II- THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYÊN NGU CỦA CÔNG TY DỊCH VỤ KHUYÊN NGƯ TRUNG ƯƠNG:
2. Triển khai các hoạt động khuyến ngư thường xuyên:
2.1.Vê kết quả xây dựng các mô hình trình diễn:
Nuôi trồng thuỷ sản trong lồng bè công ty đã xây dựng50 mô hình đối với những đối tượng có giá trị kinh tế cao, tạo sản phẩm hàng hoá xuất khẩu.Từ những mô hình trên công ty đã có những đóng góp nhất định đối với phong trào nuôi thuỷ sản trong lồngbè ở 3 loại mặt nước ( biển, sông và hồ chứa)
Nuôi tôm cua và đặc sản biển có 60 mô hình, các cán bộ kỹ thuật của công ty đã xây dựng mô hình phòng trừ bệnh cho tôm, khôi phục lại nghề nuôi tôm sú, thực hiện nuôi xen xanh, luân canh lúa tôm.Đồng thời chấn chỉnh các trại nuôi sản xuất tôm giống để có giống sạch bệnh cung cấp cho ngư dân.
Nuôi thâm canh cá ao và đặc sản nước ngọt với 62 mô hình.Việc nuôi cá ao được phát triển theo hướng thâm canh phù hợp với từng vùng sinh thái
và nuôi cá giá trị xuất khẩu như chép lai, cá trê lai, cá bống tượng, cá rô phi đơn tính ,cá loại tôm có thu nhập cao như cá quả, tôm càng xanh.
dân và ngư dân vung ven biển là một lực lượng rất quan trọng đóng góp vào
thay đổi kinh tế và hội nông thôn ven biển.
Công ty khuyên ngư đã xây dựng nhiều mô hình nuôi tôm sú điển hình là
+ Mô hình nuôi tôm sú thâm canh: các mô hình này được áp dụng giải pháp kỹ thuật, quản lý bằng phương pháp ít thay nước và sử dụng chế biến chế phẩm sinh học nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả bền vững trong nuôi tôm.
Năm 2003, hoạt động khuyến như phát triển nuôi tôm sú đặc biệt quan tâm tình hình thức nuôi tôm sú trên vùng đất cát đã phối hợp với các trung tâm khuyến ngư địa phương xây dựng 6 mô hình nuôi tôm trên vùng cát với diện tích 5 ha đạt năng suất 3.5 tấn/ ha . Tại Thanh Hoá triển khai 1 ha với mật độ 30 con/m, sau 3 tháng đạt năng suất 3.4 tấn/ha , thu hồi trên 20 triệu đồng/ha .Kết quả của các mô hình đã góp phần nâng cao năng suất nuôi tôm trên cát, hiện nay năng suất bình quân của nuôi tôm trên cát từ 1.7 - 5.5 tấn/ ha, có hộ gia đình đạt 8 - 1 0 tấn /ha .
Qua kết quả mô hình nuôi tôm sú ở các địa phương cho thấy đây là mô
hình nuôi mới đối với nghề nuôi tôm trong cả nước, nếu thực hiện theo quy trình cho ăn đúng và đầy đủ số lượng vầ trong điều kiện thuận lợi thì tỷ lệ chi phí sản xuất chiếm 36 - 48% lợi nhuận đạt 52 -64%, trung bình lãi 30 - 50 triệu đồng/ ha/ vụ.
