Nhận xét và đánh giá kết quả việc ứng dụng công nghệ phần mền ViLis 2.0

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS TẠI XÃ ĐỨC XUÂN- HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG (Trang 29)

ViLis 2.0 - Thuận lợi - Khó khăn - Giải pháp khắc phục 3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Phương pháp điu tra, thu thp s liu sơ cp và th cp

- Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất năm 2014.

3.4.2. Phương pháp nhp s liu

- Dùng phần mềm Microstation và các phần mềm như : FAMIS, Mrfclean, Mrfflag để sửa lỗi cho các bản đồ.

- Sử dụng phần mềm ViLIS 2.0 để thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và chuyển đổi dữ liệu.

3.4.3. Phương pháp thng kê, x lý s liu

- Phương pháp thống kê toán học

- Phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích số liệu trên phần mềm Word, Excel

3.4.4. Phương pháp tha kế các tài liu liên quan

- Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan trung ương, các cơ quan của thành phố, các cơ quan của các quận, huyện và các viện nghiên cứu, trường đại học.

- Sử dụng các nguồn số liệu, thông tin từ các trang web chuyên ngành quản lý đất đai trên internet và các sách, báo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó.

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.1. Điu kin t nhiên

Vị trí địa lý

Xã Đức Xuân nằm ở phía Nam huyện Thạch An. Với tổng diện tích tự nhiên là: 3364 ha. Có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp thị trấn Đông Khê.

- Phía Nam giáp xã Chí Minh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. - Phía Tây giáp xã Trọng Con.

- Phía Đông giáp xã Lê Lợi.

Trên địa bàn xã có đường Quốc lộ 4A chạy qua, có chiều dài 8km nối liền với xã Chí Minh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn về phía Nam và nối liền với Thị trấn Đông khê.

Địa hình địa mạo

Xã Đức Xuân có độ cao trung bình 430m so với mặt nước biển, địa hình xã Đức Xuân khá phức tạp bị chia cắt và chia cắt mạnh và chủ yếu là núi đá vôi, phía Đông – Đông Bắc là dãy núi đá có cao độ là 570m, phía Tây là dãy đồi có độ cao khoảng 715m.

Nhìn chung do điều kiện địa hình chia cắt phức tạp nên điều kiện lưu thông kinh tế, văn hóa với những vùng lân cận và bên ngoài còn nhiều hạn chế đặc biệt là giao thông trong mùa mưa cũng như phát triển kinh tế xã hội.

Khí hậu

Xã Đức Xuân mang khí hậu đặc trưng miền núi Đông Bắc của Việt Nam ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có tiểu vùng khí hậu riêng, địa hình bị chia cắt mạnh hàng năm chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa

mưa, nhiệt độ trung bình 220C – 240C, lượng mưa trung bình từ 1600 - 1980mm, độẩm không khí trung bình hàng năm từ 70-80%.

Thủy văn

Xã Đức Xuân có các con sông lớn nhỏ với tài nguyên nước khá phong phú. Các con sông, suối đều bắt nguồn từ vùng núi cao chảy về tuân theo hướng chủ đạo của nền địa hình từ Tây Nam tới Đông Bắc. Suối là nguồn cung cấp nước, tiêu nước trên địa bàn xã: suối Khuổi cải, khuổi thán, khuổi đeng...

Ngoài hệ thống dòng chảy, tham gia vào cán cân tài nguyên nước mặt của xã còn có các hệ thống ao, đập. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1.2. Các ngun tài nguyên

Tài nguyên đất

Theo kết quả thống kê đất đai năm 2014 thì tổng diện tích đất tự nhiên là 3364,70 ha. Cơ cấu, diện tích các nhóm đất chính như sau:

- Diện tích đất nông nghip có: 3184,88 ha + Đất sản xuất nông nghiệp: 368,73 ha

Trong đó:

- Đất trồng lúa: 142,47 ha.

