Quyết định thi hành án phạt tù

Một phần của tài liệu thi hành án phạt tù đối với người chưa thành niên lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 27)

Một bản án phạt tù nói chung và bản án phạt tù áp dụng đối với NCTN phạm tội nói riêng muốn được đưa ra thi hành trên thực tế, phải có những điều kiện cần và

đủ thích hợp, đồng thời trải qua nhiều giai đoạn cũng như những trình tự thủ tục khác nhau. Tất cả những vấn đềđảm bảo cho bản án được thực thi đều phải tuân theo những

quy định của pháp luật. Những điều kiện đó được quy định trong Hiến pháp năm 2013, BLTTHS năm 2003, Luật THAHS năm 2010 và những văn bản hướng dẫn thi hành Luật THAHS liên quan đến thi hành án phạt tù đối với NCTN.

Theo quy định tại Điều 106 Hiến pháp năm 2013 thì “bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng;

cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành”. Tại Điều 255

BLTTHS năm 2003 “những bản án phạt tù được đưa ra thi hành là những bản án đã có hiệu lực pháp luật”. Một bản án chỉ phát sinh hiệu lực khi nội dung của bản án đó phản ánh sự thật khách quan, một cách có căn cứ và không bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn do pháp luật tố tụng hình sựquy định. Thế nhưng, bản án của Tòa án chỉ trở thành điều kiện thi hành hình phạt tù khi bản án đó tuyên hình phạt tù và đã có hiệu lực pháp luật và còn thời hiệu thi hành, nó được đưa ra thi hành khi có quyết định thi hành án của Chánh án Tòa án đã xửsơ thẩm hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Theo khoản 1 Điều 256 BLTTHS năm 2003 quy định “trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể

từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết

15 PGS.TS Võ Khánh Vinh. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Kháng (chủ biên): Pháp luật thi hành án hình sự Việt Nam những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb. Tư Pháp, 2006, tr.242

định tái thẩm, Chánh án Tòa án đã xửsơ thẩm phải ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Từ những quy định của pháp luật cho thấy không có bất kỳ lý do nào Tòa án được quyền tạm hoãn hoặc gia hạn việc ra quyết định đối với phần nội dung của bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật.

Như vậy, bản án phạt tù mặc dù đã phát sinh hiệu lực để đưa ra thi hành trên

thực tế, nó cũng chỉ được thi hành khi có quyết định thi hành án của người có thẩm quyền. Cần lưu ý rằng, thi hành án phạt tù khác hẳn với thi hành án dân sự, căn cứ vào

quy định của pháp luật, việc ra quyết định thi hành án không phải là nhiệm vụ của Viện kiểm sát hay của cơ quan thi hành án như trong thi hành án dân sự, mà đó là trách nhiệm của Tòa án, cụ thể là nhiệm vụ của Chánh án Tòa án đã xử sơ thẩm hoặc

ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án. Và việc ủy thác cho Tòa án khác chỉđược thực hiện trong những trường hợp như: sau khi Tòa án đã xử sơ thẩm vụ án ra quyết định thi hành án và đã gửi cho cơ quan Công an cùng cấp để thi

hành nhưng cơ quan Công an cùng cấp đã thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết là

người bị kết án đã chuyển đi nơi khác và có địa chỉ cụ thể hoặc trong trường hợp Tòa

án đã xét xử sơ thẩm có căn cứ về việc người bị kết án đang cư trú trên địa bàn hành chính khác16. Quyết định thi hành án xét đến cùng là văn bản áp dụng pháp luật, có ý nghĩa bắt buộc trong việc đưa bản án phạt tù có thời hạn ra thi hành nhằm đảm bảo hiệu lực và hiệu quả bản án của Tòa án.

