III. Chế biến, dự trữ thức ăn
2. Các phơng pháp chế biến thức ăn
a, Cắt ngắn
quá dài, củ, quả, thức ăn xanh trớc khi ủ xanh.
- Tuỳ từng loài, tuổi gia súc mà độ dài thức ăn cắt cho phù hợp. - Sau khi cắt ngắn cần loại bỏ các vật thể lạ lẫn trong thức ăn.
Thức ăn sau khi đợc cắt ngắn giúp con vật ăn đợc nhiều hơn để nguyên cả cây, tránh bỏ thừa, lãng phí thức ăn.
b, Nghiền nhỏ
- áp dụng với các loại thức ăn hạt và khoáng, trong sản xuất thức ăn hỗn hợp. - Sau khi nghiền nhỏ phần vỏ cứng nhiều xơ bị phá vỡ, thức ăn đợc nghiền nhỏ ra, tỷ lệ tiêu hóa nhờ đó tăng lên.
- Tuy nhiên có nhợc điểm làm giảm tính ngon miệng với một số loài và dễ h hỏng khi để lâu.
Với gia cầm sau khi nghiền nhỏ, phối trộn nên đóng viên để chúng dễ ăn, tránh rơi vãi.
c, Đờng hoá
- Đờng hoá là phơng pháp cho tinh bột và các đờng đa khác thuỷ phân, thu đợc những đờng đơn giản hơn.
Hàm lợng đờng dễ tan trong hạt thờng 0,5 – 2%, sau khi đờng hoá có thể tăng lên 8 – 12%, thích hợp với gia súc non, gia súc vỗ béo cuối kỳ và bò sữa.
- Quy trình:
+ Nghiền nhỏ hạt, cho vào thùng nớc nóng (80 - 1000C) theo tỷ lệ 1:2 - 1:2,5 (1kg thức ăn cho vào 2 – 2,5l nớc nóng), quấy đều.
+ Giữ nhiệt độ 55 – 600C, nhiệt độ thấp thức ăn dễ bị chua.
+ Để quá trình thuỷ phân nhanh có thể cho thêm 4 – 5% bột mầm thóc. Quá trình đờng hoá mất khoảng 5 – 6h, nếu để lâu hơn 14h thức ăn dễ bị thối.
Làm bột mầm thóc bằng cách: Ngâm thóc tốt trong nớc 50 – 600C trong 24h, vớt ra ủ 2 - 3 ngày cho đến lúc mầm dài gấp 1,5 lần hạt thóc, đem phơi khô, nghiền thành bột.
d, Xử lý nhiệt
- Có thể rang, nấu hay hấp chín tuỳ loại thức ăn. Nhiệt độ và thời gian có ảnh hởng lớn tới thức ăn, nhiệt độ quá cao và thời gian quá lâu có thể làm
giảm chất lợng thức ăn, phá huỷ một số a.a.
- Tác dụng làm tăng tỷ lệ tiêu hoá của thức ăn, khử các chất độc, chất ức chế trong thức ăn (đậu tơng, lạc)
- Các loại thức ăn xanh, củ, quả nên cho ăn sống.
e, Kiềm hoá
- áp dụng với các thức ăn thô, nghèo các chất hữu cơ tiêu hoá đợc nh rơm, rạ, bã mía, thân cây ngô…
- Tác dụng: Làm mềm thức ăn, con vật ăn đợc nhiều thức ăn hơn, tăng tỷ lệ tiêu hoá chất xơ, chất bột đờng.
- Kiềm hoá bằng vôi: Dùng 3kg vôi sống hoặc 9kg vôi tôi cho 1 tạ rơm. Pha vôi vào 200 – 250 lít nớc, cho rơm vào ngâm trong nớc vôi 5 – 10 phút sau đó mang ra ủ thành đống, sau 24h có thể cho gia súc ăn.
Ngoài ra ngời ta có thể kiềm hoá bằng dung dịch NaOH (Băm nhỏ rơm, phun 25 lít dung dịch xút 16% cho một tạ rơm, hoặc ngâm rơm vào dung dịch xút 2% 2 – 3 phút thì vớt ra, để 6 – 8h có thể cho gia súc ăn), NH3, Na2CO3.