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 0,87 ha. - Đất trồng cây hàng năm khác: 164,12 ha. - Đất trồng cây lâu năm: 61,27 ha.

+ Đất lâm nghiệp: 2.810,34 ha

- Đất có rừng trồng sản xuất: 70,61 ha.

- Đất có rừng tự nhiên phòng hộ: 2.739,73 ha.

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 5,81 ha

- Nhóm đất phi nông nghip có: 88,46 ha

Trong đó:

+ Đất chuyên dùng có 38,61 ha

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: 0,02 ha . - Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 11,37 ha. - Đất giao thông: 20,92 ha.

- Đất thuỷ lợi: 3,90 ha.

- Đất công trình năng lượng: 0,35 ha.

- Đất công trình bưu chính viễn thông: 0,09 ha . - Đất cơ sở văn hoá: 0,15 ha.

- Đất cơ sở y tế: 0,09 ha.

- Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: 0,92 ha.

+ Đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,21 ha. + Đất nghĩa trang nghĩa địa: 3,57 ha

- Nhóm đất chưa s dng là: 91,36 ha

Trong đó:

+ Đất bằng chưa sử dụng: 91,36 ha. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Nguồn nước mặt của xã Đức Xuân được cung cấp chủ yếu từ các con suối chảy qua xã nhưng tập trung chủ yếu ở một số con suối lớn của xã như: Khuổi cải, khuổi thán,khuổi đeng ... và nước mưa tự nhiên.

- Nước ngầm: Nguồn nước ngầm có nhiều hạn chế; việc khai thác sử dụng nguồn nước ngầm của nhân dân trong xã chưa cao, do đó vẫn có khả năng tiếp tục khai thác hợp lý để phục vụ cho nhu cầu đời sống, phát triển sản xuất trên địa bàn.

Môi trường

Môi trường trong các khu dân cư, như rác thải, chuồng trại chăn nuôi xây dựng chưa hợp lý.. chưa được thu, gom đốt và phân tách xử lý, dòng chảy bị ô nhiễm bởi các loại chất thải...

4.1.3. Thc trng phát trin kinh tế-xã hi

Toàn xã có 07 thôn với tổng dân số: 2078 người, tổng số hộ là: 487 hộ gồm các dân tộc khác nhau cùng sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, Dao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự phân bố dân cư theo lãnh thổ không đều. Mật độ dân cư thường tập trung cao dọc quốc lộ 4A và các khu vực thung lũng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, mật độ thấp thuộc thôn có đồng bào người Dao sinh sống. Nhân dân trong địa bàn xã sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp và lâm nghiệp. Nguồn thu nhập chính của người dân là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm là chủ yếu.

Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế của xã đã có những bước phát triển đáng kể. Bước đầu nền kinh tế của huyện đã có sự dịch chuyển từ sản xuất tự túc, tự cấp sang sản xuất hàng hoá, tạo tiền đề phát triển cho những năm tiếp theo.

Sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính và là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư trong xã. Trong những năm gần đây ngành nông nghiệp được đầu tư cả về cơ sở hạ tầng lẫn khoa học kỹ thuật nhưng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên tăng trưởng không đồng đều và chưa vững chắc.

Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại: Đức Xuân là xã có ngành công nghiệp chưa phát triển chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế của xã, hầu hết là cơ sở nhỏ chỉ có xưởng gạch ba banh có vốn đầu tư của các hộ gia đình.

Về dịch vụ thương mại: Trong những năm gần đây nhiều thành phần kinh tế đặc biệt là nền kinh tế tư nhân tham gia hoạt động dịch vụ với nhiều hình thức khác nhau. Các ngành thương mại nhỏ.

