Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậu bị tại trại bà Mùi thuộc xã Cao Ngạn – thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 25)

Nhìn chung chăn nuôi gia cầm ở nước ta đang phát triển khá nhanh và vững chắc cả về quy mô, sản lượng, chất lượng và hiệu quả. Khi chăn nuôi gà phát triển mạnh thì dịch bệnh thường xuyên xẩy ra cũng là một vấn đề lớn cần phải giải quyết vì nó có xu hướng lan rộng, gây thiệt hại không nhỏ cho ngành chăn nuôi và làm giảm hiệu quả chăn nuôi.

Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [5] bệnh CRD là một bệnh có khả năng lây lan rất lớn. Ở Mỹ, bệnh được mô tả lần đầu tiên vào năm 1943 do J.P.Delaplane và H.O.Stuart với tên là bệnh đường hô hấp mãn tính. Ở Việt Nam, bệnh đường hô hấp mãn tính do Mycoplasma gallisepticum gây ra đã được phát hiện từ năm 1972 do các tác giả như Đào Trọng Đạt và cs (1972- 1973). Tác giả đã cho biết bệnh CRD có ở tất cả các giống gà nuôi công nghiệp với tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Tương tự như vậy những nghiên cứu sau đó của Lê Văn Năm (1999) [13] đã đưa ra kết luận rằng tất cả các giống gà nuôi tại các Xí nghiệp ở phía Bắc điều bị nhiễm M.gallisepticum ở mức độ cao, thấp khác nhau, dao động từ 0,82 - 11,97% trong đó cao nhất là giống Plymouth (11,97 %) và thấp nhất là giống Leghorn (0,82 %). Tác giả Phạm Sỹ Lăng và cs (2002) [5] trong nghiên cứu về tình hình nhiễm bệnh CRD trên đàn gà nuôi công nghiệp ở tỉnh Tây nam bộ (1996) cũng đưa ra một kết quả là tất cả 8 trại gà nuôi công nghiệp tại các tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang đã kiểm tra đều nhiễm M.gallisepticum, tỷ lệ mắc bệnh dao động từ 4,9 - 6,2 %.

Theo Nguyễn Hữu Vũ và Nguyễn Đức Lưu (2001) [18] tác nhân gây bệnh là

Mycoplasma gallisepticum. Tỷ lệ nhiễm bệnh ở miền Bắc Việt Nam là 51,6% (gà

thương phẩm) còn gà giống là 10%. Tỷ lệ đẻ trứng giảm 20 - 30% khi gà mắc bệnh. Nguyễn Quang Tuyên và cs (1993) [17] cho biết: bệnh do

mũi, lúc đầu trong nhớt hơi hồng, sau đặc tựa như mủ, từng lúc mũi bị tắc, mỏ quặp vào cánh, sưng dưới xoang múi, sưng hầu ở phía trước và sưng đầu, gà đẻ ít trứng, trứng mềm, mắt có khi chảy nước đặc thành dử, có bệnh tích viêm niêm mạc mũi, khí quản ứ máu ở phần trên, phế quản có bọt trắng tựa như có mủ quánh, thỉnh thoảng có viêm phổi, trường hợp phát hiện có E.coli thì có viêm bao tim.

2.2.2. Tình hình nghiên cu nước ngoài

CRD có tên khoa học là Contagiosis Respyratore Domesticus viết tắt là CRD tức là bệnh đường hô hấp truyền nhiễm ở gà. Theo Lê Văn Năm (1999) [13] cho biết: năm 1943 Delapame và Stuart người Mỹ đã thông báo bệnh có ở Mỹ với tên Chronic Respyratory Disease cũng viết tắt là CRD tức bệnh hô hấp mãn tính ở gà.

