Tiếp nhận người thi hành án phạt tù

Một phần của tài liệu thi hành án phạt tù đối với người chưa thành niên lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 73)

Để tạo điều kiện cho việc tiếp nhận người phải chấp hành án phạt tù được tiến

hành đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, Điều 26 Luật THAHS đã quy

định đầy đủ, cụ thể những quyền và nghĩa vụ của cơ quan tiếp nhận phạm nhân: trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện được chỉ định thi hành án phải tiếp nhận người chấp hành án phạt tù khi có đầy đủ hồ sơ quy định tại

Điều 25 Luật THAHS; Việc tiếp nhận phải được lập thành biên bản sau khi tiếp nhận,

cơ quan tiếp nhận phải tổ chức khám sức khỏe ngay cho người tiếp nhận để lập hồ sơ

sức khỏe phạm nhân.

Việc quy định cơ quan tiếp nhận phải tổ chức khám sức khỏe ngay cho người

được tiếp nhận để lập hồ sơ sức khỏe phạm nhân có ý nghĩa rất quan trọng, là bước khởi đầu để phân loại quản lý phạm nhân, theo quy định khi kiểm tra sức khỏe phạm nhân nếu phạm nhân đạt yêu cầu thì được chuyển vào giam tập trung, những phạm nhân có sức khỏe không tốt (ho, cảm cúm, bệnh ngoài da...) hay có vết tích của thương

tật thì sẽ được giam giữ riêng để cán bộ y tế của trại giam điều trị cho khỏe hẳn rồi mới đưa vào giam giữ tập trung.

Bên cạnh đó, việc khám sức khỏe còn giúp phân loại bố trí công việc lao động cho phù hợp với từng đối tượng, quản lý giam giữ, phòng, chữa bệnh và lập phác đồ điều trịđối với phạm nhân bị bệnh nặng (viêm gan siêu vi, bệnh tim, bệnh lao,…) hoặc tổ chức cho phạm nhân cai nghiện ma túy theo quy định của pháp luật. Từđó hạn chế được tình trạng phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS, nghiện ma túy, mắc các bệnh xã hội

như lao, giang mai và các bệnh nặng, nguy hiểm khác trong trại giam diễn biến phức tạp gây khó khăn trong công tác thi hành án phạt tù.

Đối với phạm nhân bị nhiễm HIV/AIDS: khi kiểm tra sức khỏe để tiếp nhận vào trại giam thì phạm nhân phải khai báo rõ tiền sử sử dụng ma túy, mại dâm và

HIV/AIDS, riêng các trường hợp có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS cao (nghiện hút, tiêm chích ma túy, mại dâm…) đều phải được xét nghiệm máu để phát hiện HIV. Những trường hợp có HIV dương tính thì trại giam lập hồ sơ sức khỏe riêng để theo dõi, quản lý và thực hiện các biện pháp cần thiết để phòng lây nhiễm cho người khác.

Cơ quan tiếp nhận phổ biến cho phạm nhân những quy định về nội quy trại

giam như: phạm nhân phải nghiêm chỉnh chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, tuân thủ sựhướng dẫn của cán bộ trại giam, tự giác rèn luyện và giúp đỡ phạm nhân khác cùng cải tạo tiến bộ trở thành người có ích cho xã hội; nghiêm cấm mọi hành vi vi phạm pháp luật, nội quy trại giam hoặc cản trở việc chấp hành án phạt tù của phạm nhân khác. Phạm nhân có trách nhiệm kịp thời tố giác hành vi vi phạm của phạm nhân khác; phải thực hiện đúng quy định về thời gian, hiệu lệnh lễ tiết trong sinh hoạt, học tập, lao động, nghỉ ngơi và vui chơi giải trí; trong giao tiếp với nhau phạm nhân phải sử dụng tiếng Việt trừ phạm nhân là người nước ngoài,

người dân tộc thiểu số chưa biết tiếng Việt và xưng hô với nhau là “tôi”, “anh” hoặc “chị”; phạm nhân xưng hô với cán bộ là “tôi” và “cán bộ”, xưng hô với khách là “tôi và “quý khách” và phải đứng cách xa từ 5m đến 7m phải bỏ mũ nón và cầm ở tay phải...17