Đánh giá chung v thc trng phát trin kinh tế- xã hi xã Đức Xuân

Qua điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của xã, nhận thấy về mặt kinh tế xã có xuất phát điểm tương đối thuận lợi hơn so với một số xã trong huyện. Trong những năm gần đây do cơ chế mới, được sự quan tâm của Đảng

và Nhà nước, đời sống đại bộ phận nhân dân trong xã đều được cải thiện và ngày càng được nâng cao, số hộ nghèo giảm dần. Tuy nhiên nền kinh tế của xã phát triển chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp, trình độ dân trí còn thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng còn nghèo đặc biệt là những xã vùng sâu, vùng xa . Để đáp ứng chương trình xoá đói, giảm nghèo một cách triệt để cần được sự quan tâm đồng bộ của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền nhiều hơn nữa.

4.1.4. Dân s, lao động, vic làm và thu nhp.

Xã Đức Xuân có 7 thôn với tổng dân số toàn xã là 487 hộ, 2078 nhân khẩu, 1864 lao động (lao động nam có người, nữ có người), trong đó lao động nông nghiệp có người chiếm 95,9% tổng số lao động của toàn xã. Tỷ lệ tăng dân số bình quân /năm.

Lao động đó qua đào tạo 193 người (chiếm 7,4% tổng số lao động), trong đó lao động nông lâm nghiệp 173 người (chiếm 89,6 %), lao động phi nông nghiệp 20 người (chiếm 10,4%).

4.2. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai

4.2.1. Hin trng s dng đất ca xã Đức Xuân- huyn Thch An- tnh Cao Bng năm 2014 Cao Bng năm 2014 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Tổng diện tích tự nhiên 3364.70 1 Đất nông nghiệp NNP 3184.88 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 368.73 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 307.46 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 142.47 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 0.87 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 164.12 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 61.27 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 2810.34 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 70.61 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 2739.73 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 5.81 1.4 Đất làm muối LMU 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH

2 Đất phi nông nghiệp PNN 88.46

2.1 Đất ở OTC 20.47

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 20.47 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT

2.2 Đất chuyên dùng CDG 38.61 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 0.02 2.2.2 Đất quốc phòng CQP

2.2.3 Đất an ninh CAN

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 11.37 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 27.22 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.21 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 3.57 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 25.60 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK

3 Đất chưa sử dụng CSD 91.36

3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 91.36 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS

3.3 Núi đá không có rừng cây NCS

4 Đất có mặt nước ven biển (quan sát) MVB

4.1 Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản MVT 4.2 Đất mặt nước ven biển có rừng MVR 4.3 Đất mặt nước ven biển có mục đích khác MVK

4.2.2. Thc trng công tác qun lý đất đai trong nhng năm gn đây

- Từ khi có luật đất đai mới ra đời (2003), công tác quản lý đất đai của xã Đức Xuân có nhiều chuyển biến tích cực. Xã đã triển khai 13 nội dung quản lý Nhà nước về công tác quản lý đăng ký, thống kê, giao đất,... qua đó đã góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng đất của xã vào nề nếp và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên trong việc quản lý đất đai tại xã vẫn gặp nhiều khó khăn do công việc quá nhiều, công cụ quản lý còn thô sơ nên rất dễ dẫn đến việc trì trệ trong công việc.

- Quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, nhân dân chấp hành tốt luật đất đai, việc cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, UBND xã nhận từ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thạch An là 429 giấy,đã cấp 417 giấy cho các hộ gia đình, còn tồn tại 12 giấy

- Trong năm 2014 địa bàn xã có biến động về đất đai do làm đường Lũng Pác khoang – Sloòng Luông thu hồi tổng 2 năm 2013-2014 là 7.462 m2 đất lâm nghiệp.

- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở… của các hộ gia đình, cá nhân và tình trạng lấn chiếm đất hành lang an toàn giao thông: 24 trường hợp.

- Mua bán chuyển nhượng đất đai: 04 chuyển nhượng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đơn thư khiếu nại: 05 đơn, đã hòa giải xong 03, 02 đơn đang thụ lý. - Công tác tiếp dân: 73 lượt người chủ yếu về công tác đất đai.

