vậy sẽ rất khó cho các Trung Tâm trong việc thực hiện chi trả chế độ cho học viên, phần lớn các Trung Tâm hiện nay đang phải hỗ trợ tiền ăn chính cho học viên chích từ nguồn Lao động sản xuất.
- Tiền căng tin sinh hoạt buổi tối ( do gia đình học viên đóng góp) là 10.000đồng/1 người/1 tối còn thấp so với giá cả các mặt hàng căng tin nên dẫn đến hạn chế về nguồn hàng phục vụ không được đa dạng phong phú để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhiều học viên.
- Kinh phí dạy nghề quy định 650.000 đồng/ người/ 1 khoá đào tạo nên chỉ thực hiện việc đào tạo hình thức truyền nghề với thời gian từ 2 đến 3 tháng chưa đáp ứng được yêu cầu về thời gian và chất lượng đào tạo, học viên chưa thể có một nghề chính đảm bảo cho cuộc sống sau này của mình được. Hiện nay theo số liệu số học viên trong Trung tâm tỷ lệ chưa có việc làm hoặc có chuyên môn ngành nghề nhất định là rất cao.
- Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy ở Trung tâm vẫn còn thiếu: Hiện nay Trung tâm vẫn đang còn tận dụng phòng họp, nhà hội trường để mở lớp học cho học viên. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cho học viên.
6.2. Nguyên nhân
- Đơn vị còn khó khăn về tài chính, ngoài nguồn thu từ ngân sách Nhà Nước và một phần nhỏ từ phía gia đình học viên thì không có nguồn thu nào khác để hỗ trợ cho học viên cai nghiện tại Trung tâm.
- Bước sang năm thứ 2, khi phải đóng góp tiền ăn chính cho học viên nhiều gia đình có điều kiện kinh tế vẫn chây ì không chịu đóng góp.
6.3. Hướng giải quyết
- Điều chỉnh chế độ tiền ăn chính và tiền ăn sáng cũng như tiền sinh hoạt căng tin phù hợp với giá cả và biến đổi của thị trường trong điều kiện hiện nay .
- Công tác đào tạo nghề cần chuyên sâu nhiều hơn nữa và mang tính thực tiễn: Cụ thể nâng mức kinh phí đào tạo nghề , thời gian đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn ở các trường đào tạo nghề.
- Cần hỗ trợ tiền ăn chính, tiền điện nước sinh hoạt cho những đối tượng lang thang không có gia đình hoặc những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Đối với những gia đình học viên có khả năng đóng góp chế độ theo quy định mà chây ì thì các cấp, các ngành cần có những biện pháp hướng dẫn chỉ đạo các Trung tâm Giáo dục lao động xã hội thực hiện chế độ bắt buộc các gia đình phải tham gia đóng góp. Nếu không sẽ không có chế độ bảo lãnh cho học viên sau cai tại cộng đồng.