NCTN là một đối tượng đang trong quá trình phát triển về nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Do vậy, họ nhận được nhiều sự quan tâm từ những nhà làm Luật thông qua việc quy định về thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là NCTN có sự
khác biệt theo hướng giảm bớt những biện pháp ngăn chặn có thể làm ảnh hưởng xấu
đến tâm lý và sự phát triển bình thường của họ so với đối tượng người thành niên. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định để đảm bảo cho quá trình tố tụng hình sự
diễn ra một cách nhanh chóng, kịp thời cũng như nhằm ngăn chặn những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra thì NCTN vẫn có thể bị bắt để tạm giam theo quy định tại Điều
303 BLTTHS năm 2003 theo đó “NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị tạm
giam trong trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, NCTN từđủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị tạm giam trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng do cố ý, phạm tội rất nghiêm trọng hoặc phạm tội đặc biệt nghiêm trọng”.
Để tạo sự dễ dàng trong việc thi hành quyết định thi hành án phạt tù của đối
tượng NCTN tại Điều 22 Luật THAHS năm 2010 quy định cụ thể trình tự thủ tục
trong trường hợp NCTN bị kết án phạt tù đang bị tạm giam và trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại; đồng thời xác định cơ quan thi hành án có trách nhiệm tống
đạt quyết định thi hành án, hoàn chỉnh hồsơ thi hành án phạt tù hoặc áp giải thi hành án. Cụ thểnhư sau:
Trường hợp người bị chấp hành án phạt tù đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ và trại tạm giam Công an cấp tỉnh: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận
được quyết định thi hành án, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành
án hình sự Công an cấp huyện phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị kết án
và báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoàn chỉnh hồ sơ lập danh sách người chấp hành án phạt tù báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
Trường hợp người chấp hành án phạt tù đang bị tạm giam tại trại tạm giam thuộc Bộ Công an thì trại tạm giam phải tống đạt quyết định thi hành án cho người bị
kết án, hoàn chỉnh hồ sơ lập danh sách người chấp hành án phạt tù báo cáo cơ quan
quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi
hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc trại tạm giam thuộc Bộ Công an thì cơ quan
quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chấp hành án đi
Trường hợp người chấp hành án phạt tù đang tại ngoại thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án. Qua thời hạn trên mà
người đó không có mặt, Cảnh sát hỗ trợtư pháp hoặc cảnh vệtư pháp thực hiện áp giải thi hành án. Việc áp giải người chấp hành án phạt tù chỉ được thực hiện khi có lệnh áp giải của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh khi người chấp hành án không có mặt đúng thời gian theo quy định mà không có lý do rõ ràng, không trình báo với
cơ quan thi hành án có thẩm quyền. Và việc áp giải thi hành án phạt tù phải được đảm bảo các yêu cầu về chính trị, nghiệp vụ, pháp luật bảo đảm tuyệt đối an toàn về tính mạng, sức khỏe cho cán bộ, chiến sỹ và quần chúng nhân dân; không được xâm phạm trái pháp luật tínnh mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người bị áp giải. Đồng thời tuân theo “Quy trình bắt áp giải bị can bị cáo người có quyết định thi hành án phạt tù, dẫn giải người làm chứng của lực lượng cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc công an nhân dân theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự” (ban hành kèm theo Quyết định số 1502/2008/QĐ-BCA (C11) ngày 10/9/2008 của Bộ trưởng Bộ
Công an).
Thông qua quy định về trình tự, thủ tục thi hành quyết định thi hành án phạt tù ta thấy được tính nghiêm minh của pháp luật trong việc đưa người bị kết án đi chấp hành án. Cũng như, có những biện pháp cưỡng chế cần thiết nếu người đó không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Đồng thời, quy định các cơ quan có liên quan cũng phải thực hiện nhiệm vụ của mình một cách nghiêm minh và đúng pháp luật.