Khung khổ chung của chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam (Trang 43 - 183)

a) Chính sách khung của Nhà nước đối với lĩnh vực DVPPBL

- Bản chất và nội dung của chính sách phát triển DVPPBL

Bản chất của chính sách phát triển DVPPBL là mang tính chủ quan, phản ánh lập trường và thái độ ứng xử của Nhà nước cùng những mong muốn và ý chí của chủ thể quản lý (Nhà nước) đối với sự phát triển của lĩnh vực DVPPBL trong từng thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, nội dung của nó lại gồm cả các nhân tố khách quan được nhận thức và phản ánh trong chính sách (chủ quan) cùng mối quan hệ giữa nhân tố khách quan với yếu tố chủ quan. Chất lượng và hiệu lực của chính sách phụ thuộc trước hết vào mức độ phản ánh và trình độ nhận thức về hiện thực khách quan sự vận động của lĩnh vực DVPPBL của nền kinh tế trong nội dung chính sách được xây dựng, hoạch định. Các nội dung cụ thể gồm:

Một là, động thái của thị trường DVPPBL và sự vận động của các hệ thống phân phối hàng hoá trong nền kinh tế nói chung, các HTPPBL của các doanh nghiệp (cấp vi mô) nói riêng (đặc biệt là các xu hướng tự vận động trái ngược nhau của các HTPPBL cấp vi mô) ... là biểu hiện của nhân tố khách quan, và là cơ sở nhận thức hình thành chính sách phát triển lĩnh vực DVPPBL

Hai là, hệ thống các quan điểm và nguyên tắc điều chỉnh sự phát triển của lĩnh vực DVPPBL, thể hiện lập trường và thái độ ứng xử của chủ thể quản lý là Nhà nước đối với lĩnh vực DVPPBL, trước hết là đối với dòng chảy của hàng hoá từ người bán lẻ đến người tiêu dùng , nó mang tính chủ quan.

Các quan điểm điều chỉnh đó phải thể hiện rõ lập trường và thái độ của Nhà nước về các vấn đề như: Tự do hoá hay bảo hộ các nhà bán lẻ trong nước, mức độ tự do hoá đến đâu và các mức độ hạn chế áp dụng cho nhóm mặt hàng hoặc chủ thể kinh doanh phân phối bán lẻ (hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, cấm kinh doanh ...), khuyến khích hoặc hạn chế các loại hình PPBL cụ thể (chẳng hạn khuyến khích phát triển các loại hình PPBL hiện đại, các loại hình phân phối bán lẻ truyền thống ở vùng núi và vùng đồng bào dân tộc ...).

Các nguyên tắc điều chỉnh của chính sách phải phù hợp với các điều ước quốc tế đa phương, song phương mà Nhà nước đã cam kết, trước hết là các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, các nguyên tắc cơ bản của tổ chức phát triển thị trường bán lẻ trong nước, các chính sách phát triển kinh tế - xã hội các vùng lãnh thổ đặc thù ...v...v... Điều đó nhằm bảo đảm sự đồng bộ của chính sách phát triển DVPPBL với các chính sách kinh tế - xã hội khác trong hệ thống các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Ba là, các qui phạm chính sách về phạm vi đối tượng tác động của chính sách và các công cụ, biện pháp tác động lên các đối tượng điều chỉnh đó để đạt tới mục tiêu của chính sách. Nó thể hiện ý chí và quyền lực Nhà nước trong việc thực hiện các mục tiêu của chính sách.

Bốn là, các nội dung thể hiện chức năng của chính sách phát triển DVPPBL được biểu đạt bằng các nguyên tắc và cách thức tác động của chính sách đến việc thực hiện các chức năng phân phối quan trọng nhất của DVPPBL. Chẳng hạn các nội dung như: Khuyến khích phát triển các loại hình PPBL hiện đại ở các đô thị lớn và hạn chế phát triển thêm các loại hình PPBL có tính truyền thống ở khu vực thị trường này; ưu tiên các doanh nghiệp sản xuất trực tiếp thiết lập mạng lưới phân phối bán lẻ sản phẩm của doanh nghiệp và/hoặc loại hình tổ chức tiêu thụ nông sản cho các hộ và chủ trang trại theo phương thức hợp đồng tiêu thụ nông sản trực tiếp giữa nhà bán lẻ và người sản xuất.

