Ảnh hưởng của Tylosin trong phòng bệnh cho đàn gà thí nghiệm

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậu bị tại trại bà Mùi thuộc xã Cao Ngạn – thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 43)

Thí nghiệm với 300 gà, được theo dõi từ 1 – 18 tuần tuổi. Sử dụng Tylosin để phòng bệnh, liều lượng đã trình bày ở phần nội dung và phương pháp nghiên cứu. Kết quả theo dõi ảnh hưởng thuốc Tylosin đến tỷ lệ nuôi sống và sinh trưởng của gà như sau:

4.2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm

Tỷ lệ nuôi sống là một chỉ tiêu phản ánh sức sống của dòng, giống và khả năng thích nghi đối với môi trường, là thước đo của việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn gà. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất và giá thành sản phẩm từ đó giúp người chăn nuôi có định hướng sản xuất. Do đó, người chăn nuôi phải lựa chọn được giống tốt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y và phòng trừ dịch bệnh.

Tỷ lệ nuôi sống có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả trong chăn nuôi. Trong thời gian làm thí nghiệm chúng tôi đã theo dõi biến động về số lượng gà qua các tuần tuổi và thu được kết quả ở bảng 4.7.

Bảng 4.7: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi Tuổi gà (tuần) Gà thí nghiệm Số gà theo dõi (n) Số gà chết trong tuần (con) Tỷ lệ nuôi sống trong tuần (%) Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn (%) 1 300 0 100,00 100,00 2 299 1 99,66 99,66 3 298 1 99,66 99,33 4 294 4 98,65 98,00 5 292 2 99,31 97,33 6 290 0 100,00 97,33 7 290 2 99,31 96,66 8 290 0 100,00 96,66 9 290 0 100,00 96,66 10 290 0 100,00 96,66 11 290 0 100,00 96,66 12 290 0 100,00 96,66 13 290 0 100,00 96,66 14 290 0 100,00 96,66 15 290 0 100,00 96,66 16 290 0 100,00 96,66 17 290 0 100,00 96,66 18 290 0 100,00 96,66

Bảng 4.7 cho thấy: tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ở 1 tuần tuổi đạt 100%. Do trước khi đưa gà vào chuồng nuôi, gà con được chọn lọc kỹ lưỡng, chuồng trại được chuẩn bị chu đáo tạo mọi điều kiện tốt nhất để gà con thích nghi với môi trường sống mới. Trong những tuần tiếp theo tỷ lệ nuôi sống của gà có sự biến động do ảnh hưởng của một số yếu tố ngoại cảnh như: thời tiết thay đổi, nhiệt độ, ẩm độ trong chuồng nuôi có ảnh hưởng đến đàn gà nên một số con đã mắc bệnh và chết.

Tính cộng dồn khi kết thúc thí nghiệm ở 18 tuần tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 96,66 %. Kết quả đó cho thấy khi sử dụng thuốc Tylosin để phòng bệnh CRD cho gà cho tỷ lệ nuôi sống tương đối cao. Theo chúng tôi, bên cạnh việc chăm sóc nuôi dưỡng và trị bệnh, thì việc xây dựng được quy trình phòng bệnh cho gà có ảnh hưởng tốt đến tỷ lệ nuôi sống.

4.2.4.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm

Phòng bệnh CRD cho đàn gà bằng thuốc điều trị CRD có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe và khả năng sinh trưởng của chúng.

Để thấy rõ mức độ ảnh hưởng khi dùng thuốc Tylosin đến khả năng sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi khối lượng của đàn gà qua các tuần tuổi, cân gà vào đầu các buổi sáng trước khi cho gà ăn. Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Số liệu bảng 4.8 cho thấy: đến 18 tuần tuổi khối lượng cơ thể của gà thí nghiệm đạt 1513,3 g/con. Gà thí nghiệm có khả năng sinh trưởng tích lũy tương đối cao và ngang bằng với khối lượng quy định của giống 1500g/con. Điều đó cho thấy khi sử dụng Tylosin để phòng bệnh không ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm.

