GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC.

Một phần của tài liệu Giáo án âm nhạc lớp 3 theo chuẩn VNEN (Trang 32 - 34)

III. TIẾN TRÌNH:

GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC.

I. MỤC TIÊU:

- HS biết hát theo giai điệu và lời ca lời 2. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa. Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc.

- Giáo dục HS lòng yêu lao động và kính trọng người lao động theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN :

* GV: + Hát chuẩn xác lời 2 bài hát + Nhạc cụ.

+ Tranh ảnh một vài nhạc cụ dân tộc. * HS: SGK, nhạc cụ gõ.

III. TIẾN TRÌNH:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HĐTQ làm việc:(3’)

Nội dung 1: Hát

Hoạt động cơ bản: (05') Dạy hát lời 2 bài

Ngày mùa vui.

- KĐ: Hát một bài đã học

Hoạt động cả lớp.

- Cho HS ôn lại lời 1, hát đúng giai điệu và lời ca. Tập hát lời 2.

- Hát mẫu.

Hỏi HS cảm nhận về bài hát.

Hoạt động cá nhân.

- Hướng dẫn HS đọc lời ca bài hát. Lời 2 bài hát có 8 câu hát.

Hoạt động thực hành:(12')

- Ôn lại lời 1. - Nghe hát mẫu. - Trả lời.

Hoạt động nhóm.

- Tập hát từng câu.

+ GV hát mẫu và hướng dẫn HS học hát từng câu móc xích đến hết bài.

+ Mỗi câu hát cho HS hát mỗi câu 2,3 lần để HS nhớ giai điệu và lời ca.

+ Hát toàn bộ lời 2.

+ Lưu ý HS về trường độ bài hát để ngân nghỉ cho đúng. 3 tiếng có luyến 2 âm là:

nắng tươi, ấm no, đâu vui.

+ GV giữ phách cho HS hát đúng nhịp. - Luyện tập:

- GV nhận xét, sửa sai.

Hoạt động cả lớp.

- Hát cả bài kết hợp gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca.

- Hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản: chân nhún nhẹ nhàng theo nhịp.

- GV nhận xét, đánh giá.

Hoạt động ứng dụng:(1')

- HS hát cho gia đình nghe.

Nội dung 2: Giới thiệu nhạc cụ dân tộc. Hoạt động cơ bản: (5') Giới thiệu một vài

nhạc cụ dân tộc. (đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh).

Hoạt động nhóm.

- Cho HS quan sát tranh 3 loại nhạc cụ dân tộc.

- Thảo luận ghi tên từng loại nhạc cụ và hiểu biết về nhạc cụ đó và trình bày.

+ Đàn bầu: Chỉ có 1 dây, còn có tên là Độc huyền cầm. Âm thanh của đàn bầu ngân nga thánh thót.

+ Đàn nguyệt (đàn kìm): Có thân đàn hình tròn, giống như mặt trăng tròn nên được gọi là đàn nguyệt. Một số nơi còn gọi là đàn Kìm. Đàn nguyệt có 2 dây.

+ Đàn tranh: Có 16 dây nên còn có tên là đàn thập lục. Đàn tranh có âm thanh trong trẻo, tươi vui, được dùng để hòa tấu trong các dàn nhạc dân tộc hoặc đệm cho ngâm thơ, hát..

- Học hát từng câu theo hướng dẫn.

- Ghi nhớ.

- HS luyện tập: - Thực hiện.

- Tích cực biểu diễn trước lớp.

- Quan sát tranh. - Ghi nhớ.

Hoạt động thực hành: (7')

- GV nhận xét và đặt câu hỏi để HS ghi nhớ tên gọi nhạc cụ, có tên gọi khác ntn.

- Cho HS nghe âm thanh từng nhạc cụ. - Giáo dục HS lòng yêu lao động và kính trọng người lao động theo tấm gương đạo đức Bác Hồ.

- GV nhận xét chung.

Hoạt động ứng dụng:(1')

- Các nhạc cụ gắn liền với âm nhạc truyền thống của dân tộc các em cần phải biết yêu quý và trân trọng..

- HS nhắc lại, nhận biết từng loại nhạc cụ.

- Ghi nhớ.

TUẦN 16

Ngày soạn: 20/12/2014

Ngày giảng: 23/12 - 3A1,3A2, 3A3

26/12 - 3A4

TIẾT 16

Một phần của tài liệu Giáo án âm nhạc lớp 3 theo chuẩn VNEN (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w