Năm là, các nội dung thể hiện cấp độ quản lý của chính sách phát triển DVPPBL (theo phân cấp quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân), trong đó phân định rõ là Chính sách do Nhà nước Trung ương (Chính phủ) hoạch định, ban

hành và tổ chức thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước hoặc vùng lãnh thổ đặc thù (cấp vĩ mô/quốc gia) hay chính sách do UBND các tỉnh, thành phố hoạch định, ban hành và tổ chức thực hiện trên phạm vi địa bàn của từng tỉnh, thành phố. Cố nhiên, chính sách cấp tỉnh (trung mô/cấp địa phương) này phải phải phù hợp với các chính sách cấp vĩ mô/quốc gia và là sự cụ thể hoá của chính sách cấp quốc gia (theo phân cấp quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ).

- Khung cấu trúc nội dung của văn bản chính sách phát triển DVPPBL

Từ góc độ xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL, có thể xác định khung cấu trúc nội dung của văn bản chính sách gồm các bộ phận chủ yếu sau:

Một là, các mục tiêu hướng tới của chính sách trong phạm vi thời hiệu của chính sách, thể hiện ý chí của Nhà nước đối sự phát triển của lĩnh vực DVPPBL của nền kinh tế. Chẳng hạn: Khuyến khích phát triển các HTPPBL cụ thể có tính hiện đại, khuyến khích xã hội hoá đầu tư phát triển hệ thống chợ ở địa bàn miền núi và vùng đồng bào dân tộc, ổn định thị trường bán lẻ các mặt hàng thiết yếu, tăng cường vai trò “trung gian” của các nhà bán lẻ trong việc kết nối giữa các nhà sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng … v...v...

Hai là, đối tượng và phạm vi tác động điều chỉnh trong qui phạm chính sách. Đối tượng điều chỉnh có thể là một số hoặc toàn bộ các yếu tố cấu thành, tham gia vào lĩnh vực DVPPBL (chẳng hạn gồm: Thương nhân, mặt hàng, thị trường, đầu tư, ...). Phạm vi tác động điều chỉnh của chính sách có thể xác định theo không gian thị trường (toàn quốc, vùng lãnh thổ đặc thù, tỉnh/thành phố ...) và/hoặc theo các loại hình phân phối bán lẻ (hiện đại hoặc truyền thống) hoặc theo từng loại hình tổ chức kinh doanh bán lẻ (siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện lợi, chợ, đường phố chuyên doanh bán lẻ theo ngành hàng ...) ...

Ba là, hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc tác động, điều chỉnh của Nhà nước đối với các đối tượng và theo phạm vi điều chỉnh đã được xác định trong qui phạm chính sách. Hệ thống các quan điểm chính sách phải thể hiện rõ lập trường và thái độ ứng xử của Nhà nước đối với các đối tượng quản lý đã xác định trong qui phạm chính sách. Các nguyên tắc điều chỉnh của chính sách phải thể hiện được tính nhất quán, đồng bộ của chính sách phát triển DVPPBL với các chính sách kinh tế - xã hội khác (trước hết là các chính sách thương mại khác trong hệ thống các chính sách thương mại), và bảo đảm cho đối tượng quản lý vận động đạt tới mục tiêu đã định.

Bốn là, các công cụ, biện pháp được Nhà nước sử dụng thực hiện sự điều chỉnh sự hình thành và phát triển lĩnh vực DVPPBL, của các đối tượng được xác định trong qui phạm chính sách theo quan điểm và mục tiêu đã xác định. Chính sách phát triển DVPPBL cũng giống như các chính sách kinh tế khác, nó không chỉ đề ra quan điểm về nguyên tắc điều chỉnh chung đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu xác định, mà sự điều chỉnh đó phải được thực hiện thông qua và bằng các công cụ, biện pháp cụ thể (trước hết là các công cụ kinh tế như lãi suất, thuế suất, giá, đất đai ...). Hiệu quả và hiệu lực quản lý của chính sách phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn đúng các công cụ, biện pháp quản lý phù hợp với từng nhóm đối tượng quản lý, phù hợp với các định chế kinh tế chung của Nhà nước trong quá trình hội nhập với các định chế kinh tế - thương mại toàn cầu. Hơn nữa, cùng với việc xác định, lựa chọn công cụ biện pháp được sử dụng thì các qui định về mức độ sử dụng từng công cụ và nguyên tắc sử dụng từng công cụ quản lý đó cũng cần được xác định một cách minh bạch trong nội dung qui phạm chính sách.

