Thảo luận về các biến nghiên cứu theo kết quả đối chiếu với thực tế

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến dỏng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển ở đông nam á luận văn thạc sỹ 2015 (Trang 50 - 56)

Kết quả ước lượng trong bảng 4.9 cho thấy Quy mô thị trường (DlnGDP ) được đại diện bởi giá trị logarit thu nhập bình quân đầu người có tác động cùng chiều lên dòng vốn FDI vào các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á và mang ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Theo đó, khi quy mô thị trường tăng 1 đơn vị thì dòng FDI vào các quốc

more _cons .408188 .5652526 0.72 0.470 -.6996867 1.516063 INF .0020949 .0231246 0.09 0.928 -.0432285 .0474183 DOPEN .0260245 .0121456 2.14 0.032 .0022197 .0498294 DBUD .0528334 .0321016 1.65 0.100 -.0100845 .1157513 lnTELE 1.121632 .2790172 4.02 0.000 .5747679 1.668495 DlnWAGE -.328513 .4369953 -0.75 0.452 -1.185008 .527982 DlnGDP 2.274719 1.153069 1.97 0.049 .0147448 4.534694 FDI Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] Prob > chi2 = 0.0010 Wald chi2(6) = 22.55 max = 24 avg = 21 Estimated coefficients = 7 Obs per group: min = 11 Estimated autocorrelations = 1 Number of groups = 5 Estimated covariances = 5 Number of obs = 105 Correlation: common AR(1) coefficient for all panels (0.5577)

Panels: heteroskedastic

Coefficients: generalized least squares Cross-sectional time-series FGLS regression > r1)

41

gia sẽ tăng 2.27 đơn vị. Điều này hàm ý rằng những quốc gia có quy mô thị trường càng lớn sẽ thu hút được lượng vốn đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng yếu tố GDP cũng là tín hiệu tốt cho việc thu hút FDI như: Kang và Lee (2006), Wahid và cộng sự (2007), Kok và Ersoy (2009), Liang (2010), Ranjan và Agrawal (2011), Govil (2012), Liu và cộng sự (2012), Othman (2013). Nhưng nghiên cứu của Changtasasawat và cộng sự (2005) lại kết luận rằng quy mô thị trường tác động âm đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong khi đó Demirhan và Masca (2008), Ahamad và Tanin (2010), Aggarwal và Verma (2014) lại không tìm thấy tác động của quy mô thị trường lên FDI. Vấn đề này có thể là do sự khác biệt giữa các quốc gia nghiên cứu và dữ liệu chéo. Do đó mối tương quan giữa FDI và GDP cần phân tích sâu hơn theo chuỗi dữ liệu thời gian.

Chi phí lao động (DlnWAGE) tác động âm đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia nghiên cứu nhưng không mang ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy. Tuy nhiên biến này có ý nghĩa về mặt giải thích, khi chi phí lao động tăng 1 đơn vị thì dòng FDI đi vào các quốc gia giảm -0.328 đơn vị. Kết quả phù hợp với giả thuyết đặt ra ban đầu – chi phí lao động càng thấp thì càng thu hút được nhiều vốn FDI hơn và giống với kết quả nghiên cứu của Kang và Lee (2006), Wahid và cộng sự (2007), Ahamad và Tanin (2010), Changwatchai (2010), Ranjan và Agrawal (2011), Liu và cộng sự (2012), Tosompark (2013). Tuy nhiên các nghiên cứu của Changtasasawat (2005), Kornecki và Ekanayake (2012), Tosompark và Daly (2013), Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014) lại kết luận rằng khi mức lương cao hơn phản ánh trình độ của người lao động ngày càng cao, do đó tác động tích cực đến dòng FDI vào các quốc gia đó.

Cơ sở hạ tầng có tác động dương đến dòng vốn FDI với mức ý nghĩa thống kê 1%, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu. Khi lnTELE tăng 1 đơn vị thì FDI tăng 1.12 đơn vị, điều này chứng minh được rằng các nước có cơ sở hạ tầng tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh với các nước khác trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cơ sở hạ tầng tốt và phát triển cũng làm tăng năng suất lao động của đầu tư và vì vậy sẽ hấp dẫn FDI chảy vào nhiều hơn. Kết quả thu được có cùng kết luận với Asiedu (2002),

42

Demirhan và cộng sự (2008), Kok và Ersoy (2009), Ahamad và Tanin (2010), Ranjan và Agrawal (2011), Govil (2012), Liu và cộng sự (2012), Othman (2013), Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014), Võ Thị Thùy Minh (2014) và Đặng Anh Tuấn (2014).

