Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến dỏng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển ở đông nam á luận văn thạc sỹ 2015 (Trang 30 - 34)

Với mục tiêu nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển ở

ựa trên nghiên cứu thự ủa tác giả Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến (2104) như sau:

Mô hình nghiên cứu:

FDIit = β0 + β1*lnGDPit + β2*lnWAGEit + β3*lnTELEit + β4*BUDit + β5*OPENit + β6*INFit + εit

Trong đó:

i = 1,2,3,…N với N là số quốc gia trong mẫu nghiên cứu. t = 1,2,3,….T với T là giai đoạn nghiên cứu.

εit: sai số không quan sát được (đặc điểm riêng của từng quốc gia, bất biến theo thời gian).

Biến phụ thuộc FDIit: vốn đầu tư trực tiếp vào các quốc gia qua các năm.

Biến độc lập lần lượt là: quy mô thị trường, chi phí lao động, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, cơ sở hạ tầng, độ mở thương mại và lạm phát.

Quy mô thị trƣờng: quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhiều nhà đầu tư với chiến lược “đi tắt đón đầu” sẽ mạnh dạn đầu tư nhiều hơn vào các quốc gia có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Đồng thời, thị trường tiêu thụ rộng lớn cũng mở ra thêm nhiều cơ hội phát triển trong tương lai cho các nhà đầu tư và điều này sẽ khuyến khích họ đầu tư nhiều hơn. Quy mô thị trường thường được đo lường bởi tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế…. Nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu GDP bình quân đầu người để đại diện cho quy mô thị trường. Có nhiều nghiên cứu kết luận rằng quy mô thị trường tác động dương đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như: Asiedu (2002), Kang và Lee (2006), Wahid và cộng sự (2007), Demirhan và Masca (2008), Kok và Ersoy (2009), Ahamad và Tanin (2010), Liang

21

(2010), Ranjan và Agrawal (2011), Govil (2012), Yiyang Liu và cộng sự (2012), Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014), Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến (2014).

Chi phí lao động: Chi phí lao động thường được xem là yếu tố quan trọng, phần lớn các nhà đầu tư thường chọn đầu tư ra nước ngoài là để khai thác các tiềm năng về lợi thế và chi phí. Chi phí lao động ở nước nhận đầu tư có thể hạn chế nhà đầu tư nước ngoài vì chi phí lao động cao làm tăng chi phí sản xuất, lợi nhuận giảm. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đối với các nước phát triển, lợi thế về chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các thập kỷ qua. Khi giá nhân công tăng lên, đầu tư nước ngoài có khuynh hướng giảm rõ rệt. Điển hình như trường hợp của Trung Quốc, từ năm 1993 đến nay Trung Quốc nhận được dòng vốn FDI cao nhất trong các nước đang phát triển do lực lượng lao động dồi dào, chi phí nhân công rẻ, thị trường trong nước rộng lớn và chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Nhưng chi phí nhân công ngày càng tăng lên và đồng Nhân dân tệ ngày càng tăng giá đang là động cơ thúc đẩy các công ty đa quốc gia dịch chuyển cơ sở sản xuất (UNCTAD, 2014). Yếu tố chi phí lao động trong bài nghiên cứu được đại diện bởi giá trị logarit tự nhiên lượng kiều hối của người lao động và bồi thường thiệt hại của người lao động nhận được tính bằng USD (Ranjan và Agrawal, 2011). Giá trị lượng kiều hối và bồi thường thiệt hại người lao động nhận được bao gồm giá trị chuyển tiền của cá nhân và tiền lương nhận được chuyển về quê hương; các khoản này được tính bởi ba thành phần chính: tiền lương và lương tháng trả bằng tiền mặt, tiền lương và lương tháng trả bằng các hình thức khác, đóng góp xã hội của những người sử dụng lao động. Các nghiên cứu sau đây cũng kết luận chi phí lao động thấp là một trong những yếu tố giúp thu hút FDI: Kang và Lee (2006), Wahid và cộng sự (2007), Ahamad và Tanin (2010), Ranjan và Agrawal (2011), Liu và cộng sự (2012), Kornecki và Ekanayake (2012), Tosompark (2013).

Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ: FDI là hình thức so sánh và tìm kiếm lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài, kế hoạch lợi nhuận phải được ước lượng trước khi triển khai dự án. Để kiểm soát kế hoạch kinh doanh hiệu quả, vấn đề thể chế kinh tế vĩ mô ở nước nhận đầu tư rất quan trọng. Để đánh giá thể chế vĩ mô của chính phủ có

22

thể dựa vào chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ hay chỉ số năng lực cạnh tranh. Bài nghiên cứu sử dụng yếu tố thâm hụt ngân sách để đại diện cho chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ. Nguyễn Minh Tiến (2013) đã chứng minh rằng chính sách kinh tế vĩ mô tác động tích cực đến đầu tư trực tiếp nước ngoài. Liu và cộng sự (2012) cũng kết luận rằng chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ là một trong các yếu tố giúp thu hút FDI nhiều hơn.

Cơ sở hạ tầng: kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng. Khi đầu tư vào một quốc gia có cơ sở hạ tầng và hệ thống thông tin liên lạc tiên tiến, hệ thống ngân hàng hoàn thiện thì công ty có giảm được chi phí đầu tư, giảm được thời gian thực hiện dự án, chi phí các khâu trung chuyển…..Do đó, chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ công nghiệp hóa có ảnh hưởng đến quan trọng đến dòng vốn FDI vào các nước. Để đo lường biến này có nhiều cách thức: năng lượng sử dụng tính theo bình quân đầu người, số thuê bao điện thoại cố định, mật độ đường sắt, vận tải hàng không, hạ tầng cảng biển,…..Yếu tố cơ sở hạ tầng trong bài nghiên cứu này được đo lường bởi số thuê bao điện thoại cố định trung bình trên 100 dân. Các nghiên cứu trước đây như: Asiedu (2002), Demirhan và Masca (2008), Kok và Ersoy (2009), Ahamad và Tanin (2010), Ranjan và Agrawal (2011), Govil (2012) đã chứng minh được cơ sở hạ tầng có tác động tích cực lên vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Độ mở thƣơng mại: độ mở thương mại tạo điều kiện giao lưu với nền kinh tế thế giới trong đó có dòng chảy FDI. Mức độ của sự cởi mở là một chỉ số phản ánh sự dễ dàng gia nhập thị trường, khi một đất nước mở cửa, dỡ bỏ những hạn chế về rào cản thuế quan là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước. Trong bài nghiên cứu, độ mở thương mại được đo lường bằng phần trăm của tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh độ mở thương mại có tác động tích cực đến FDI như: Demirhan và Masca (2008), Ranjan và Agrawal (2011), Govil (2012), Liu và cộng sự (2012), Nguyễn Văn Bổn và Nguyễn Minh Tiến (2014). Nguyễn Thị Liên Hoa và Bùi Thị Bích Phương (2014).

23

Lạm phát: các nhà đầu tư có xu hướng tiếp cận những nền kinh tế mang tính ổn định, nhất quán để đảm bảo hiệu quả và ổn định của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi nền kinh tế vĩ mô không ổn định, biến động tỷ giá và lạm phát sẽ làm cho hoạt động đầu tư gặp rủi ro, không mang lại hiệu quả. Có nhiều cách thức đánh giá tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô: tỷ lệ tăng trưởng GDP, lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái….…Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ số giá tiêu dùng để đại diện cho tính ổn định của nền kinh tế. Nhiều nghiên cứu trước đã chỉ ra tác động âm của lạm phát lên FDI như: Demirhan và Masca (2008), Kok và Ersoy (2009), Ranjan và Agrawal (2011), Govil (2012), Nguyễn Văn Bổn Và Nguyễn Minh Tiến (2014).

Bảng 3. 1. Mô tả các biến

STT Biến nghiên cứu Kỳ

vọng dấu

Ký hiệu

Biến phụ thuộc

Dòng vốn đầu tư FDI ròng, thể hiện dưới dạng phần trăm của GDP, đại diện cho lượng vốn FDI thu hút được.

FDI

Biến độc lập

Quy mô thị trường

Giá trị logarit tự nhiên GDP bình quân đầu người *100.

+ LnGDP

Chi phí lao động Giá trị logarit tự nhiên lượng kiều hối và bồi thường thiệt hại của người lao động nhận được đại diện cho lương quốc gia.

24

Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ

(Thu Ngân sách- chi ngân sách)/GDP + BUD

Cơ sở hạ tầng Giá trị logarit tự nhiên của số thuê bao điện thoại cố định trên 100 dân *100

+ LnTELE

Độ mở thương mại

Tổng phần trăm xuất khẩu và nhập khẩu so với GDP

+ OPEN

Lạm phát Phần trăm thay đổi của chỉ số giá tiêu dùng. - INF

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến dỏng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia đang phát triển ở đông nam á luận văn thạc sỹ 2015 (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)