Năm là, Các qui phạm về tổ chức thực thi chính sách phát triển DVPPBL về thời hiệu của chính sáchvà phân định các vùng giáp gianh hay chồng gối của chính sách

phát triển DVPPBL với các chính sách kinh tế khác để có qui định cụ thể phương cách xử lý nhằm đảm bảo cho chính sách có tính thực thi cao.

b) Phân loại các chính sách cụ thể tác động đến sự phát triển DVPPBL - Phân loại theo đối tượng tác động của chính sách, phân thành 3 nhóm sau:

(1) Các chính sách tác động đến sự gia nhập thị trường và cạnh tranh trên thị trường bán lẻ của các chủ thể kinh doanh, bao gồm:

+ Chính sách hội nhập, mở cửa thị trường DVPP: Quy định các điều kiện, quy mô, mức độ, hình thức tiếp cận và tham gia thị trường DVPPBL ở trong nước của thương nhân nước ngoài.

+ Chính sách phát triển thương nhân trong lĩnh vực DVPPBL: Quy định các điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh DVPPBL và phát triển hệ thống phân phối hàng hóa Việt nam trên thị trường trong và ngoài nước.

+ Chính sách mặt hàng lưu thông phân phối bán lẻ trên thị trường trong nước: Quy định danh mục các mặt hàng cấm kinh doanh, các mặt hàng hạn chế kinh doanh, các mặt hàng tự do kinh doanh; quy định về chất lượng hàng hóa bán lẻ

+ Chính sách phát triển thị trường DVPPBL: Quy định các hình thức tổ chức phát triển thị trường; mức độ và các công cụ, biện pháp can thiệp của Nhà nước để điều tiết thị trường các ngành hàng, mặt hàng quan trọng có khả năng tác động đến các cân đối lớn của nền kinh tế hoặc để bảo đảm an sinh xã hội; quy định các công cụ, biện pháp hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy phát triển DVPPBL ở các khu vực thị trường đặc thù, địa bàn đặc thù (nông thôn, miền núi, hải đảo…)

+ Chính sách cạnh tranh trên thị trường DVPPBL: Quy định các hình thức liên kết và hành vi kinh doanh bị cấm do có khả năng làm thủ tiêu cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường bán lẻ; quy định hạn chế hay cấm các loại hình bán lẻ có khả năng dẫn đến độc quyền, thủ tiêu cạnh tranh của các hình thức phân phối hoặc gây tổn hại môi trường, gây mất an ninh kinh tế, gây tổn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng…

(2) Các chính sách tác động đến cơ sở ra quyết định đầu tư, điều kiện thực hiện đầu tư xây dựng và phát triển các loại hình DVPPBL, gồm:

+ Chính sách sử dụng đất đai: Quy định về sử dụng và quỹ đất dành cho quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho phát triển các loại hình DVPPBL; quy định cụ thể địa điểm được phép mở cơ sở bán lẻ; quy định về giá thuê mặt bằng xây dựng cơ sở bán lẻ…

+ Chính sách đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phát triển DVPPBL và phát triển các loại hình DVPPBL: Quy định các hình thức thu hút và biện pháp quản lý sử dụng các nguốn vốn đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực DVPPBL; quy định các thủ tục, điều kiện đầu tư và các công cụ hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các trọng điểm ưu tiên theo địa bàn và/hoặc loại hình cơ sở DVPPBL.