Bên cạnh đó, phổ biến cho phạm nhân thực hiện những quy định sau: “chỉ được

đưa vào buồng giam những đồ dùng cần thiết; trường hợp có tư trang chưa dùng đến, có tiền thì phải gửi trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện quản lý; trường hợp phạm nhân có nhu cầu được chuyển số tiền, đồ dùng cá

nhân, tư trang cho thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp và tự chịu chi phí thì trại

17 Nội quy trại giam (ban hành kèm theo Thông tư số 36/2011/TT-BCA ngày 26 tháng 5 năm 2011 của Bộtrưởng Bộ Công an)

giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có trách nhiệm thực hiện việc chuyển hoặc giao trực tiếp cho người đó tại nơi chấp hành án; Không

được sử dụng tiền mặt, giấy tờ có giá tại nơi chấp hành án. Việc phạm nhân mua lương

thực, hàng hóa khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại trại giam được thực hiện bằng hình thức ký sổ; không được đưa vào nơi chấp hành án đồ vật thuộc danh mục cấm do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộtrưởng Bộ Quốc phòng quy định”.

Theo thông tư số 58/2011/TT-BCA ngày 09/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Công an

quy định vềđồ vật cấm đưa vào trại giam và việc thu giữ, xửlý đồ vật cấm. Theo đó, đồ vật cấm bao gồm 11 loại, cụ thể là: Các loại vũ khí, đồ vật nổ; Công cụ hỗ trợ; Chất gây mê, chất độc, chất cháy, chất gây cháy, chất phóng xạ, hóa chất độc dược; Các chất ma túy và các tân dược có thành phần gây nghiện; Rượu bia và các chất kích thích

khác; Các đồ dùng bằng kim loại và đồ vật khác như dây lưng, dây điện, dây đàn, đồ

làm bằng sành sứ, đá thủy tinh phích nước, đồ vật sắc nhọn và các vật có thể dùng làm hung khí; tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý; Các loại giấy tờ khác như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, giấy chứng nhận nghề, bằng cấp chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận khác; Các loại thiết bị kỹ

thuật, điện tử; Các loại ấn phẩm; các đồ vật khác có thể gây mất an toàn trại giam, gây nguy hại cho bản thân phạm nhân và người khác, ảnh hưởng xấu đến vệ sinh môi

trường hoặc để sử dụng vào mục đích đánh bạc.

Việc quy định danh mục những đồ vật cấm đưa vào trại giam góp phần hạn chế

tình trạng mất cấp, phạm nhân đánh nhau gây rối trật tự an ninh trong trại giam, hạn chế cháy nổ mất an toàn đến tính mạng và tài sản, hay ngăn ngừa trường hợp phạm nhân bỏ trốn có mang theo giấy tờ tùy thân.

2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và vai trò của cơ quan thi hành án phạt tù đối với NCTN

Theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật THAHS năm 2010 thì: “trại giam là cơ

quan thi hành án phạt tù”, là nơi giam giữ những người phải chấp hành án phạt tù, dù

đối tượng đó là người đã thành niên hay chưa thành niên. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 171 Luật THAHS quy định: “Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ yêu cầu quản lý

nguời bị tạm giam, tạm giữ để quyết định đưa người chấp hành án phạt tù có thời hạn

từ 05 năm trở xuống, không phải là NCTN người nước ngoài, người mắc bệnh truyền

nhiễm nguy hiểm hoặc nghiện ma túy để phục vụ việc tạm giam, tạm giữ. Số lượng người chấp hành án phạt tù phục vụ việc tạm giam, tạm giữ được tính theo tỷ lệ trên tổng số người bị tạm giam, tạm giữ nhưng tối đa không vượt quá 15%”. Bên cạnh đó,

tại công văn số 58/TC VIII ngày 14/01/2010 về việc hướng dẫn thủ tục đưa phạm nhân đi chấp hành án và trích xuất quy định “số lượng phạm nhân chấp hành án tại trại tạm giam không vượt quá 15% so với tổng số người đang bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân

chấp hành hình phạt tù tại Trại tạm giam và những phạm nhân có mức án tù từ 5 năm

ngoài”. Như vậy, từ các quy định trên đây cho thấy có ba chủ thể thực hiện công tác

thi hành án phạt tù đối với NCTN đó là: Trại giam, Trại tạm giam và Nhà tạm giữ.

