Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS TẠI XÃ ĐỨC XUÂN- HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG (Trang 37 - 49)

Trên địa bàn xã hiện nay các tài liệu đang được lưu trữ ở nhiều hình thức như: Bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, bản vẽ… Như vậy việc lưu trữ

so với cách thủ công mà hiện nay trên địa bàn đang áp dụng phần mềm ViLIS

đưa ra một quy trình xây dựng tương đối hoàn thiện, đầy đủ chức năng cần thiết cho xây dựng CSDL đất đai như các quản lý, lưu trữ và sử dụng. ViLIS liên kết chặt chẽ với phần mềm Microstation và FAMIS trong xây dựng và quản lý bản đồđịa chính số

Hình 4.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

4.3.1.1. Thu thập dữ liệu

Bảng 4.2. Thu thập hồ sơđịa chính tại xã Đức Xuân

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Bản đồ địa chính số Tờ 90

2 Sổ mục kê Quyển 4

3 Sổđịa chính Quyển 7

4 Sổ cấp giấy chứng nhận Quyển 2

Trên cơ sở hồ sơ địa chính của xã, đề tài đã thu thập các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu bao gồm:

+ Thu thập bản đồ địa chính số: Thu thập 90 tờ bản đồ địa chính dạng số, định dạng Dgn

+ Thu thập tài liệu về hồ sơ địa chính: Thu thập được các tài liệu như sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN quyền sử dụng đất phục vụ cho xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính bản đồ địa chính.

Từ hồ sơ địa chính giúp nắm bắt được thông tin về thửa đất là: + Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, mục đích sử dụng. + Tên chủ sử dụng.

+ Nắm bắt được các thông tin của những thửa đất của những trường hợp được cấp giấy chứng nhận.

4.3.1.2. Ứng dụng MicroStation và FAMIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào

Bản đồ xã Đức Xuân mới được đo vẽ chỉnh lý và hoàn thiện năm 2013 do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng thực hiện theo hệ quy chiếu VN-2000 nên có độ chính xác khá cao. Vì vậy, có thể bỏ qua bước chuyển đổi hệ tọa độ, biên tập khung chữ, tiếp theo tiến hành kiểm tra và hoàn thiện bằng các thao tác chuẩn hóa dữ liệu bản đồ, kiểm tra lỗi đồ họa, tạo vùng và gán dữ liệu thuộc tính. Quá trình đó được thực hiện như sau:

Bước 1: Khởi động MicroStation/Mở bản đồ.

Vào Start -> chọn All Program -> chọn Microstation SE -> chọn Microstation SE.

Chọn E:\DC45\dc45.dgn để mở tờ bản đồ số địa chính số 45.

Hình 4.3 Cửa sổ mở Microstation

Bước 2: Trên cửa sổ của MicroStation vào Utilities -> MDL Applications -> Browse -> Famis.ma. Menu chức năng Famis sẽ xuất hiện.

Bước 3: Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ

- Chuẩn hóa phân lớp đối tượng: Trên bản đồ có nhiều đường ranh giới: ranh giới nhà, ranh giới thửa… nên cần phân lớp cho các loại ranh giới này. Đặc biệt chú ý tới ranh thửa vì đây là đối tượng tạo vùng. Các dữ liệu thuộc tính cũng cần được phân lớp như: địa danh, số hiệu, diện tích, loại đất cũng cần chuyển về các lớp khác nhau. Phân lớp đối tượng theo đúng các lớp chuẩn của quy phạm thành lập bản đồ địa chính số:

Bảng 4.3: Một số lớp đối tương chính trên bản đồ số

STT Lớp thông tin Level Color Style Weight

1 Danh thửa 10 0 0 0 2 Đường sắt 21 6 0 0 3 Giao thông 23 6 0 0 4 Sông suối 31 7 0 0 5 Kênh, mương, rãnh 32 7 0 0 6 Điạ giới tỉnh 42 5 DG_Tinh 1 7 Địa giới huyện 44 5 DG_Huyen 1 8 Địa giới xã 46 5 DG_Xa 1 9 Tường nhà 14 0 Tường nhà 0 10 Nhãn thửa 15 0 0 0

11 Ký hiệu tường chung, riêng 16 Cell

12 Tên đường 28 3 0 0

13 Cầu 27 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

14 Ghi chú khu dân cư 48 6 0 0

15 Tên sông, suối 39 7 0 0

16 Chỉ giới quy hoạch 50 1 0 0

- Kiểm tra và sửa lỗi: Kiểm tra nhằm mục đích phát hiện những lỗi đồ họa khiến cho thửa đất không khép kín trên một tờ bản đồ. Sử dụng hai công cụ MrfClean và MrfFlag có trong Famis. Thao tác như sau: Trên menu chức năng của Famis: Chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ -> Tạo Topology -> Tự động tìm sửa lỗi (CLEAN). Xuất hiện bằng giao diện MrfClean: Chọn Parameters để đặt các thông số tự động sửa lỗi. Chọn Tolerances để khai báo lớp sửa lỗi.