Hệ số của biến chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ mang dấu dương nghĩa là nó có tác động tích cực đến FDI vào các quốc gia nghiên cứu. Dù biến này không mang ý nghĩa thống kê nhưng có thể giải thích rằng dòng chảy FDI phụ thuộc nhiều vào những chính sách của nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các chính sách tác động trực tiếp đến hoạt động của các dự án FDI, trong đó đáng quan tâm nhất là chính sách kinh tế vĩ mô của nước tiếp nhận đầu tư. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và kết luận của Nguyễn Minh Tiến (2013), Liu và cộng sự (2012). Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Toàn (2010) cũng kết luận rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa nhóm yếu tố chính sách với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc thu hút FDI.

Biến độ mở thương mại có tác động cùng chiều lên khả năng thu hút dòng vốn FDI, phù hợp với giả thuyết nghiên cứu và có ý nghĩa thống kê tại mức 5%. Khi độ mở thương mại của quốc gia đó tăng 1 đơn vị thì FDI tăng 0.026 đơn vị, mức tăng tương đối khiêm tốn, tuy nhiên điều này vẫn chứng minh được rằng nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến độ mở kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư khi đầu tư tại các quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á. Kết quả thực nghiệm cũng giống kết quả nghiên cứu của Asiedu (2002), Changtasasawat và cộng sự (2005), Wahid và cộng sự (2007), Demirhan và Masca (2008), Kok và Ersoy (2009), Ranjan và Agrawal (2011), Govil (2012), Liu và cộng sự (2012), Aggarwal và Verma (2014) Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến (2014), Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014), Trần Hoàng Vũ (2014) và Đặng Anh Tuấn (2014). Điều này cho thấy rằng độ mở thương mại là yếu tố quyết định đến việc thu hút dòng vốn FDI vào các quốc gia nghiên cứu.

Lạm phát (INF) có tác động cùng chiều với đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào các quốc gia, điều này trái với giả thuyết đặt ra và trái với kết quả của các nghiên cứu

43

trước như: Demirhan và Masca(2008), Kok và Ersoy (2009), Ranjan và Agrawal (2011), Govil (2012), Aggarwal và Verma (2014), Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến (2014), nhưng biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Điều này có thể lý giải do khu vực Đông Nam Á là khu vực có tỷ lệ tăng trưởng khá cao, chỉ số lạm phát tương đối cao là do đang trong quá trình chuyển đổi, tăng trưởng nhanh nhưng nền kinh tế không ổn định, tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn tìm thấy cơ hội hấp dẫn trong môi trường này nên lượng FDI vẫn tăng lên.

Đối với Việt Nam

Bảng 4. 10. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu trƣờng hợp tại Việt Nam

Dòng vốn FDI ròng vào Việt Nam nằm trong khoảng cao nhất là 11.94 và thấp nhất là 2.78, giá trị bình quân của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào là 5.86. Yếu tố quy mô thị trường được đại diện bởi GDP bình quân đầu người dao động trong khoảng từ 4.54 đến 7.60 với độ lệch chuẩn 0.87 tương đối nhỏ. Chi phí lao động cũng có độ lệch chuẩn tương đối nhỏ 0.72, cho thấy mức độ dao động không lớn của yếu tố chi phí. Yếu tố chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ có độ lệch chuẩn 5.56 lớn hơn giá trị bình quân -2.83 cho thấy yếu tố này dao động rất lớn. Tương tự, yếu tố lạm phát cũng dao động rất lớn do có độ lệch chuẩn lớn hơn giá trị trung bình. Yếu tố độ mở thương mại nằm trong khoảng 66.21 đến 169.53 với độ lệch chuẩn 33.80, cho thấy yếu tố này tương đối ổn định.