+ Chính sách phát triển các loại hình DVPPBL như chính sách phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tiện ích… Trong đó, quy định rõ các hệ thống phân phối bán lẻ được ưu tiên khuyến khích phát triển trước; cách thức và biện pháp xử lý các xung đột về lợi ích giữa các nhà bán lẻ truyền thống với các nhà bán lẻ hiện đại trên các địa bàn đặc thù, xử lý mối quan hệ giữa phát triển các cơ sở bán lẻ với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an sinh xã hội…

(3) Các chính sách tác động đến hoạt động kinh doanh và hiệu quả vận doanh của các cơ sở DVPPBL, gồm: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chính sách thuế (như thuế nhập khẩu hàng hóa, thiết bị cho các cơ sở bán lẻ, thuế doanh thu, thuế thu nhập doanh nghiệp…): quy định về các mức thuế, cơ sở tính thuế và thu thuế….tác động đến hạch toán đầu vào và đầu ra của các cơ sở bán lẻ, tác động đến giá vốn và giá bán hàng hóa của các cơ sở bán lẻ….

+ Chính sách tín dụng, lãi suất: Quy định về vay vốn và mức lãi suất vốn vay các ngân hàng thương mại của các cơ sở bán lẻ… tác động đến khả năng mở rộng kinh doanh và chi phí đầu vào – đầu ra của hàng hóa bán lẻ, tác động đến khả năng cạnh tranh của các cơ sở bán lẻ.

+ Chính sách giá: Quy định về cơ sở hình thành giá bán lẻ và mức giá “trần” bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống xã hội; quy định về các cách thức, biện pháp can thiệp của Nhà nước để điều tiết thị trường – giá cả một số mặt hàng thiết yếu, nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, bình ổn thị trường và bảo đảm an sinh xã hội.

+ Các chính sách quản lý thị trường, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng: Quy định các nguyên tắc, biện pháp hình thức xử lý các hành vi kinh doanh bán lẻ và các hàng hóa của các cơ sở bán lẻ khi có sự vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về chất lượng hàng hóa trong lưu thông, về an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ người tiêu dùng. Các chính sách này vừa có tác động răn đe vừa khuyến khích các cơ sở bán lẻ thực hiện đúng pháp luật hiện hành.

+ Chính sách hỗ trợ đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho phát triển lĩnh vực DVPPBL, cho các cơ sở DVPPBL: Quy định các đối tượng được hỗ trợ đào tạo, hình thức và công cụ hỗ trợ đào tạo từ phía nhà nước… nhằm hình thành và phát triển các nhà quản trị chiến lược của các cơ sở bán lẻ, lực lượng lao động vận doanh có tính chuyên nghiệp cao…

+ Chính sách hỗ trợ thông tin thị trường, xúc tiến thương mại từ phía nhà nước cho các cơ sở bán lẻ: Quy định các đối tượng, hình thức và công cụ hỗ trợ thông tin thị trường, hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại từ phía nhà nước… nhằm tăng cường năng lực tiếp cận và hoạt động thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của các cơ sở bán lẻ, nhà phân phối bán lẻ trong nước.

- Theo nội dung các chính sách và theo mục đích quản lý của chính sách, phân thành 5 nhóm quy định chính sách:

hoạch phân vùng và sử dụng đất để giảm thiểu các ảnh hưởng về không gian và phân bổ hợp lý các nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực bán lẻ…)

(2) Các quy định về kiểm soát giá cả (để bảo vệ người tiêu dùng…)

(3) Các quy định về cơ cấu doanh nghiệp như cơ cấu vốn góp, cơ cấu lao động và quản lý cạnh tranh (để ngăn chặn độc quyền)

(4) Các quy định về bảo đảm sự ổn định của thị trường (nhằm kiểm soát sự gia nhập của các công ty mới để tránh dư thừa công suất…)

(5) Các quy định về cấp phép, kiểm tra kiểm soát (nhằm bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, an toàn cho các chủ thể tham gia thị trường bán lẻ…)

Bảng 2.1: Cơ sở và khung khổ chính sách phát triển DVPPBL trong điều kiện hội nhập quốc tế

Các chính sách cụ thể tác động đến sự phát triển DVPPBL Các chính sách tác động đến sự gia nhập thị trƣờng và cạnh tranh trên thị trƣờng DVPPBL Các chính sách tác động

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam (Trang 43 - 183)