Các điều kiện thi hành hình phạt trên đây mặc dù có ý nghĩa độc lập với nhau

nhưng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Khi bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật thì tất yếu đòi hỏi Chánh án Tòa án có thẩm quyền phải ra quyết định thi hành án trong thời gian luật định. Ngược lại, Chánh án Tòa án có thẩm quyền chỉ có thể ra quyết định thi hành án trên cơ sở bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

Điều đó khẳng định rằng, bản án phạt tù có hiệu lực pháp luật và quyết định thi hành án là những điều kiện cần và đủđể thi hành hình phạt tù trên thực tế.

Một quyết định thi hành án phạt tù phải bao gồm đầy đủ nội dung cần thiết

được ghi nhận tại Điều 21 Luật THAHS năm 2010 “quyết định thi hành án phải ghi rõ họ tên, chức vụ người ra quyết định; bản án quyết định được thi hành; tên cơ quan có

nhiệm vụ thi hành quyết định thi hành án; ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án; thời hạn chấp hành án phạt tù, thời hạn chấp hành hình phạt bổsung. Trường hợp người bị kết án đang tại ngoại, quyết định thi hành án phải ghi rõ trong thời hạn

16 Nghị quyết số 02/2007/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một sốquy định trong phần thứnăm “Thi hành bản án và quyết định của Tòa án” của Bộ luật Tố tụng hình sự.

07 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định người bị kết án phải có mặt tại cơ quan thi

hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người đó cư trú, cơ quan thi hành án hình sự

cấp quân khu nơi người đó làm việc”.

Việc quy định trong thời hạn 07 ngày đối với người có nghĩa vụ chấp hành án

đang tại ngoại phải đến cơ quan thi hành án có thẩm quyền để đi chấp hành bản án.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, khoảng thời gian này tạo cơ hội cho người bị kết án có thể sắp xếp công việc gia đình trước khi đi thi hành nghĩa vụ. Đối với NCTN bị

kết án thì càng có ý nghĩa hơn vì đây là thời điểm để họ gặp gỡ những người thân thiết, có thể thông qua đó họ nhận được những lời động viên, khuyến khích từ người thân, bạn bè, thầy cô, có thể nhìn nhận được sự quan tâm chia sẻ từ những người xung

quanh đối với họ, từ đó có thêm động lực và một tâm lý thoải mái để hoàn thành tốt bản án của mình. Thực tế ghi nhận, khi hết thời hạn bảy ngày được ghi trong quyết

định thi hành án mà NCTN phạm tội có lý do chính đáng như: người có nghĩa vụchăm nom nuôi dưỡng giáo dục NCTN đó bị bệnh phải cần sự chăm sóc của người đó, gia đình có ma chay của người thân thích, hay gia đình hoặc bản thân họ xảy ra những việc khẩn cấp khác thì đối tượng nhận quyết định thi hành án đó thông báo bằng văn

bản cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, để báo cáo cho Viện kiểm sát ra lệnh gia hạn về thời gian có mặt để thực hiện việc chấp hành án. Thiết nghĩ, việc làm

này không được ghi nhận trong Luật nhưng nó hoàn toàn phù hợp với đạo lý của con

người cũng như đường lối chủ trương của Đảng dành cho đối tượng phải chấp hành án.

Để tạo điều kiện cho việc gửi và tiếp nhận quyết định thi hành án phạt tù của Tòa án, khoản 2 Điều 21 Luật THAHS đã quy định theo hướng trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định thi hành án phạt tù và hình phạt bổ sung, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định thi hành án cho người chấp hành án; Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự

cấp quân khu; trại tạm giam nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam; Cơ quan

thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người phải chấp hành án đang bị tạm giam tại nhà tạm giữ hoặc đang tại ngoại; Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Từ những quy định về thời gian và những cơ quan cụ thể sẽ tạo sự dễ

dàng, linh hoạt trong việc chuyển quyết định thi hành án đến những đối tượng cần nhận. Qua đó, hạn chế được việc chậm trễ về thời gian, hay gửi không đúng địa chỉ. Việc làm này sẽ đảm bảo được quyền lợi đối với người bị kết án theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu thi hành án phạt tù đối với người chưa thành niên lý luận và thực tiễn (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)