+ Mô hình nuôi tôm sú trong ruộng lúa: các mô hình là cơ sở để mở rộng và phát triển nuôi tôm sú trong các vùng chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ độc canh cây lúa sang sản xuất nông ngư kết hợp tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân. Mô hình này tận dụng được diện tích nuôi trồng không những thế giúp cho người nông dân thu hồi được hai loại sản phẩm trên một vụ
2.1.2. Chươnq trình nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn, nuôi trên biển :
Về nuôi cá lồng trên biển, công ty khuyến ngư trung ương phối hợp với trung tâm khuyến ngư Ọuảng Ninh, Hà Tĩnh và Kiên Giang triển khai xây dựng 4 điểm mô hình nuôi cá lồng trên biển với tổng số 400m lồng về các đối tượng nuôi là cá song, cá giò, cá chèm. Kết quả mô hình tại Quảng Ninh với quy mô lOOrn3, nuôi cá song với mật độ 20 con /m3 sau 7 tháng đạt năng xuất 12kg/m3 với cỡ cá thương phẩm 0.5 - 0.6 kg/con, tỷ lệ sống 60%
Tuy nhiên, hầu hết các mô hình triển khai đều gặp khó khăn về nguồn giống, chưa chủ động về con giống và giá giống còn cao, như mô hình tại Kiên Giang cá bị chết. Sau hai tháng triển khai, do cá giống vận chuyển từ xa và là nguồn giống thu gom tự nhiên nên không đảm bảo chất lượng
Các mô hình này tuy có quy mô nhỏ, nhưng đã góp phần chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ các nghề khai thác kém hiệu quả. Việc phát triển hình thức nuôi cá bằng lồng trên biển, còn giải quyết công ăn việc làm và sử dụng có hiệu quả tiềm năng diện tích mặt nước ven biển và ven các đảo, đồng thời với kết quả sinh sản nhân tạo thành công các đối tượng cá song và
2.1.3. Chương trình nuôi thuỷ sản nước ngọt
Do thấy được lợi ích của của nghề nuôi cá ao, nhiều hộ gia đình có ao nuôi nước tĩnh (vùng đồng bằng), nước chảy (vùng miền núi Tây Nguyên) đã đầu tư chiều sâu vào nuôi thâm canh. Mô hình VAC phát triển theo hướng nuôi, trồng cây và nuôi con đặc sản để đạt hiệu quả tối ưu. Yêu cầu bức xúc của người nông dân hiện nay là được bồi dưỡng huấn luyện và được chuyển giao các công nghệ kĩ thuật, công nghệ sản xuất mới về con giống thức ăn, phòng trị bệnh để có thể tăng nhanh năng suất hơn, sản lượng các đối tượng nuôi mở ra nhiều hướng làm giàu về nuôi trồng thuỷ đặc sản.
Từ những yêu cầu trên công ty đã xây dựng một số mô hình nuôi thuỷ sản nước ngọt như:
Mô hình nuôi tôm càng xanh: tôm càng xanh tiếp tục được xác định là đối tượng quan trọng đế phát triển nuôi thuỷ sản nước ngọt, tạo sản phẩm xuất khẩu. Công ty Khuyên Ngư Trung ương kết hợp với các địa phương xây dựng 26 điểm mô hình trình diễn mô hình nuôi tôm càng xanh thâm canh và bán thâm canh trên diện tích 26 ha với mụ tiêu đạt năng suất từ 1 —
3 tấn/ha/vụ. Xây dựng 2 điểm mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa trên diện tích 12 ha tại hai tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long có năng suất đạt 0,5 tấn/ha/vụ. Đặc biệt hoạt động khuyến ngư phát triển nuôi tôm càng xanh đã quan tâm đến khu vực các tỉnh miềm núi phía Bắc và Tây Nguyên, đây được xem là khâu đột phá trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở các địa bàn này. Mô hình trình diễn này góp phần mở rộng diện tích và nâng cao năng suất sản lượng tôm càng xanh phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
nuôi cá rô phi, hình thành các khả năng suất hàng hoá đáp ứng nhu cầu cung cấp nhiên liệu cho các cơ sở chế biến.
Ngoài ra chúng ta còn phối hợp với ban thanh niên nông thôn ( Trung ương đoàn TNCSHCM) trình diễn 4 điểm mô hình nuôi cá ao bán thâm canh trên diện tích 4 ha. Các điểm làm mô hình này được sự giúp đỡ và chỉ đạo kĩ thuật chặt chẽ. Mục đích của các mô hình là hướng cho thanh niên cách làm ăn mới và từng bước hoàn thiện, nhân rộng mô hình “Làng ngư nghiệp thanh niên kiểu mẫu”.
+ Mô hình nuôi cá lồng nước ngọt: Nước ta có khoảng 400.000 ha mặt
nước gần hồ chứa nước nhân tạo, hồ tự nhiên, sông cụt, chưa kể đến hàng vạn ha mặt nước các con sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Tiền, sông Hậu có khả năng sử dụng nuôi cá trong lồng bè. Vì thế để khuyến khích phát triển hình thức nuôi cá lồng trên sông, hồ Công ty Khuyến ngư Trung ương đã kí hợp đồng triển khai xây dựng 4 điểm mô hình với tổng số 400 m3 lồng nuôi cá nước ngọt trên sông hồ năng suất dự kiến đạt từ 20 - 40 kg/m3 đối tương nuôi cá là cá chép lai, cá trôi, cá rô phi.
Hoạt động khuyến ngư nuôi trồng thuỷ sản lồng bè trên sông, hồ đã góp phần đưa tổng số lồng nuôi thuỷ sản nước ngọt năm 2004 là 13.500 chiếc.
