II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYÊN NGU CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ KHUYÊN NGƯ TRUNG ƯƠNG:
5. Đánh giá chung:
NGƯ TRUNG ƯƠNG
I- PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM vụ CÔNG TÁC KHUYÊN NGƯ CỦA CÔNG TY NHỮNG NĂM TỚI:
Với tiềm năng mặt nước của 3250km bờ biển và trên 3000 hòn đảo, trên dưới 2000.000ha mặt nước biển, ven biển, nước ngọt có khả năng phát triển nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, tạo ra nhiều việc làm và tạo ra sản phẩm hàng hoá cho xuất khẩu.
Để khai thác tiềm năng đó những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có nhiều nghị quyết, chủ chương, biện pháp đầu tư, chỉ đạo phát triền ngành kinh tế thuỷ sản từng bước đưa ngành kinh tế thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Khuyên ngư là một trong nhiều biện pháp để thúc đẩy việc hoàn thành mục tiêu trên. Nhiệm vụ của công tác khuyên ngư nói chung và của công ty Khuyến ngư nói riêng đặt ra rất lớn đi đầu trong việc trang bị kiến thức khoa học kỹ thuật cho ngư dân nông dân. Tạo ra các mô hình mới khuyến cáo nông, ngư dân học tập và làm theo, kể cả các kiến thức nuôi trồng, khai thác, chế biến bảo quản, dịch vụ hậu cần, an toàn trên biển và bảo vệ nguồn lợi phát triển bền vững.
Nghiên cứu tập tính sinh học, phân bố, di cư và qui luật biến động của các đối tượng khai thác chủ yếu, nghiên cứu mối quan hệ giữa điều kiện môi trường sinh thái với các đối tượng khai thác và kiểm tra dự báo.
Nhgiên cứu mối quan hệ giữa cường độ khai thác, cơ cấu nghề nghiệp ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản ven biển gần bờ và cửa sông ven biển. Qui hoạch lại cơ cấu nghề nghiệp, tổ chức sản xuất và phân tuyến khai thác cho phù hợp tiềm năng nguồn lợi từng vùng biển.
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện 6 chương trình khuyến ngư trọng điểm, công tác khuyến ngư cần triển khai với nhiều đối tượng, ở các vùng sinh thái khác nhau song phải có trọng điểm, có bước đi phù hợp và có sự quản lí thống nhất trên phạm vi cả nước, tập trung chuyển giao công nghệ và nhập các công nghệ mới từ nước ngoài đối với các đối tương sản xuất có giá trị. Trong quá trình thực hiện phải vừa làm vừa tổng kết rút kinh nghiệm lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu hàng đầu.
Tăng cường xây dựng mô hình nuôi các đối tượng mới nhập và ưu tiên
xuất khẩu. Các đối tượng chủ lực là cá rô phi đơn tính, tôm sú, các đối tượng nuôi trên biển và nuôi trên vùng đất cát. Quan tâm đến việc xây dựng 1Ĩ1Ô hình quản lí cộng đồng, 1Ĩ1Ô hình nuôi có quản lí tốt.
Tập trung nguồn lực khuyến ngư phục vụ chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản với các đối tương nuôi có giá trị kinh tế cao, có giá trị xuất khẩu trong đó chú trọng tập huấn trang bị kiến thức cho nông dân ở những vùng mới qui hoạch chuyển đổi từ sản xuất lúa sang nuôi tôm, cá, xây dựng mô hình nuôi tôm sinh thái, nuôi bán thâm canh, thâm canh, với qui trình ít thay nước và thay nước đã qua xử lí, mô hình nuôi biển đồng thời xây dựng
mẫu vàng câu cá ngừ đại dương và mở rộng điểm xây dựng mô hình về khai
thác, chuyên đổi cơ cấu nghề nghiệp, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và an toàn trên biển.
Tập huấn về an toàn vệ sinh bến bãi, cầu cảng, vệ sinh an toàn thực phẩm, sơ chế bảo quản sản phẩm bằng các phương thức khác nhau để nâng cao chất lượng giá trị sản phẩm khai thác, nuôi trồng. Xây dựng các mô hình sơ chế bảo quản sản phẩm thuỷ sản ở các vùng nuôi tập trung và vận chuyển hàng thuỷ sản tươi sống, hướng dẫn các trang trại thực hành chế biến xuất khẩu qui mô trang trại. Mô hình lắp hầm bảo quản lạnh trên tàu khai thác, sử dụng nước biển lạnh làm lạnh cá, khay chứa và vệ sinh hầm tàu, lắp máy sản xuất nước đá vẩy trên tàu khai thác hải sản xa bờ.
Triển khai mạnh mẽ công tác khuyên ngư về giống thuỷ sản để từng bước sản xuất đủ giống các giống loài thuỷ sản có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu, sản xuất thoả mãn các giống loài nuôi thuỷ sản truyền thống theo hướng đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, giá cả phù hợp, cung cấp tại chỗ, đúng mùa vụ nuôi cho các vùng nuôi trồng thuỷ sản trong cả nước hạn chế đến mức thấp nhất việc phải vận chuyển giống thuỷ sản từ vùng này sang vùng khác.
Củng cố và nâng cao năng lực hoạt động khuyến ngư từ trung ương đến địa phương, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng trong quá trình phát triển ngành thuỷ sản nhằm phổ biến, bồi dưỡng kiến thức về nghề cá cho nông, ngư dân.
kém hơn nông nghiệp. Từ nhận thức mới này mới tạo điều kiện thuận lợi cho khuyến ngư hoạt động.
Để hoạt động khuyến ngư mang lại hiệu quả thiết thực, không chỉ đơn thuần dựa vào khoa họ công nghệ mà các cơ chế chính sách có vị trí và vai trò rất quan trọng. Vì vậy, cần bố sung hoàn chỉnh cơ chế chính sách đối với công tác khuyến ngư trong thời gian tới, hành lang pháp lý đó sẽ là động lực thúc đẩy phát triển và tạo điều kiện để xã hội hoá công tác khuyên ngư. Nội dung cơ bản của các cơ chế chính sách nhà nước hỗ trợ nông dân tiếp nhận những tiến bộ kỹ thuật, những đối tượng sản xuất mới nâng cao hiệu quả sản xuất như:
Nguồn kinh phí cho hoạt động khuyên ngư: Ngoài các nguồn như hiện nay cần có những qui định về việc dành thuế sử dụng đất, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, khai thác thuỷ sản cho hoạt động khuyên ngư của mỗi địa phương, kể cả việc xây dựng và hoạt động của các câu lạc bộ khuyến ngư.
Chi phí cho hoạt động nghiệp vụ khuyến ngư: Ngoài những khoản như
qui định hiện hành cần có chính sách qui định việc chi cho các nội dung như giống mới, nghề mới, khai thác, bảo quản và chế biến sản phẩm....Đối với các vùng sâu, vùng xa khi xây dựng điểm mô hình Nhà nước cần nâng mức hỗ trợ chi phí về giống, thức ăn, vật tư, trang thiết bị chủ yếu. Nguồn ngân sách cấp cho khuyến ngư có thể sử dụng để hỗ trợ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật do nghiên cứu hoặc do thực tế sản xuất xuất hiện.