Vai trò của dịch vụ phân phối bán lẻ đối với phát triển kinh tế xã hội trong

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam (Trang 27 - 29)

trong thời đại ngày nay

- Trong tất cả các quốc gia có đầy đủ dữ liệu, lĩnh vực phân phối (bán buôn và bán lẻ cộng lại) chiếm một phần đáng kể trong các hoạt động kinh tế. Phần đóng góp của lĩnh vực phân phối trong tổng GDP nằm trong khoảng từ 8% ở Đức, Ireland đến trên 20% ở Hồng Kông, Trung Quốc và Panama. Tại Philippin và Indonesia, dịch vụ phân phối đóng góp khoảng 16% GDP. Tại nhiều nền kinh tế, lĩnh vực này chỉ đứng thứ hai sau lĩnh vực chế tạo về mức đóng góp GDP và vượt trên các lĩnh vực khác như nông nghiệp, khai khoáng, vận tải, viễn thông và dịch vụ tài chính. Đóng góp của lĩnh vực này trong việc tạo công ăn việc làm thường còn lớn hơn đóng góp vào GDP, thể hiện khả năng thu hút lao động mạnh mẽ của lĩnh vực này. Dịch vụ bán lẻ bao giờ cũng sử dụng nhiều lao động hơn dịch vụ bán buôn. Chỉ số thể hiện tầm quan trọng của lĩnh vực phân phối trong các hoạt động kinh doanh chính là tỷ lệ số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối trong tổng số các doanh nghiệp trong một nền kinh tế, tỷ lệ này nằm trong khoảng từ nhỏ hơn 20% tại Hoa Kỳ, Đan Mạch và Ireland, lên tới 40% tại Hy Lạp và Bồ Đào Nha.

Một số nước có số lượng tương đối lớn các doanh nghiệp phân phối là do đặc thù có nhiều doanh nghiệp bán lẻ qui mô nhỏ. Ở Việt Nam, dịch vụ phân phối đóng góp 13 - 14% vào tổng GDP của nền kinh tế từ sau năm 2004 đến nay.

Ý nghĩa kinh tế của DVPPBL trong nền kinh tế thị trường và trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế còn hơn nhiều so với đóng góp đơn thuần vào GDP, các DVPPBL có các vai trò và ý nghĩa kinh tế chủ yếu sau:

- Góp phần giải quyết các mâu thuẫn cơ bản về phân phối hàng hoá của nền kinh tế thị trường. Các mâu thuẫn cơ bản về phân phối của nền kinh tế thị trường được giải quyết đó là:

+ Mâu thuẫn thứ nhất là mâu thuẫn giữa sản xuất khối lượng lớn, chuyên môn hoá sâu với nhu cầu tiêu dùng theo khối lượng nhỏ và đa dạng.

+ Mâu thuẫn thứ hai là sự khác biệt về không gian giữa sản xuất và tiêu dùng. + Mâu thuẫn thứ ba là sự khác biệt về thời gian do thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng không trùng khớp.

Dịch vụ bán lẻ chiếm vị trí trọng tâm trong lĩnh vực phân phối vì tạo giá trị gia tăng và việc làm, chỉ đạo marketing cho liên kết dọc của mỗi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị hàng hóa với giá trị gia tăng cao. Nhờ sự phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ chuyên nghiệp, Nhà nước có thể thực hiện được hiệu quả các chức năng điều tiết và kiểm soát thị trường như điều tiết cung cầu hàng hóa, kiểm soát hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại, kiểm soát giá cả thị trường…

- Tạo lập và nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, sức cạnh tranh quốc gia. Các quyết định về xây dựng hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá đã và đang trở thành những chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp, là một công cụ cực kỳ quan trọng và phức tạp trong chiến lược marketing hỗn hợp cua doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp tạo lập được lợi thế cạnh tranh bền vững dài hạn trên thị trường và thành công trong kinh doanh. Phát triển và quản lý được hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm của mình.

- Tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng. Dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hoá giữ vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội, bởi nó đảm bảo một khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất là khâu tiêu thụ. Dịch vụ phân phối bán lẻ cung cấp cho người tiêu dùng đúng chủng loại hàng hoá mà họ cần, đúng thời gian, tại một địa điểm và ở một mức giá mà người tiêu dùng chấp nhận. Dịch vụ phân phối bán lẻ

có thể dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế thị trường, trên cơ sở đó mà tăng cường thương mại hàng hoá và phát triển thị trường cho các ngành kinh tế và sản phẩm có lợi thế, cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế đất nước. [5;21-30]

Một phần của tài liệu hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)