2.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án phạt tù đối với NCTN

So với Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi bổ sung

một số điều của pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 2007 chỉ quy định “trại giam là nơi

chấp hành hình phạt của người bị kết án tù” thì, khoản 1 Điều 16 Luật THAHS năm 2010 đã xác định đúng và chính xác hơn về địa vị pháp lý của trại giam khi quy định

“trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù”. Trên cơ sở pháp điển hóa các quy định phù hợp của Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 1993, pháp lệnh sửa đổi bổ sung một số điều của pháp lệnh thi hành án phạt tù năm 2007 và quy định của pháp luật khác có

liên quan, khoản 1 Điều 16 Luật thi hành án hình sự đã quy định trại giam có 12 nhiệm

vụ, quyền hạn cụ thể:

Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân; Thông báo cho thân nhân của phạm nhân về việc tiếp nhận phạm nhân và tình hình chấp hành án của người đó; Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét giảm thời hạn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của phạm nhân theo quy định của pháp luật; Thực hiện các thủ tục đề nghị đặc xá cho phạm nhân theo quy định của pháp luật; Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền…

Bên cạnh những nhiệm vụ, quyền hạn chung áp dụng cho tất cả các đối tượng

phạm nhân đang chấp hành án thì cơ quan thi hành án phạt tù còn có những nhiệm vụ

quyền hạn mang tính đặc thù riêng dành cho đối tượng phạm nhân là NCTN như:

Phân loại phạm nhân18 khi nhập trại theo lứa tuổi, giới tính, khả năng nhận

thức, hành vi thực hiện tội phạm… để tạo sự dễ dàng trong công tác cải tạo, giáo dục, phân nhóm để học tập, lao động, sinh hoạt tại nơi giam giữ.

Xây dựng khu quản lý riêng với những chế độ dành cho NCTN phạm tội theo quy định của pháp luật như xây dựng kiên cố, đầy đủ ánh sáng, vệ sinh môi trường,

chổ nằm tối thiểu của mỗi phạm nhân NCTN là 03 mét vuông (m2 ).

Tổ chức các lớp dạy văn hóa pháp luật bắt buộc cho phạm nhân là NCTN vào các ngày trong tuần (trừ ngày chủ nhật, lễ, tết).

Thường xuyên thực hiện việc thông báo về tình hình chấp hành án, cũng như

việc học văn hóa, giáo dục pháp luật, học nghề của phạm nhân về cho gia đình (đối với

phạm nhân thành niên là 06 tháng một lần, đối với phạm nhân là NCTN là mỗi tháng

thông báo một lần).

Cải tạo giáo dục phạm nhân là NCTN, ngăn ngừa họ phạm tội mới đồng thời

tạo mọi điều kiện cần thiết giúp những người chấp hành án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong hình phạt.

Đối với những nhiệm vụ này, đòi hỏi những cán bộ thi hành án trong quá trình thực thi pháp luật, phải quán triệt được những nội dung mang tính đường lối nghiêm

minh nhưng nhân đạo của Đảng và Nhà nước đối với đối tượng phạm nhân là NCTN,

để tránh lạm dụng những biện pháp cứng rắn, đôi khi là hà khắc, khiến cho người chịu

hình phạt không nhận thức được mục đích giáo dục, cải tạo của việc thi hành án phạt tù đối với họ dẫn đến hiệu quả không cao. Thông qua quá trình cải tạo giáo dục họ cơ

quan thi hành án phạt tù có thể nhìn nhận được những tiến bộ mà họ đạt được, qua đó

thực hiện các thủ tục đề nghị đặc xá cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật, hay đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét giảm thời hạn chấp hành án nhằm khuyến khích động viên những đối tượng chấp hành án cải tạo tốt.