Sự trùng hợp giữa hai thuật ngữ khoa học (La tinh và tiếng Anh) đã làm nguyên nhân sâu xa cho nhiều người cho rằng các triệu chứng ho hen viêm nhiễm đường hô hấp chỉ là của một bệnh. Nhưng ngày nay người ta cho biết đó là triệu chứng của nhiều bệnh. Do đó cần phải phân biệt các bệnh sau: Bệnh hen gà do M.gallisepticum, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bênh sổ mũi truyền nhiễm, bệnh nấm cúc phổi, tụ huyết trùng, nhiễm trùng huyết do E.coli…

Từ cuối năm 1951, bệnh đã phổ biến rộng rãi trong các cơ sở chăn nuôi gia cầm thuộc bang Delaver, Meriland, Virgigni và đến đầu năm 1956 không một bang nào tránh khỏi bệnh này.

Do việc xuất gà giống và trứng để ấp từ nước Mỹ, bệnh này trong những năm gần đây đã lan truyền vào các nước Châu Âu, Châu Á, Châu Phi, Châu Úc và Nam Mỹ. Ở Italia, Bệnh này đã xuất hiện ở nhiều cơ sở sau khi nhập cảng gà từ Pháp.

Theo Hary và Yoder (1991) [20] thì sự nhiễm Mycoplasma thường liên quan nhiều đến môi trường và các tác nhân gây bệnh có liên quan. Cũng theo các tác giả này thì sự tiếp xúc trực tiếp giữa các gia cầm mẫn cảm với các gà

lây mang trùng thường làm bệnh xảy ra. Bệnh cũng thường truyền đi thông qua trứng do gà bố mẹ mang mầm bệnh.

Kết quả của sự nhiễm bệnh thường do sự kết hợp giữa Mycoplasma

galiisepticum với E.coli hoặc với virus viêm phế quản truyền nhiễm ở gà được W.E.Gross nghiên cứu năm 1961.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Đàn gà Hisex Brown từ 1 đến 18 tuần tuổi - Thuốc Tylosin

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: trại gà bà Trần Thị Mùi xã Cao Ngạn thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian: từ ngày 01 tháng 07 năm 2014 đến ngày 20 tháng 11 năm 2014

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định tỷ lệ nhiễm bệnh CRD

- Mổ khám bệnh tích của gà bị nhiễm CRD - Hiệu quả phòng và trị bệnh thuốc Tylosin.

3.4. Phương pháp nghiên cứu

3.4.1. Xác định t l nhim bnh CRD ca đàn gà thí nghim - Sơ đồ bố trí thí nghiệm - Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Chỉ tiêu Diễn giải

Giống gà Hisex Brown

Thời gian thí nghiệm 1 – 18 tuần tuổi

Số gà thí nghiệm 300

Phương thức nuôi Nuôi nhốt hoàn toàn Thuốc phòng và điều trị Tylosin

Liều lượng - Liều phòng: 0,5g/2 l nước - Liều điều trị: 1g/2 l nước

Theo dõi 300 gà Hisex Brown từ 1 – 18 tuần tuổi: phát hiện những con gà có triệu chứng nhiễm bệnh CRD như: thở khò khè, chảy nước mũi, mắt, viêm xoang mắt, mũi,…

Thống kê số gà bị nhiễm bệnh và tính tỷ lệ gà bị nhiễm bệnh so với toàn đàn

3.4.2. Xác định bnh tích ca gà b nhim CRD

Gà bị nhiễm CRD trong trại được mổ khám và ghi lại những bệnh tích điển hình của gà mắc bệnh CRD.

3.4.3. Hiu quđiu tr CRD bng thuc Tylosin

Liều lượng Tylosin: 1g/2 lít nước

Theo dõi số con khỏi bệnh, thời gian khỏi bệnh lần 1, số con tái nhiễm và điều trị khỏi bệnh, thời gian khỏi bệnh lần 2.

3.4.4. nh hưởng ca Tylosin đến t l nuôi sng và sinh trưởng ca gà

Thí nghiệm với gà Hisex Brown từ 1 – 18 tuần với 300 gà, sử dụng thuốc Tylosin để phòng bệnh, cứ cách 4 tuần lại cho uống thuốc phòng bệnh 3 ngày liên tục.

