quốc tế
2.2.1. Khái niệm, vị trí, vai trò của chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế kiện hội nhập quốc tế
dạng văn bản chính sách và ban hành theo các văn bản pháp luật (Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) hoặc được quy định trong các Nghị quyết, các chương trình phát triển… nhưng đều có nội dung bản chất là thể hiện rõ lập trường và thái độ ứng xử của Nhà nước (Chủ thể quản lý) đối với sự phát triển lĩnh vực DVPPBL (đối tượng quản lý) trước các vấn đề ai ? cái gì ? ở đâu ? điều kiện nào ? với hình thức nào ? và bằng cách nào ? nhằm hướng sự phát triển của lĩnh vực DVPPBL đến các mục tiêu xác định trong từng giai đoạn. Chính sách phát triển DVPPBL là sự cụ thể hóa và để thực hiện các mục tiêu đã xác định trong các chiến lược và quy hoạch phát triển, các đề án, chương trình phát triển quốc gia về lĩnh vực DVPPBL trong từng thời kỳ. Chính sách phát triển DVPPBL là một thuật ngữ được dùng để chỉ các chính sách của Nhà nước ban hành để tác động điều chỉnh sự phát triển của lĩnh vực DVPPBL. Có thể được phân chia chính sách phát triển DVPPBL thành 2 cấp độ: (1) Chính sách khung để làm khung khổ chung cho các chính sách cụ thể, đặc thù; (2) các chính sách cụ thể đối với từng vấn đề quản lý hay đối tượng tác động của chính sách. Các chính sách cụ thể như: ai ? (chính sách thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh DVPPBL), cái gì ? (Chính sách mặt hàng) Ở đâu ? (Chính sách phát triển thị trường DVPPBL), điều kiện nào ? (chính sách phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh DVPPBL), bằng cách nào ? (chính sách thuế, tín dụng, hỗ trợ đào tạo nhân lực, hỗ trợ thông tin thị trường …nhằm khuyến khích phát triển các lĩnh vực ưu tiên, đặc thù….)
Vị trí, vai trò của chính sách phát triển DVPPBL trong hệ thống các chính sách thương mại của Nhà nước được xác định như sau :
- Ở góc độ tiếp cận của ngành thương mại, chính sách phát triển DVPPBL là chính sách thương mại cụ thể hay nó là chính sách bộ phận của chính sách thương mại trong nước. Thương mại với tư cách là một ngành của nền kinh tế quốc dân nhưng hoạt động chủ yếu trong khâu phân phối, lưu thông. Quá trình tái sản xuất xã hội là một chu trình tuần hoàn bao gồm các khâu: Sản xuất - phân phối - lưu thông - tiêu dùng. Thương mại nằm trong khâu phân phối, lưu thông của quá trình tái sản xuất xã hội và đảm nhiệm chức năng lưu chuyển hàng hoá xã hội, kết nối sản xuất với tiêu dùng. Trong đó, thương mại bán lẻ chỉ là một khâu cuối cùng trong quá trình lưu thông hàng hoá, thực hiện chức năng phân phối hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Ở góc độ tiếp cận này thì chính sách phát triển DVPPBL là loại chính sách cụ thể của chính sách lưu thông hàng hoá của Nhà nước.
- Ở góc độ chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong tổ chức phát triển nền kinh tế nói chung, tổ chức quản lý quá trình phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá nói riêng thì chính sách phát triển DVPPBL là một nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước đối với sự hình thành, phát triển DVPPBL trên thị trường trong nước. Để tổ chức phát triển DVPPBL trong toàn nền kinh tế theo mục tiêu mong muốn, hạn chế sự hình thành các loại hình DVPPBL một cách tự phát hoặc không phù hợp với định hướng qui hoạch phát triển, Nhà nước áp dụng chính sách khuyến khích sự phát triển các loại hình DVPP có hiệu quả cao, hiện đại, và hạn chế sự phát triển các loại hình DVPP kém hiệu quả. Ở phương diện này, các chính sách cụ thể về phát triển DVPPBL là một bộ phận trong cấu trúc của cơ chế quản lý Nhà nước đối với DVPPBL
Trên thực tế, trong tổ chức phát triển DVPPBL trong nền kinh tế, Nhà nước áp dụng nhiều loại chính sách kinh tế khác nhau, như chính sách đất đai, chính sách thương mại, chính sách đầu tư, chính sách tài chính, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách khoa học & công nghệ, chính sách hội nhập kinh tế quốc tế ... Vì thế, chính sách phát triển DVPPBL không phải là chính sách kinh tế có tính độc lập tương đối, mà nó là một chính sách cụ thể trong tổng thể các chính sách kinh tế nêu trên.