Hệ số biến dị dao động từ 1,17% – 4,76%. Kết quả này cho thấy gà ở lô thí nghiệm có độ đồng đều tương đối cao. Như vậy việc sử dụng thuốc Tylosin để phòng bệnh CRD không ảnh hưởng đến độ đồng đều của đàn gà Hisex brown..

Với kết quả phân tích trên chúng tôi có nhận xét sau: Trong chăn nuôi gà, việc sử dụng thuốc điều trị CRD sẽ hạn chế được tối đa khả năng cảm nhiễm CRD và giúp sinh trưởng tốt.

Bảng 4.8: Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con)

Tuần tuổi Gà thí nghiệm

X ± mX Cv (%) Ss 34,01± 1,5 3,76 1 69,8 ± 4,5 4,20 2 120,2 ± 9,0 4,21 3 192,8 ± 13,0 4,55 4 283,3 ± 19,5 4,74 5 378,7 ± 20,5 4,76 6 470,7 ± 24,0 4,72 7 562,7 ± 35,5 4,37 8 650,5 ± 30,5 3,65 9 739,5 ± 34,5 2,93 10 828,4 ± 27,5 2,83 11 922,5 ± 31,5 2,74 12 1010,8 ± 25,0 1,90 13 1093, 3 ± 26,5 1,79 14 1182,9 ± 22,5 1,42 15 1264,4 ± 24,5 1,42 16 1350,6 ± 26,0 1,38 17 1435,8 ± 23,5 1,20 18 1513,3 ± 21,5 1,17 4.2.5. Chi phí thuc thú y điu tr bnh CRD/1 gà

Để có cơ sở kết luận đầy đủ về hiệu quả sử dụng thuốc Tylosin, chúng tôi tiến hành hạch toán sơ bộ chi phí trực tiếp cho 1 con gà lúc 18 tuần tuổi. Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Chi phí thuốc thú y điều trị CRD/1 gà

TT Diễn giải ĐV Lô thí nghiệm

1 Thuốc trợ sức, trợ lực VNĐ 300

2 Thuốc điều trị CRD VNĐ 1.120

3 Tổng chi phí thuốc/gà VNĐ 1.420

Số liệu bảng 4.9 cho thấy: tổng chi phí thuốc thú y cho 1 gà thí nghiệm hết 1.420 đồng.Tổng chi phí cho điều trị của gà thí nghiệm là 426.000 đồng. Từ kết quả trên cho thấy khi sử dụng thuốc Tylosin để phòng, trị bệnh CRD cho gà Hisex Brown mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Phần 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Trong thời gian làm đề tài tốt nghiệp tại cơ sở thực tập, chúng tôi kết luận như sau:

Tỷ lệ mắc bệnh CRD trên đàn gà Hisex Brown hậu bị khá cao, lúc 6 tuần tuổi là 20,45 %, lúc 9 tuần tuổi là 6,20%.

Bệnh tích điển hình của gà mắc bệnh CRD là viêm khí quản (85,75 %), viêm thanh quản (71,42 %) và viêm túi khí, phổi (42,85 %), viêm màng bao tim là 28,57 %.

Tỷ lệ tái nhiễm bệnh CRD của gà thí nghiệm là là 33,33 %.

Tỷ lệ khỏi bệnh CRD khi sử dụng thuốc Tylosin đạt từ 86,67 % đến 95,00 %, thời gian điều trị từ 4 - 5 ngày.

Dùng Tylosin phòng bệnh CRD đều đạt được tỷ lệ nuôi sống cao (96,66 %), không ảnh hưởng đến sinh trưởng của gà.

Chi phí thuốc thú y cho lô gà sử dụng Tylosin phòng bệnh là 1.420 đồng/con.

Đánh giá chung: dùng để phòng và trị bệnh CRD đạt được hiệu quả rất tốt.

5.2. Tồn tại

Do điều kiện thời gian thực tập có hạn, thí nghiệm mới chỉ thực hiện ở một vụ và chưa được tiến hành nhiều lần nên những kết quả thu được mới chỉ là những đánh giá bước đầu, chưa đáp ứng được yêu cầu của đề tài.

Thí nghiệm không tiến hành lặp lại nên chưa đánh giá được chính xác hiệu lực điều trị của từng loại thuốc.

