Phân tích dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại NH an bình – PGD nguyễn thị định (Trang 32 - 34)

Bảng 2.4. Dư nợ cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Sản xuất kinh doanh 132.250 170.957 120.492

Đầu tư và kinh

doanh chứng khoán 16.244 26.639 10.560 XD, SC, MS nhà cửa đất đai để ở 29.852 49.472 39.261 XD, SC, MS nhà cửa đất đai để kinh doanh 35.192 30.444 85.292 Mua xe 4.596 2.635 3.520 Trả góp ngày 1.194 293 271 Sản xuất nông nghiệp _ _ 271 Tiêu dùng khác 5.970 12.295 11.101

(Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2008, 2009, 2010)

Biểu đồ 2.5. Tình hình tín dụng cá nhân theo mục đích sử dụng vốn

Trong tín dụng cá nhân theo cơ cấu sử dụng vốn thì sản xuất kinh doanh chiếm ưu thế nhất, sau đó là nhu cầu xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa đất đai để kinh doanh. Do PGD Nguyễn Thị Định nằm trong khu vực kinh doanh buôn bán, nên dư nợ tín dụng cá nhân phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, mua sắm, sửa chữa, xây dựng nhà cửa đất đai để kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn.

Tín dụng cá nhân về sản xuất kinh doanh tăng mạnh trong năm 2009 từ 132.250 triệu đồng năm 2008 lên 170.957 triệu đồng năm 2009, tỷ lệ tăng này tương đương khoảng 29,27% . Đến năm 2010, chỉ tiêu này giảm xuống còn 120.492 triệu đồng trong năm 2010 do tổng dư nợ tín dụng có phần giảm xuống trong năm 2010( phần giảm khoảng 29,5%). Trong khi đó, tín dụng cá nhân về xây dựng, sửa chữa và mua sắm nhà cửa đất đai để kinh doanh thì theo xu hướng ngược lại. Năm 2009, chỉ tiêu này giảm nhẹ 4.747 triệu đồng tương ứng khoảng 13,5% thì đến 2010 tăng mạnh lên đạt 85.292 tương ứng 54.874 triệu đồng, mức tăng đạt khoảng 180,16%.

Như vậy, rõ ràng PGD Nguyễn Thị Định đã khai thác tốt vị trí của mình tại Sài Gòn, nơi mà lĩnh vực kinh doanh luôn chiếm ưu thế, đó là lý do vì sao tín dụng cá nhân về lĩnh vực sản xuất kinh doanh luôn chiếm tỷ lệ cao.

Theo biểu đồ trên, cụ thể trong năm 2010, tỷ lệ tín dụng cá nhân về sản xuất kinh doanh chiếm khá cao (44.4%), tiếp theo là xây dựng, sửa chữa, mua sắm nhà cửa đất đai để kinh doanh (31.5%), trong khi đó sản xuất nông nghiệp và tiêu dùng khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ( 0.1%) trong tổng nguồn chi tiêu của hình thức tín dụng cá nhân.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá hoạt động tín dụng cá nhân tại NH an bình – PGD nguyễn thị định (Trang 32 - 34)