Tạo môi trường, cán bộ đoàn cấp cơ sở phát triển bền vững

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức Đoàn thanh niên Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 31 - 36)

Kinh nghiệm cho thấy, ở đơn vị nào cán bộ Đoàn cấp cơ sở được tạo điều kiện, được làm việc trong một môi trường tốt, chan hòa thì ở đó mỗi cán bộ Đoàn cấp cơ sở sẽ cống hiến được nhiều hơn khả năng của mình, làm việc đạt hiệu quả cao hơn, đồng nghiệp thân thiện với nhau hơn cũng đồng nghĩa với việc triển khai công việc ăn khớp với nhau, hiệu quả công việc của mỗi cán bộ Đoàn cũng như liên thông công việc trong tổ chức Đoàn đạt hiệu quả cao hơn.

Tạo điều kiện môi trường làm việc cho đội ngũ cán bộ Đoàn cấp cơ sở cũng có nghĩa là tạo điều kiện cho cán bộ Đoàn cấp cơ sở có cơ hội nắm bắt được đầy đủ thông tin. Dù công tác ở bất kỳ cấp bộ Đoàn nào thì yêu cầu phải nắm được thông tin là rất quan trọng. Nói cách khác, tạo cho cán bộ Đoàn một bối cảnh, một môi trường thuận lợi để phát huy tối đa những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu, mở rộng thời cơ, hạn chế rủi ro và thách thức để cán bộ Đoàn cấp cơ sở thay đổi và phát triển thuận lợi.

KẾT LUẬN

Quản lý nguồn nhân lực đối với các doanh nghiệp cũng như bất kỳ một tổ chức nào đều được quan tâm và đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển của đơn vị. Đối với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, đặc biệt là cấp xã, thị trấn thì vấn đề quản lý nguồn lực lại chưa được quan tâm một cách đúng mức. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn địa phương, tác giả luận văn đã có một số ý kiến, giải pháp với mong muốn có thể góp phần nâng cao chất lượng nguồn lực cán bộ Đoàn đối với khối xã, thị trấn trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Trong quá trình nghiên cứu, đánh giá và đưa ra những quan điểm chắc hẳn bản thân còn nhiều sơ xuất, rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý từ thầy/cô giảng viên hướng dẫn và các bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn!

Phụ lục

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Xã hội học quản lý – Hà Văn Tác, TP Hồ Chí Minh

2. Lịch sử & Lý thuyết Xã hội học – Lê Ngọc Hùng, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – 2002.

3. Quản trị học, những vấn đề cơ bản, NXB Bưu điện, Hà Văn Hội, 2007. 4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn, 2010. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Sóc Sơn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2005 - 2010.

5. Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn, 2010.

Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2007 - 2012, nhiệm kỳ 2012 - 2017.

6. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Sóc Sơn, 2011. Báo cáo kết quả

thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Sóc Sơn lân thứ IX, nhiệm kỳ 2005 - 2010.

7. Ban Chấp hành Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện Sóc Sơn, 2009.

Báo cáo công tác Hội và phong trào thanh niên huyện Sóc Sơn lần thứ IV, nhiệm kỳ 2004 - 2009, dự thảo báo cáo công tác Hội và phong trào thanh niên huyện Sóc Sơn lần thứ V, nhiệm kỳ 2009 - 2014.

8. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2010.Quy

chế cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

9. Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, 2010. Báo

cáo chính trị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2010.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT TT

Ký hiệu Nguyên nghĩa

1 BCH Ban Chấp hành

2 BTV Ban Thường vụ

3 CNH -

HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

4 ĐV Đoàn viên

5 ĐVTN Đoàn viên thanh niên

6 NNL Nguồn nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 TNCS Thanh niên Cộng sản

8 TTN Thanh thiếu nhi

9 MTTQ Mặt trận tổ quốc

1 0

DANH MỤC BẢNGS S TT B ảng Tên bảng T rang

1 1 Số lượng tổ chức cơ sở Đoàn trực thuộc

Huyện đoàn Sóc Sơn

2 2 Cơ cấu trình độ của cán bộ Đoàn khối xã,

thị trấn huyện Sóc Sơn

3 3 Tình hình luân chuyển Bí thư Đoàn cấp xã,

Một phần của tài liệu Quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức Đoàn thanh niên Huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội (Trang 31 - 36)