Bảo vệ công suất ngược

Một phần của tài liệu Tổng quan trạm phát điện hãng TAIYO, đi sâu nghiên cứu các bảo vệ trạm phát điện chính tàu 22500T (Trang 35 - 37)

a)Nguyên nhân gây ra công suất ngược cho máy phát

Do sự phân chia tải không đồng đều giữa các máy phát công tác song song. Do đường dẫn vào Diezel lai máy phát giảm dẫn đến máy phát đó bị công suất ngược.

Do hỏng hóc từ bộ điều tốc, kẹt thanh răng nhiên liệu, do hỏng hóc khớp nối giữa Diezel và máy phát.

b)Hậu quả

Khi máy phát bị công suất ngược làm các máy phát còn lại bị quá tải dẫn đến có thể mất điện toàn tàu.

Làm cho mômen động cơ ngược với mômen điện từ dẫn đến xoắn trục động cơ Diezel nếu không bảo vệ kịp thời có thể gây xoắn gẫy trục.

Khi máy phát bị công suất ngược điện áp và tần số của trạm giảm xuống làm ảnh hưởng tới việc cung cấp điện năng cho các phụ tải khác.

c)Các phương pháp bảo vệ công suất ngược

- Dùng rơle công suất ngược kiểu đĩa quay UM-149.

“Cấu tạo gồm các phần tử: các khung từ 1 và 2, trên khung từ 1 được quấn cuộn dòng 4 và lấy tín hiệu từ biến dòng của máy phát. Trên khung từ 2 được quấn cuộn áp 5 và lấy tín hiệu từ biến áp đo lường. Đĩa nhôm 3 được cố định trên trụ quay có các gối đỡ. Tiếp điểm 8 được cố định cùng với trụ quay của đĩa nhôm 3. Tiếp điểm 9 đặt cố định. Khi đĩa nhôm 3 được quay theo 1 chiều nhất định tiếp điểm 8 và 9 sẽ tiếp xúc. Đĩa nhôm 3 chỉ được quay theo hướng nhất định, hướng ngược lại sẽ không quay được vì đã bị hãm bằng chốt. Muốn điều chỉnh mức hoạt động của công suất ngược ta thay đổi số vòng dây của cuộn dòng. Còn muốn điều chỉnh thời gian hoạt động ta thay đổi khoảng cách giữa tiếp điểm 8 và 9.

Rơle công suất ngược bằng bán dẫn. Hiện nay trên trên các tàu đóng mới hầu như được nắp đặt rơle công suất ngược bằng bán dẫn. Phần tử cơ bản nhất là phần tử nhạy pha. Phần tử nhạy pha sẽ cảm biến được chiều của công suất và đưa tín hiệu đến bộ khuếch đại. Sau khi tín hiệu đã được khuếch đại được đưa đến trigơ.”

(Giáo trình trạm phát điện tàu thủy 2)

Hình 3.6: Rơle công suất ngược bằng bán dẫn.

d) Bảo vệ công suất ngược tàu 22500T

Bảo vệ công suất ngược tàu 22500T được thực hiện bởi rơle công suất ngược. Giả sử khi máy phát số 1 xảy ra hiện tượng công suất ngược thì rơle công suất ngược của ACB1 (S21) sẽ tác động làm tiếp điểm RPT (S21) và RPT (S31) đóng lại gửi tín hiệu đến chân 67X của bộ ICU-GP1. Tại đó thì làm cho rơle 67X (SHEET NO.28-31) có điện, làm đóng tiếp điểm của nó ở 2B và gửi

tín hiệu ngắt mạch đến chân 15 của bộ ICU-GP1. Làm cho rơle 152TX (S21) có điện, đóng tiếp điểm của nó lại làm cho cuộn ngắt có điện ngắt aptomat ra khỏi lưới. Đồng thời đèn đỏ báo máy phát bị công suất ngược sáng.

Một phần của tài liệu Tổng quan trạm phát điện hãng TAIYO, đi sâu nghiên cứu các bảo vệ trạm phát điện chính tàu 22500T (Trang 35 - 37)