0
Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Về phía Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền của Tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP (Trang 33 -34 )

3.1. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chấp hành quy địnhcủa pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với các doanh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Tỉnh Bắc Ninh.

3.1.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền của TỉnhBắc Ninh. Bắc Ninh.

- Cần hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi một cách toàn diện và hoàn chỉnh hơn nữa nhằm tránh trường hợp phát sinh khi thực hiện. Cần khắc phục những bất hợp lí của các quy định hiện hành, đảm bảo sự hợp lí, tính thống nhất trong điều chỉnh và thực thi pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay. Cần quy định chặt chẽ hơn về hời giờ làm việc tiêu chuẩn trong trường hợp một NLĐ ký kết và thực hiện từ hai HĐLĐ trong một thời điểm với một hoặc nhiều NSDLĐ thì tổng thời giờ làm việc của NLĐ đó cũng không quá 8 giờ/ ngày, 48 giờ/ tuần đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường. Ngoài ra để hạn chế tình trạng làm thêm giờ tràn lan cần có một số quy định cấm doanh nghiệp áp dụng việc làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt. Yêu cầu này đòi hỏi pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đầy đủ và khả thi hơn.

- Tăng cường đảm bảo việc thực thi các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Để các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được thực thi và tuân thủ nghiêm minh trên thực tế thì cần có các cơ chế đảm bảo, việc bảo đảm này được thực hiện trên các lĩnh vực pháp lý và kinh tế - xã hội; chính trị - tư tưởng…

Về chính trị - tư tưởng: trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992 quy định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Cần phát huy tư tưởng “lấy sự phát triển của con người làm gốc” trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI

nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho NLĐ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân….

Về mặt pháp lí: luôn xem ké hoạch xây dựng và hoàn thiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.

Về mặt kinh tế - xã hội: cần có những chính sách đảm bảo mức sống của NLĐ, đảm bảo quyền và lợi ích cho NLĐ trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó cần có biện pháp tuyên truyền cho NLĐ và NSDLĐ về chính sách và các quy định của pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để NLĐ nhận thức được các quyền lợi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mà mình có được và tuyên truyền cho NLĐ và NSDLĐ biết về tác hại của việc làm quá thời giờ, làm thêm quá mức và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi hợp lý, khoa học.

- Cần đưa ra thêm hoặc chỉnh sửa những mức hình phạt phù hợp hơn đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo hướng tăng mức phạt vi phạm lên mức cao hơn so với hiện nay nhằm làm tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và tạo ra sự răn đe nhất định đối với các doanh nghiệp.

- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra ở các doanh nghiệp, đặc biệt là ở các khu vực tập trung khu công nghiệp hoặc các doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và tập trung nhiều vào các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn hoặc tổ chức công đoàn chưa đủ mạnh.

- Tổ chức các chương trình tuyên truyền hiệu quả, bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, dễ tiếp thu, dễ hiểu gắn với những nội dung quan trọng, có mục đích rõ ràng cụ thể về pháp luật thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ làm việc cho NLĐ và NSDLĐ.

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ VIỆC CHẤP HÀNH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP (Trang 33 -34 )

×