- Ở góc độ quản lý Nhà nước về thương mại, chính sách phát triển DVPPBL cũng không có vị trí độc lập tương đối, mà nó thường là sự cụ thể hoá trong mối quan hệ biện chứng của các chính sách thương mại tổng quát.
- Để định vị chính sách phát triển DVPPBL trong hệ thống chính sách kinh tế nói chung, chính sách thương mại nói riêng, cần đặt chính sách phát triển DVPPBL trong mối quan hệ hữu cơ với một số khái niệm về chính sách thương mại có phạm vi điều chỉnh rộng hơn và bao gồm nội dung cụ thể của chính sách phát triển DVPPBL
+ Chính sách thương mại tổng quát là một hệ thống quan điểm, nguyên tắc điều chỉnh và các qui định, công cụ, biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại trong và ngoài nước ở những thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Nội dung chính sách thương mại tổng quát (hay còn gọi là chính sách khung, có tính đường lối về phát triển thương mại của quốc gia trong từng thời kỳ lịch sử
nhất định) qui định các vấn đề thương nhân và hoạt động của thương nhân, vấn đề phát triển thương mại trong nước và quốc tế, chức trách của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại, tổ chức lưu thông hàng hoá, phát triển thương mại các vùng khó khăn, vấn đề tự do hoá và bảo hộ mậu dịch, thuế quan và phi thuế quan, trách nhiệm và quyền hạn của các doanh nghiệp thương mại khi kinh doanh thương mại trong nước hay với nước ngoài, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thương mại. Chính sách thương mại tổng quát thường được quy định trong Luật thương mại
+ Các chính sách thương mại cụ thể :
Tuỳ theo cách tiếp cận, mục đích nghiên cứu, người ta có thể phân loại các chính sách thương mại cụ thể theo các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn:
Theo phạm vi không gian địa lý kinh tế của hoạt động thương mại, phân chia thành: Chính sách thương mại trong nước và chính sách thương mại quốc tế (tên gọi cũ là chính sách nội thương và chính sách ngoại thương).
Theo đối tượng trao đổi, mua bán trong hoạt động thương mại, phân chia thành: Chính sách thương mại hàng hoá và chính sách thương mại dịch vụ.
Theo phân ngành dịch vụ phân phối chia thành chính sách phát triển dịch
vụ phân phối bán buôn và chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ, chính sách đối với nhượng quyền thương mại và chính sách đối với kinh doanh đại lý ủy quyền.
Theo mức độ can thiệp của Nhà nước vào hoạt động thương mại, phân chia
thành: Chính sách tự do hoá thương mại và chính sách bảo hộ thương mại (còn gọi là bảo hộ mậu dịch).
Theo mức độ hội nhập thể chế thương mại toàn cầu, phân chia thành: Chính
sách thuế và chính sách phi thuế.
Theo các thành tố của hoạt động thương mại, phân chia thành: Chính sách
thương nhân (ai), chính sách mặt hàng (cái gì), chính sách thị trường (ở đâu), chính sách đầu tư phát triển thương mại (điều kiện nào), chính sách phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh phân phối sản phẩm, hàng hoá (bằng cách nào, với hình thức nào).
Như vậy, chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ là sự cụ thể hóa chính sách thương mại tổng quát hay nó chính là một trong những chính sách thương mại
cụ thể. Luận án này tiếp cận chính sách phát triển DVPPBL với ý nghĩa là một chính sách thương mại cụ thể, với các chính sách bộ phận được phân loại từ góc độ các thành tố của hoạt động thương mại.
+ Chính sách phát triển DVPPBL là sự cụ thể hoá nội dung của chính sách thương mại tổng quát trong lĩnh vực DVPPBL, nó gồm chính sách khung và các chính sách cụ thể. Trong đó chính sách khung bao gồm một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc điều chỉnh lĩnh vực hoạt động phân phối bán lẻ cùng các qui định, các công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh sự phát triển DVPPBL của nền kinh tế hướng tới các mục tiêu xác định trong từng thời kỳ, phù hợp với mục tiêu phát triển thương mại của quốc gia, góp phần đạt được mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.