2.1.4. Chương trình khai thác hải sản xa bờ và bảo vệ nguồn lợi.
Nước ta có trên 3.260 km ven biển với diện tích mặt biển trên 1 triệu km2 và có trên 4.000 hòn đảo với trữ lượng 3 triệu tấn cho phép khai thác từ
1,2 —1,4 triệu tấn/ năm. Tuy nhiên với điều kiện thuận lợi như trên
nước ta
lại chủ yếu phát triển nghề cá nhân dân và khai thác ven bờ, ngư cụ, máy
hàng hải trang bị trên tàu cũ và lạc hậu, các tàu thuyền chủ yếu hoạt động
ven bờ từ 30m sâu trở vào mật độ tàu thuyền tương đối dày đặc,
nguồn lợi
ven biển đã khai thác vượt mức cho phép nên ngày một cạn kiệt.
Còn vùng
ngoài khơi - mênh mông thì lại bị bỏ trống không khai thác. Trứoc
hạn chế
trên Công ty Khuyến ngư Trung ương đã phối hợp với các trung tâm khuyến
ngư địa phương triển khai thực hiện các mô hình .
Mô hình lưới kéo để khai thác mực nang ở Nam Định, mô hình đã được triển khai và đi vào sản xuất.
Còn tời thu lưới vây tại các tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Trị, Thanh Hóa. Các tầu lưới vây sau khi áp dụng tời thu lưới, thời gian thu lưới giảm đi một nửa so với trước, cường độ lao động của ngư dân và nhân lực trên tàu
giảm được 30%, số mẻ lưới trong ngày tăng gấp đôi, thu nhập người lao động tăng lên từ 1.5-1.7 lần so với trước.
chế trong sản phẩm sau thu hoạch, giảm thất thoát sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo tiền đề cho các bước chế biến tiếp theo nâng cao hiệu quả kinh tế cho khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Vì thế, công ty khuyến ngư trung ương đã xây dựng được.
Mô hình cải hoán hầm lạnh, bảo quản sản phẩm thuỷ sản bằng xốp mịn, thùng nước, biển lạnh, khay nhựa trên tàu khai thác hải sản xa bờ .
Riêng các 1Ĩ1Ô hình sản xuất nước từ muối biển trên tàu khai thác xa bờ
được triển khai ít và chậm
2.2.Tập huấn, hội thảo :
Công ty khuyến ngư trung ương phối hợp với các trung tâm khuyên ngư, khuyến nông, trung tâm thuỷ sản và các đơn vị làm công tác khuyến ngư địa phương tổ chức các lóp tập huấn cho nông ngư dân tại các địa bàn có xây dựng mô hình trình diễn, tổng số 150 lóp trong đó đặc biệt quan tâm đến các nội dung về phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, không sử dụng các loại hoá chất và kháng sinh bị cấm hạn chế sử dụng thuốc và hoá chất trong sản xuất...
Phối hợp với Cục bảo vệ tài nguồn lợi thuỷ sản tổ chức hai tập huấn tại
Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh, để tuyên truyền giáo dục ngư dân có ý thức trong khai thác đối với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và trang bị cho ngư dân các kiến thức cơ bản về phòng tránh bão, cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tổ chức 12 lóp tập huấn cho bà con ở các tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Sơn La để phổ biến pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, vấn đề bảo vệ nguồn lợi kết
cá biển. Phối hợp với dự án phát triển nuôi thuỷ sản phía Bắc tổ chức lớp nghiệp vụ khuyến ngư cho hơn 40 căn hộ làm công tác khuyến ngư từ cấp huyện trở nên. Phối hợp với dự án cải cách hành chính ngành thuỷ sản tổ chức 2 lóp tập huấn nghiệp vụ khuyên ngư cho gần 100 cán bộ làm công tác khuyến ngư và cộng tác viên khuyến ngư của các tỉnh miền Trung, miền Nam. Các lớp tập huấn đều do giảng viên nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động khuyến ngư trình bày về phương pháp luận khuyến ngư và trao đổi kinh nghiệm hoạt động khuyến ngư của một số nước trong khu vực.
Phối hợp với Tổng công ty hải sản Biển Đông tổ chức các lớp tập huấn
về khai thác sử lí và bảo quản cá ngừ đại dương, kĩ thuật xảm trép và bảo quản tàu gỗ bằng vật liệu EPOXY. Qua các lớp tập huấn trên ngư dân đã được trang bị thêm các kiến thức và thông tin mới về tiềm năng, đặc điểm sinh học, ngư trường, mùa vụ của các chủng loại cá ngừ đại dương nắm bắt thêm việc tổ chức khai thác để đạt sản lượng cao, cách thiết kế chế tạo ngư cụ và kĩ thuật sơ chế, bảo quản sản phẩm đạt chất lượng cao và cập nhật thêm về thị trường tiêu thụ.