2.2.2. Vai trò của cơ quan thi hành án phạt tù đối vi NCTN

Theo quy định của pháp luật về thi hành án phạt tù, thì NCTN phạm tội buộc phải chấp hành án phạt tù tại trại giam. Theo đó, cơ quan thi hành án phạt tù mà hiện thân là những cán bộ phục vụ trong trại giam, đây là những con người trực tiếp chịu trách nhiệm hướng dẫn cho đối tượng NCTN phạm tội chấp hành đúng đắn và đầy đủ

hình phạt mà Tòa án đã tuyên đối với họ, từ khi họ nhập trại cho đến khi trở về tái hòa nhập cộng đồng. Do vậy, vai trò của cơ quan thi hành án phạt tù rất quan trọng, không chỉ đối với bộ máy quản lý nhà nước mà còn có ý nghĩa trong việc giúp ích cho đối

tượng NCTN phạm tội, được hưởng những quyền cơ bản mà pháp luật dành cho họ

cũng như hướng dẫn họ thực hiện đúng những nghĩa vụ mà một người phạm nhân cần làm trong thời gian chấp hành hình phạt.

Đối với bộ máy nhà nước: cơ quan thi hành án phạt tù là cơ quan giúp việc cho

Bộ Công an trong việc quản lý phạm nhân, nó có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn

ổn định trật tự trong phạm vi nơi giam giữ, canh giữ nghiêm ngặt hạn chế đến mức tối

thiểu trường hợp phạm nhân đánh nhau, gây rối trong trại giam. Ngoài những vai trò mang tính nghiệp vụ, chuyên môn của những người thực thi pháp luật thì cơ quan thi

hành án phạt tù còn có vai trò giáo dục, cải tạo những phạm nhân là NCTN trở thành

người tốt. Những người cán bộ quản lý ở đây phải xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc. Họ là những người thường xuyên tiếp

xúc trực tiếp với phạm nhân, do vậy ngoài trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật

còn phải thường xuyên tích lũy kinh nghiệm nâng cao năng lực công tác và có lòng nhân ái. Công tác cải tạo phạm nhân là một nhiệm vụ đặc biệt khó, đòi hỏi một quá

trình lâu dài. Để làm được điều đó cán bộ quản giáo phải thực sự tâm huyết, có lương

tâm, biết nhìn ra những cái tốt trong mỗi phạm nhân, từ đó động viên giúp đỡ họ cải

tạo tốt. Ngoài ra, cán bộ quản giáo còn phải hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, tâm tư, tình cảm của từng phạm nhân, trên cơ sở đó có biện pháp giáo dục phù hợp và đem lại hiệu

quả cao.

Đối với phạm nhân là NCTN: đây là đối tượng còn non trẻ về tuổi tác, suy nghĩ và hành động nên việc giúp họ hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình trong thời gian chấp hành hình phạt tù là một việc làm có ý nghĩa. Bởi vì, chỉ khi hiểu được các quyền mà pháp luật quy định dành cho họ, thì họ mới có tâm lý thoải mái để chấp

hành án. Đồng thời, thông qua việc phổ biến các quyền, thì cán bộ trại giam tạo cơ hội cho họ thấy được bản thân mình vẫn còn có ý nghĩa đối với xã hội, điều đó sẽ giúp họ

giảm bớt sự tự ti, tránh được những mặc cảm đối với thân phận của mình. Hay việc những cán bộ trại giam sử dụng những công việc thường nhật của mình như một công cụ, để nhắc nhở hướng dẫn họ thực hiện những nghĩa vụ của mình một cách thân thiện,

không áp đặt bằng những thái độ khắt khe, cũng là cách để phạm nhân là NCTN nhận thức được trách nhiệm của mình đối với bản án phạt tù. Việc làm này đòi hỏi những cán bộ thi hành án tại trại giam phải có sự nhiệt tình, tận tụy với công việc và có những kiến thức cần thiết về tâm sinh lý của NCTN để hiểu họ hơn thì mới mang lại hiệu quả cao nhất. Chính những cán bộ này là người gần gũi với đối tượng, hiểu rõ những tâm tư nguyện vọng của họ nhất từđó có điều kiện động viên khuyến khích họ

cải tạo tốt, sớm trở về với xã hội.

Đối với thân nhân người phạm tội:cơ quan thi hành án phạt tù chính là cầu nối giữa gia đình và đối tượng phải chấp hành án, cán bộ cơ quan thi hành án bằng trách

Một phần của tài liệu thi hành án phạt tù đối với người chưa thành niên lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)