4.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn xã Đức Xuân – huyện Thạch An – tỉnh Cao Bằng

4.3.1. Xây dng cơ s d liu không gian

Trên địa bàn xã hiện nay các tài liệu đang được lưu trữ ở nhiều hình thức như: Bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, bản vẽ… Như vậy việc lưu trữ

so với cách thủ công mà hiện nay trên địa bàn đang áp dụng phần mềm ViLIS

đưa ra một quy trình xây dựng tương đối hoàn thiện, đầy đủ chức năng cần thiết cho xây dựng CSDL đất đai như các quản lý, lưu trữ và sử dụng. ViLIS liên kết chặt chẽ với phần mềm Microstation và FAMIS trong xây dựng và quản lý bản đồđịa chính số

Hình 4.1 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai

4.3.1.1. Thu thập dữ liệu

Bảng 4.2. Thu thập hồ sơđịa chính tại xã Đức Xuân

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Bản đồ địa chính số Tờ 90

2 Sổ mục kê Quyển 4

3 Sổđịa chính Quyển 7

4 Sổ cấp giấy chứng nhận Quyển 2

Trên cơ sở hồ sơ địa chính của xã, đề tài đã thu thập các tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu bao gồm:

+ Thu thập bản đồ địa chính số: Thu thập 90 tờ bản đồ địa chính dạng số, định dạng Dgn

+ Thu thập tài liệu về hồ sơ địa chính: Thu thập được các tài liệu như sổ địa chính, sổ mục kê, sổ cấp GCN quyền sử dụng đất phục vụ cho xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính bản đồ địa chính.

Từ hồ sơ địa chính giúp nắm bắt được thông tin về thửa đất là: + Số hiệu, kích thước, hình thể, diện tích, mục đích sử dụng. + Tên chủ sử dụng.

+ Nắm bắt được các thông tin của những thửa đất của những trường hợp được cấp giấy chứng nhận.

4.3.1.2. Ứng dụng MicroStation và FAMIS để xây dựng cơ sở dữ liệu đầu vào

Bản đồ xã Đức Xuân mới được đo vẽ chỉnh lý và hoàn thiện năm 2013 do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Cao Bằng thực hiện theo hệ quy chiếu VN-2000 nên có độ chính xác khá cao. Vì vậy, có thể bỏ qua bước chuyển đổi hệ tọa độ, biên tập khung chữ, tiếp theo tiến hành kiểm tra và hoàn thiện bằng các thao tác chuẩn hóa dữ liệu bản đồ, kiểm tra lỗi đồ họa, tạo vùng và gán dữ liệu thuộc tính. Quá trình đó được thực hiện như sau:

Bước 1: Khởi động MicroStation/Mở bản đồ.

Vào Start -> chọn All Program -> chọn Microstation SE -> chọn Microstation SE.

Chọn E:\DC45\dc45.dgn để mở tờ bản đồ số địa chính số 45.

Hình 4.3 Cửa sổ mở Microstation

Bước 2: Trên cửa sổ của MicroStation vào Utilities -> MDL Applications -> Browse -> Famis.ma. Menu chức năng Famis sẽ xuất hiện.

Bước 3: Chuẩn hóa dữ liệu bản đồ

- Chuẩn hóa phân lớp đối tượng: Trên bản đồ có nhiều đường ranh giới: ranh giới nhà, ranh giới thửa… nên cần phân lớp cho các loại ranh giới này. Đặc biệt chú ý tới ranh thửa vì đây là đối tượng tạo vùng. Các dữ liệu thuộc tính cũng cần được phân lớp như: địa danh, số hiệu, diện tích, loại đất cũng cần chuyển về các lớp khác nhau. Phân lớp đối tượng theo đúng các lớp chuẩn của quy phạm thành lập bản đồ địa chính số:

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐỊA CHÍNH BẰNG PHẦN MỀM VILIS TẠI XÃ ĐỨC XUÂN- HUYỆN THẠCH AN TỈNH CAO BẰNG (Trang 29)