2.3.Thông tin tuyên truyền:
Phổ biến kiến thức và các điển hình sản xuất giỏi thông qua công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều phương pháp khác nhau có tác dụng và hiệu quả.
3.Triển khai hoạt động khuyên ngư hướng dẫn người nghèo làm ăn :
Đây là một nhiệm vụ mới đầy kho khăn và thử thách tuy nhiên hoat động này có ý nghĩa vô cùng quan trọng cụ thể: cán bộ Khuyên ngư làm
Thống nhất biên soạn xây dựng tài liệu với nội dung tập huấn bám
sát chương trình mục tiêu quốc gia và xoá đói giảm nghèo phù hợp với đối tượng tập huấn.
Tập huấn đúng đối tượng, cán bộ đi tập huấn bảo đảm trình độ và khả năng làm nòng cốt cho công tác xoá đói giảm nghèo ở địa phương cơ sở. Thành phần tự tập huấn phối hợp giữa tính, huyện và cơ sở theo tỷ lệ phù hợp 25% cán bộ tỉnh, 25% cán bộ huyện và 50% cán bộ xã.
Với nguồn kinh phí được cấp, công ty Khuyến ngư đã lồng ghép kinh phí tập huấn Khuyến ngư hàng năm cho tập huấn xoá đói giảm nghèo.
Các lớp tập huấn đã áp dụng những hình thức và phương pháp tập huấn kết hợp bài giảng với tham quan mô hình và trao đổi thảo luận, sử dụng các thiết bị hiện đại trong truyền đạt và cung cấp tài liệu kịp thời cho học viên. Tạo điều kiện cho tập huấn sôi động và hấp dẫn.
Giảng viên ở các lớp tập huấn là những cán bộ ở cơ quan quản lý, nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn, có kinh nghiệm trong việc
truyền đạt nội dung, trình bày bài giảng góp phần quan trọng giúp học viên có khả năng tiếp thu, nâng cao chất lượng tập huấn.
lại và bố trí thời gian ưu tiên. Một số giảng viên ở tỉnh phương pháp sư phạm lại hạn chế, do đó gây khó khăn cho việc tổ chức lớp tập huấn.
4.Các hoạt động khác :
4.1.Hoạt động dịch vụ và cung cấp vật tư phục vụ sản xuât:
Sau khi thành lập công ty dịch vụ Khuyến ngư Trung ương đã đi vào hoạt động ổn định và công ty đã làm công tác dịch vụ với nội dung sau:
Xây dựng mô hình nuôi tôm sú sạch bệnh, năng suất 4 -5 tấn/ha tại Thạch Bằng - Hà Tĩnh, Giao Lạc - Giao Thuỷ - Nam Định: 13 ha ; Kiến Thành - Kiến Thụy - Hải Phòng: 7 ha. Diện tích ao lắng lọc chiếm 20 - 25% tổng diện tích ao nuôi, mật độ thả 35 - 42 con/m2 (cỡ PL 15), sử dụng thức ăn concord của Thái Lan, hệ số thức ăn tại Nam Định là 1,45; Hà Tĩnh là 1,65; tại Hải Phòng là 2,5. Tổng sản lượng đạt 21,6 tấn.
Công ty đã nhập khẩu 1,26 triệu con cá rô phi đơn tính cung cấp cho các tính Hưng Yên, Thanh Hoá, Nghệ An, Yên Bái, Bà Rịa - Vũng Tàu. Cung cấp 5 triệu con giong tôm sú, tôm càng xanh, tôm he chân trắng, 1,5 triệu cá chim trắng. Ngoài ra còn cung cấp số lớn cá lóc, cá trắm cỏ, cá trắm đen, cá chép Việt Nam, chép lai... cho các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Bến Tre, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Phú Yên...
Ngoài ra công ty còn cung ứng nhiều loại thức ăn cho nuôi tôm, nuôi cá như ConCord, KP90, Thanh Toàn, Phù Đổng, Vĩnh Thịnh....Các chế phẩm sinh học Dolomite, Dầu gan mực, Vitamin C...các trang thiết bị cho nuôi tôm, cá như lồng nuôi cá phủ bằng Composite, máy thổi khí, hệ thống