Liều phòng: 0,5g/2 lít nước

Theo dõi tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng của gà từ 1 – 18 tuần tuổi.

3.4.5. Phương pháp theo dõi các ch tiêu

* Tỷ lệ nhiễm bệnh CRD

Xác định gà nhiễm bệnh bằng cách quan sát các biểu hiện lâm sàng đặc trưng:

Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = Số gà bị nhiễm bệnh CRD

x 100 Tổng số gà theo dõi (con)

* Bệnh tích của gà bị nhiễm CRD: những gà chết nghi nhiễm bệnh CRD

được mổ khám để kiểm tra các bệnh tích tại các tổ chức bên trong của gà thí nghiệm. Ghi chép và tính tỷ lệ các bệnh tích điển hình của gà được mổ khám.

* Hiệu lực điều trị của thuốc

Hiệu lực điều trị (%) = Số gà khỏi bệnh

x 100 Số con được điều trị

Ghi chép số gà chết hàng ngày rồi tính tỷ lệ nuôi sống theo công thức sau:

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Σ gà cuối kỳ (con)

x 100

Σ gà đầu kỳ (con)

* Sinh trưởng tích lũy của gà (g)

Được xác định bằng cách cân gà hàng tuần vào buổi sáng trước khi cho gà ăn.

Cân bằng cân đồng hồ loại 4kg, mỗi tuần cân ngẫu nhiên 10 con trong đàn.

* Chi phí thuốc/1 gà

Chi phí thuốc/1 gà = ∑ chi phí thuốc TY trong kỳ (đ)

x 100 ∑ số gà trong kỳ (con)

* Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu trong thí nghiệm được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện (2002) [14] và phần mềm Microsof Excel.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Ni dung và phương pháp thc hin

Qua điều tra nắm vững tình hình thực tế của cơ sở thực tập, trên cơ sở đó đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức tổ chức, tác phong nghề nghiệp. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tôi đã thực hiện công tác phục vụ sản xuất cụ thể như sau:

Tham gia vệ sinh phòng dịch bệnh bằng việc tiêm vaccine cho gia cầm, vệ sinh sát trùng khu vực chăn nuôi. Trồng và chăm sóc cây thức ăn.

Áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi gà thịt, gà đẻ, chữa một số bệnh ở gà, ... nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết, tiếp cận và nắm vững khoa học.

4.1.2. Kết qu công tác phc v sn xut

Trong quá trình thực tập tại trại, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của chủ trại, cùng sự nỗ lực của bản thân tôi đã đạt được kết quả như sau:

4.1.2.1. Công tác chăn nuôi

* Công tác chuẩn bị chuồng trại:

Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được rửa vệ sinh sạch bằng bơm cao áp toàn bộ trần, tường, sàn bên trong và lối đi xung quanh bên ngoài. Hệ thống bạt được rửa toàn bộ hai mặt, hệ thống rãnh thoát nước được khơi thông. Sau khi rửa sạch 24 giờ tiến hành phun sát trùng bằng Benkocid, nồng độ 0,5 % với liều 1lít/4m2. Sau khi phun sát trùng xong tiến hành kéo rèm, khoá cửa. Sau 2 ngày kể từ khi phun sát trùng lần 1 phun lại bằng dung dịch formol 2 % với liều 1lít/4m2. Khoá cửa kéo rèm để trống chuồng 15 ngày.

Đệm lót được sử dụng là trấu khô, sạch và được phun sát trùng trước khi đưa gà vào một ngày, độ dày của đệm lót tùy theo điều kiện thời tiết.

Chuồng nuôi khi đưa gà vào phải đảm bảo các thông số kỹ thuật: sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, có rèm che, đèn chiếu sáng, quạt để chống nóng.

* Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng - Giai đoạn úm gà: 1 - 13 ngày tuổi

Khi nhập gà về, tiến hành cho gà vào quây úm, trong quây úm đã chuẩn bị sẵn nước sạch có pha B.complex và Ampi - Coli. Khoảng 1 giờ sau cho gà ăn bằng khay ăn. Giai đoạn này phải luôn đảm bảo nhiệt độ ổn định cho gà con, nhiệt độ trong quây từ 32 – 350C sau đó nhiệt độ được giảm dần theo tuổi gà đến tuần thứ 3 nhiệt độ còn khoảng 220C.

Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh chụp sưởi, đảm bảo nhiệt độ thích hợp cho đàn gà, nếu thấy gà tản đều dưới chụp sưởi là nhiệt độ thích hợp.

Quây úm, máng ăn, máng uống, rèm che đều được điều chỉnh theo độ tuổi của gà, ánh sáng phải đảm bảo đủ cho gà ăn uống bình thường.

- Giai đoạn 14 - 120 ngày tuổi

Ở giai đoạn này gà phải ăn khẩu phần ăn khống chế để không béo quá, quá gầy mà vẫn đạt được mức độ đồng đều cao. Để đạt được mức độ đồng đều cao máng ăn được bố trí đủ số lượng theo quy định, phân bố đều trong chuồng nuôi, đảm bảo gà ăn được đều nhau. Lượng thức ăn hàng ngày được đổ cho gà ăn một lần duy nhất vào buổi sáng, sau khi gà ăn xong tiến hành treo máng lên cao. Gà được uống nước tự do. Máng uống được rửa sạch trước khi cho gà uống nước mới. Hàng tuần vào chủ nhật sau khi gà ăn hết khẩu phần, máng ăn được rửa sạch, phơi khô trước khi cho ăn tuần tiếp theo.

Trong quá trình chăn nuôi luôn theo dõi tình hình sức khỏe của đàn gà để phát hiện, điều trị kịp thời những con ốm, áp dụng nghiêm ngặt quy trình

vệ sinh phòng dịch. Tiến hành cân khối lượng gà hàng tuần trước khi cho ăn để xác định khối lượng, mức độ đồng đều làm cơ sở cho ăn tuần tiếp theo.

- Giai đoạn gà đẻ

Máng ăn, máng uống cho gà được chuẩn bị đầy đủ theo quy định, không để gà bị khát nước. Nền chuồng luôn khô ráo, độ dày của đệm lót đảm bảo đạt 10 - 15 cm, ổ đẻ được đưa vào chuồng nuôi trước tuổi đẻ đầu dự kiến khoảng 2 tuần để gà mái làm quen.

Lượng thức ăn hàng ngày của gà được chia làm hai lần: 30% khẩu phần vào lúc 6h sáng và 70 % còn lại cho ăn lúc 14h30.

Chế độ chế chiếu sáng hàng ngày của gà giai đoạn đẻ là 16 giờ để gà uống nước, ăn hết khẩu phần. Sau 22h30 hàng ngày (sau khi tắt điện chiếu sáng) bật bóng “điện ngủ” màu đỏ để gà đẻ tập trung từ 10h đến 14h hàng ngày. Thường xuyên bổ sung đệm lót mới và sạch, để hạn chế tỷ lệ trứng bẩn. Kiểm tra, loại thải gà mái đẻ kém, không đẻ để giảm chi phí về thức ăn, tăng tỷ lệ đẻ.

4.1.2.2. Công tác thú y

* Công tác phòng bệnh cho đàn gà

Trong chăn nuôi, công tác đề phòng dịch bệnh rất quan trọng, là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Do vậy, trong quá trình chăn nuôi, chúng tôi thường xuyên quét dọn vệ sinh chuồng trại, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, phun thuốc sát trùng định kỳ…. Trước khi vào chuồng cho gà ăn uống phải thay bằng quần áo lao động đã được giặt sạch, đi ủng, đeo khẩu trang để bảo vệ sức khoẻ người lao động và phòng bệnh cho gia cầm.

Tiêm phòng vaccine cho đàn gia cầm để có miễn dịch chủ động đảm bảo an toàn trước dịch bệnh. Dụng cụ chủng vaccine như cốc pha, lọ chủng, kim chủng… được sát trùng bằng cách cho vào nồi hấp tiệt trùng rồi để nguội tự nhiên ngay trước khi làm vaccine.