Về bản thân: do áp dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất nên chưa khắc phục được hết các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Trong khi làm thí nghiệm còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, kinh phí nên còn hạn chế về phương pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh.

5.3. Đề nghị

Tiếp tục nghiên cứu làm thí nghiệm lặp lại với thí nghiệm trên ở qui mô đàn lớn hơn và các mùa vụ khác nhau và các giống gà khác nhau để có những kết luận chính xác hơn.

Tiếp tục nghiên cứu thêm về CRD cũng như các biện pháp phòng trị thích hợp, tìm ra các loại thuốc mới có tác dụng cao đối với bệnh cầu trùng và CRD để hạn chế được những tác hại của oại bệnh trên gây ra đối với đàn gà.

Nghiên cứu tồn dư của thuốc trong sản phẩm khi sử dụng thuốc để phòng và điều trị bệnh CRD.

Đề nghị khoa Chăn nuôi Thú y và nhà trường tiếp tục tạo điều kiện cho sinh viên được thực tập rèn luyện tại cơ sở nhiều hơn, vì những cơ sở chăn nuôi có điều kiện thực tế tốt và thuận lợi giúp sinh viên rèn luyện được tay nghề và nâng cao được trình độ chuyên môn của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Xuân Bình, Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn (2004), 109 bệnh gia

cầm và cách phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

2. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia cầm,

Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

3. Nguyễn Duy Hoan, Bùi Đức Lũng, Đoàn Xuân Trúc (1999), Chăn nuôi gia

cầm, Giáo trình dành cho cao học và nghiên cứu sinh ngành chăn nuôi,

Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

4. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thị Tài (1999), Thực hành điều trị thú y, phòng và trị

một số bệnh thường gặp ở vật nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

5. Phạm Sỹ Lăng, Trương Văn Dung, Nguyễn Ngọc Nhiên, Lê Văn Tạo, Nguyễn Hữu Vũ (2002), Một số bệnh mới do vi khuẩn và Mycoplasma ở gia súc gia cầm nhập nội và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

6. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (1992), Nuôi gà broiler đạt năng suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

7. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2000), Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb

Nông nghiệp Hà Nội

8. Bùi Đức Lũng (2003), Nuôi gà thịt công nghiệp và long mầu thả vườn năng

suất cao, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

9. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003), Chăn nuôi gà công nghiệp và gà thả

vườn, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

10. Lê Hồng Mận (2006), Kỹ thuật chăn nuôi gà ở nông hộ, trang trại và phòng chữa bệnh thường gặp, Nxb Lao động – Xã hội.

12. Lê Văn Năm, Nguyễn Thị Hương (1996), 60 câu hỏi đáp dành cho người

chăn nuôi gà công nghiệp, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

13. Lê Văn Năm (1999), Điều trị một số bệnh ghép ở gà, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Thiện (2002), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi,

Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

15. Võ Bá Thọ (1996), Kỹ thuật nuôi gà thịt thương phẩm, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

16. Đoàn Xuân Trúc, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Thị Tiếp, Hoàn Văn Hải, Nguyễn Huy Đạt, Nguyễn Thành Đồng (2008), Báo cáo khoa học chăn

nuôi thú y, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội đồng khoa học

công nghệ ban chăn nuôi thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

17. Nguyễn Quang Tuyên, Nguyễn Thị Liên (1993), Giáo trình vi sinh vật thú

y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

18. Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lưu (2001), Bệnh gia cầm, Nxb Nông

nghiệp Hà Nội

II. Tài liệu tiếng Anh

19. J. Spergser, R. Roesngarten (2002), PCR Based Detection of Avian

Mycoplasma in the Respiratory Trac of Vietnamese Chicken, 14th

International IOM congress, 7 – 12/7/2002. Vienna – Austria. Abstract.

20. Hary and J.R.Yoder (1991), The propagation of a virut in Toibryonted

chickeneggs casuing a chronic respiratory disease of chickens,

A.J.Vet.Res. 4: 325-332.

21.W.E.Gross (1961), Blindness in clicks associated in with Sallmo – nellosis

MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐỀ TÀI

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậu bị tại trại bà Mùi thuộc xã Cao Ngạn – thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)