INF 25 12.98927 17.30846 -1.710317 81.817 OPEN 25 115.9349 33.80384 66.21227 169.5345 BUD 25 -2.839449 5.566913 -12.76996 5.815685 lnWAGE 12 21.95808 .7248105 20.81858 22.87503 lnTELE 25 1.157208 1.517817 -1.944963 2.983605 lnGDP 25 6.236271 .8737566 4.542401 7.606874 FDI 25 5.869979 2.485147 2.781323 11.94245 Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max . sum FDI lnGDP lnTELE lnWAGE BUD OPEN INF

44

Bảng 4. 11. Kết quả hồi quy mô hình trƣờng hợp Việt Nam

Nhận thấy yếu tố quy mô thị trường không có tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, yếu tố chi phí lao động tuy có tác động âm đến FDI nhưng không mang ý nghĩa thống kê. Yếu tố cơ sở hạ tầng được đại diện bởi giá trị logarit tự nhiên số thuê bao điện thoại cố định có tác động ngược chiều với FDI nhưng biến này không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Biến độ mở thương mại được đại diện bởi tổng giá trị xuất nhập khẩu trên GDP cũng không tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Tiếp đến yếu tố lạm phát tuy có ảnh hưởng ngược chiều đến FDI nhưng không mang ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu. Chỉ có duy nhất yếu tố chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ ảnh hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với mức ý nghĩa 5%, nhưng lại có tác động ngược chiều với FDI, điều này trái với giả thuyết nghiên cứu. Tuy nhiên kết quả này có thể giải thích do hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư còn nhiều bất cập, hạn chế, quy định chồng chéo, một số luật chuyên ngành (thuế, kinh doanh bất động sản, xây dựng, giáo dục….) quy định cả luật đầu tư, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Thêm vào đó chính sách ưu đãi đầu tư chưa phù hợp, chưa đủ hấp dẫn các nhà đầu tư đối với những ngành, lĩnh vực cần khuyến khách đầu tư.

_cons 39.08465 70.61128 0.55 0.604 -142.4274 220.5967 INF -.0936974 .1163666 -0.81 0.457 -.3928273 .2054326 OPEN .0820249 .097179 0.84 0.437 -.1677817 .3318315 BUD -.518543 .1633464 -3.17 0.025 -.9384384 -.0986476 lnTELE -1.94415 1.556009 -1.25 0.267 -5.943998 2.055697 lnWAGE -4.031215 4.937187 -0.82 0.451 -16.72266 8.660229 lnGDP 7.166841 5.297783 1.35 0.234 -6.451545 20.78523 FDI Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] Total 60.605277 11 5.50957064 Root MSE = 1.3134 Adj R-squared = 0.6869 Residual 8.6250513 5 1.72501026 R-squared = 0.8577 Model 51.9802257 6 8.66337095 Prob > F = 0.0486 F( 6, 5) = 5.02 Source SS df MS Number of obs = 12 . reg FDI lnGDP lnWAGE lnTELE BUD OPEN INF

45

Đối với Indonesia (xem phụ lục 4) thì yếu tố chi phí nhân công lại có tác động tích cực đến FDI vào nước này, điều này cho thấy chi phí lao động cao chứng tỏ trình độ nhân công cao do đó càng thu hút được nhiều hơn nữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, yếu tố lạm phát lại có tác động dương đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại nước này, điều này có thể giải thích rằng các nhà đầu tư vẫn tìm thấy cơ hội hấp dẫn trong môi trường này nên lượng FDI vẫn tăng lên. Yếu tố chính sách của chính phủ lại có tác động âm đến FDI vào Indonesia, điều này có thể giải thích tương tự như trường hợp của Việt Nam là do hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư còn nhiều bất cập, chồng chéo, gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Philippines (xem phụ lục 6) bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố gồm: quy mô thị trường, chi phí lao động và chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ. Trong khi yếu tố quy mô thị trường và yếu tố chính sách kinh tế đóng vai trò quan trọng việc thu hút FDI vào nước này thì yếu tố chi phí lao động có tác động âm đến FDI. Đối với Thái Lan (xem phụ lục 7) thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bị ảnh hưởng bởi yếu tố chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, độ mở thương mại và lạm phát. Trong ba yếu tố này thì lạm phát có mức độ ảnh hưởng mạnh nhất đến FDI vào Thái Lan và theo hướng tích cực. Trường hợp đối với Malaysia (xem phụ lục 5) thì chỉ duy nhất yếu tố lạm phát có tác động đến vốn FDI vào nước này theo hướng tích cực tương tự như Thái Lan. Điều này có thể giải thích vì các quốc gia này đang trong xu thế phát triển do đó nền kinh tế không ổn định, tuy nhiên các nhà đầu tư vẫn tìm thấy cơ hội hấp dẫn từ các nước này cùng với các yếu tố hấp dẫn khác nên vẫn đầu tư vào nên lượng FDI vẫn tăng lên.

46

CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến dỏng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển ở đông nam á luận văn thạc sỹ 2015 (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)