Bảng 4.1: Lịch sử dụng vaccine phòng bệnh cho đàn gà của trại Loại vaccine Ngày

tuổi Phương pháp dùng

IB + ND (B1) ND (Killed)

1 IB + ND (B1):Nhỏ mắt 1 giọt/con ND (Killed) :Tiêm dưới da cổ

IBD GM97 7 Nhỏ miệng (0.3ml)

IB+ND Sohol IBD 228E H5N1

12 IB+ND Sohol :nhỏ mắt

IBD 228E :Nhỏ miệng (0.3ml) H5N1 :Tiêm da cổ

IBD 228E 18 Bơm miệng (0.5ml)

IB+ND Sohol Fowlpox

30 IB+ND :Sohol nhỏ mắt 1 giọt/con Fowlpox :Chích màng cánh

Coryza lần 1 42 Tiêm ức 0.25 ml/con IB+ND Sohol ND Killed H5N1 49 Sohol: Nhỏ mắt 1 giọt/con NDK: Tiêm ức 0.5 ml/con H5N1: Tiêm ức 0.5 ml/con

ILT 62 Nhỏ mũi 1 giọt/con

SOHOL A.E+Fowlpox

76 Sohol: Nhỏ măt 1 giọt/con A.E : Chích màng cánh Coryza lần 2 84 Tiêm ức 0.25 ml/con SOHOL

IB+ND+EDS H5N1

104 SOHOL: Nhỏ mắt 1 giọt/con INE: Tiêm ức 0.5ml/con H5N1: Tiêm ức 0.5ml/con Coryza lần 3 126 Tiêm ức 0.25ml/con

* Chẩn đoán và điều trị bệnh

Bệnh Bạch lỵ ở gà con

Trong quá trình úm gà con ở trang trại, tôi đã gặp phải một số đàn gà con có biểu hiện: Mệt mỏi, ủ rũ, bỏ ăn, tụ lại từng đám, phân tiêu chảy màu trắng, dính nhiều ở quanh lỗ huyệt. Mổ khám thấy gan, phổi sưng và có nhiều điểm hoại tử trắng, lòng đỏ chưa tiêu hết. Qua những triệu chứng và bệnh tích trên, tôi chẩn đoán gà bị mắc bệnh Bạch lỵ. Để chữa bệnh Bạch lỵ, Tôi đã sử dụng một số phác đồ điều trị như sau:

+ Ampi-coli 1 g/ 1l nước uống, B - complex 1 g/3 l nước uống liên tục 5 ngày.

+ Colistin 1 g/ 2 l nước, cho gà uống liên tục 3 - 4 ngày.

Bệnh Cầu trùng ở gà:

- Trong quá trình nuôi tôi đã gặp phải trường hợp như sau: Khi quan sát, thấy trong đàn có gà kém ăn, lông dựng, mào và niêm mạc nhợt nhạt, phân loãng hoặc sệt, có màu sôcôla hoặc lẫn máu. Gà gầy dần rồi chết. Mổ khám và quan sát thì thấy: có nhiều điểm trắng trên niêm mạc ruột, niêm mạc ruột dày lên, đặc biệt là manh tràng bị sưng to. Những biểu hiện trên đây giống với triệu chứng và bệnh tích của bệnh cầu trùng nên tôi chẩn đoán là gà bị mắc cầu trùng và tiến hành sử dụng liều trị cho cả đàn. Cụ thể:

Rigecoccin-WS: liều 1 g/4 l nước uống hoặc Hancoc: liều 1,5- 2 ml/ 1 lít nước hay Vinacoc.ACB: liều 2 g/1l nước uống (đây là các loại thuốc được

Một phần của tài liệu Theo dõi tình hình mắc bệnh CRD và biện pháp phòng trị trên đàn gà hậu bị tại trại bà Mùi thuộc xã Cao Ngạn – thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên (Trang 25)