Hình 4.5 Khai báo thông số sửa lỗi trên công cụ MrfClean

- Kết thúc quá trình chọn Clean để thực hiện sửa lỗi. - Sửa lỗi bằng phần mền MrfFlag:

Trên giao diện của Famis vào Cơ sở dữ liệu bản đồ -> Tạo Topology -> Sửa lỗi (FLAG)

Bước 4: Tạo vùng

Tạo vùng bằng công cụ Tạo Topology của Famis: Trên menu chính của Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ -> Tạo Topology -> Tạo vùng.

Hình 4.7 Tạo vùng

Nhập các thông số để tạo vùng: Nhập lever chứa đối tượng tham gia tạo vùng, chọn MĐSD chủ yếu trên bản đồ và Số hiệu thửa. Chọn Topology mới cho bản đồ chưa được tạo vùng trước đó, sau khi hoàn tất việc nhập các thông số nhấn chọn Tạo vùng

Bước 5: Gán thông tin địa chính

Dựa vào bảng nhãn đã có trên bản đồ, phần mềm FAMIS cho phép gán dữ liệu vào bảng thuộc tính. Từ Menu chính của Famis chọn Cơ sở dữ liệu bản đồ -> Gán thông tin dữ liệu từ nhãn -> Gán dữ liệu từ nhãn.

- Kiểm tra thông tin thuộc tính của thửa đất để sửa: + Số hiệu thửa = 0

+ Số hiệu thửa trùng

Hình 4.8 Cửa sổ nhập thông tin cho từng thửa đất

Bước 6: Chuyển thông tin không gian và thuộc tính từ định dạng trên MicroStation và Famis sang định dạng Shape file.

+ Nhập mã ĐVHC cấp xã muốn chuyển.

+ Kiểm tra sự liên kết giữa thông tin không gian và thông tin thuộc tính của bản đồ…

+ Chuyển thông tin (KG&TT) sang định dạng Shape file

Thực hiện chuyển đổi dữ liệu: từ giao diện Famis chọn cơ sở dữ liệu bản đồ -> Nhập số liệu -> Xuất bản đồ (Export) -> Vilis (shape)

Bước 7: Chuẩn hóa Shape file

- Tất cả các thửa đất phải tạo được vùng (không tồn tại vùng thủng…) - Không tồn tại số hiệu thửa trùng trong một tờ bản đồ

- Không tồn tại số hiệu thửa = 0

- Tất cả các thửa đất phải được gán MĐSD 2003. Không tồn tại diện tích chồng đè giữa các tờ bản đồ ( trong sai số cho phép)

- Chuẩn hóa dữ liệu

Sau khi chuyển đổi dữ liệu sang file TD1831.SHp sử dụng Famis View và Famis Overlay để kiểm tra dữ liệu chuẩn.

+ Famis View.exe để kiểm tra loại đất, số hiệu thửa, tiếp biên giữa các tờ bản đồ. Từ giao diện chính của Famis view, vào Layer/add layer và tìm đến file TD1831.Shp cần kiểm tra. Đặt chú giải theo các mục đích như loại đất, số hiệu bản đồ

4.3.1.3. Chuyển thông tin không gian đã chuẩn hóa vào CSDL phần mềm VilIS

- Sử dụng phần mềm GIS2VILIS để chuyển đổi bản đồ địa chính đã chuẩn hóa vào CSDL phần mềm ViLIS. Khởi động GIS2VILIS: Chọn quản lý -> kết nối CSDL SDE -> Chấp nhận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chọn đơn vị làm việc: tỉnh Cao Bằng – huyện Thạch An

Hình 4.11 Cửa sổ làm việc của GIS2VILIS

- Khởi tạo dữ liệu không gian: Quản trị dữ liệu -> thiết lập cơ sở dữ liệu đồ họa

+ Chọn mã tỉnh: Cao Bằng: 04 + Mã huyện: Thạch An: 053 + Mã xã: Đức Xuân : 01831

Hình 4.12 Khởi tạo CSDL không gian

- Chuyển bản đồ địa chính vào CSDL không gian.

+ Nhập dữ liệu -> FAMIS -> ViLIS -> lấy SHP file -> Chuyển.

Hoàn tất quá trình chuyển đổi dữ liệu bản đồ địa chính định dạng .DGN sang CSDL bản đồ địa chính SQL Server 2005. Lúc đó bên bản đồ trên phần mềm ViLIS 2.0 có dạng:

Hình 4.14 Dữ liệu không gian được nhập trong ViLIS

4.1.1.4. Ứng dụng phần mềm ViLIS vào xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơđịa chính

Bước 1: Khởi động ViLIS

* Vào Start/Program/ViLIS hoặc kích đúp vào biểu tượng ngoài màn hình chọn hệ thống làm việc, nhập tên đăng nhập và mật khẩu, chọn đăng nhập.

* Lựa chọn đơn vị hành chính làm việc: trên màn hình đăng nhập chọn:

Thiết lập -> Đơn vị triển khai -> Chọn đơn vị hành chính làm việc -> Ghi

Hình 4.16 Cửa sổ thiết lập cấu hình hệ thống

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS TẠI XÃ ĐỨC XUÂN- HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG (Trang 37 - 49)