Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS TẠI XÃ ĐỨC XUÂN- HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG (Trang 34 - 35)

Toàn xã có 07 thôn với tổng dân số: 2078 người, tổng số hộ là: 487 hộ gồm các dân tộc khác nhau cùng sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, Dao.

Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ không đều. Mật độ dân cư thường tập trung cao dọc quốc lộ 4A và các khu vực thung lũng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, mật độ thấp thuộc thôn có đồng bào người Dao sinh sống. Nhân dân trong địa bàn xã sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và lâm nghiệp. Nguồn thu nhập chính của người dân là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm là chủ yếu.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế của xã đã có những bước phát triển đáng kể. Bước đầu nền kinh tế của huyện đã có sự dịch chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.

Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính và là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư trong xã. Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp được đầu tư cả về cơ sở hạ tầng lẫn khoa học kỹ thuật nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên tăng trưởng không đồng đều và chưa vững chắc.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại: Đức Xuân là xã có ngành công nghiệp chưa phát triển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của xã, hầu hết là cơ sở nhỏ chỉ có xưởng gạch ba banh có vốn đầu tư của các hộ gia đình.

Về dịch vụ thương mại: Trong những năm gần đây nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là nền kinh tế tư nhân tham gia hoạt động dịch vụ với nhiều hình thức khác nhau. Các ngành thương mại nhỏ.

Đánh giá chung v thc trng phát trin kinh tế- xã hi xã Đức Xuân

Qua điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của xã, nhận thấy về mặt kinh tế xã có xuất phát điểm tương đối thuận lợi hơn so với một số xã trong huyện. Trong những năm gần đây do cơ chế mới, được sự quan tâm của Đảng

và Nhà nước, đời sống đại bộ phận nhân dân trong xã đều được cải thiện và ngày càng được nâng cao, số hộ nghèo giảm dần. Tuy nhiên nền kinh tế của xã phát triển chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp, trình độ dân trí còn thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nghèo đặc biệt là những xã vùng sâu, vùng xa . Để đáp ứng chương trình xoá đói, giảm nghèo một cách triệt để cần được sự quan tâm đồng bộ của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền nhiều hơn nữa.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS TẠI XÃ ĐỨC XUÂN- HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG (Trang 34 - 35)