Điều kiện kinh tế-xã hội của huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014 (Trang 41 - 43)

4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

• Tăng trưởng kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện đã chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp giảm trong GDP. Năm 2012 cơ cấu kinh tế đạt được như sau: công nghiệp - xây dựng 49,72%; dịch vụ 31,42%; nông lâm nghiệp, thuỷ sản 18,86%.

Trong năm 2012, dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương các cấp, với sự phấn đấu nỗ lực của các doanh nghiệp doanh nhân và nhân dân các dân tộc trong huyện, Đồng Hỷ đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012. Nhiều chỉ tiêu chủ yếu đã đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ước đạt 21,87%, bằng 168,23% KH. - Thu nhập (GDP) bình quân đầu người đạt 24,58 triệu đồng, bằng 109,2% KH (tăng 7,03 triệu đồng/ người so với năm 2012).

- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, trên địa bàn (theo giá cố định 1994) đạt 1.450 tỷ đồng (tăng trên 300 tỷ so với năm 2011).

,- Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,5 triệu USD, bằng 100% kế hoạch, tăng 19% so với cùng kỳ (trong đó chủ yếu là sản phẩm chè búp khô).

- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá cố định 1994) đạt 307 tỷđồng, bằng 97,7% kế hoạch, tăng 8,1% so với cùng kỳ

*Thu nhập

Cùng với sự phát triển chung của tỉnh, đời sống nhân dân huyện Đồng Hỷ trong những năm qua đã được cải thiện.

Nhìn chung, tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của cộng đồng các dân tộc trong huyện còn ở mức thấp so với mức bình quân chung của cả nước. Bình quân thu nhập trên đầu người năm 2012 đạt 17.900.000 đồng và

mức thu nhập phân bố cũng không đồng đều giữa các vùng, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn với thành thị.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm

*Dân số

Dân số của Huyện năm 2012 là 111.160 người, chiếm 10% dân số cả tỉnh Thái Nguyên. Gồm 8 dân tộc anh em sinh sống. Tốc độ tăng trưởng dân số là 0,95%/năm . Mật độ dân cư bình quân là 244 người/km2, bằng 77,3% so với mật độ trung bình của Tỉnh và bằng 82,7% so với mức trung bình của cả nước . Mật độ dân số thấp là điều kiện thuận lợi cho Huyện trong quy hoạch phát triển đô thị, các khu, cụm (điểm) công nghiệp, quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp quy mô lớn .

*Lao động việc làm

Đời sống của người dân đã được cải thiện nhưng chất lượng cuộc sống chưa đạt được yêu cầu bởi GDP bình quân đầu người còn thấp. Xét về tốc độ tăng trưởng có thể thấy tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của huyện tăng khá nhanh. Giai đoạn 2005 - 2010, tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của huyện là 9,4%/năm, trong đó đạt bình quân khá cao trong ba năm gần đây (10,9%/năm).

Lao động, giải quyết việc làm: do tăng trưởng kinh tế và giáo dục - đào tạo đạt kết quả khá tốt nên trong 5 năm vừa qua đã giải quyết cơ bản được vấn đề việc làm cho người lao động trong huyện. Chất lượng, kỹ năng lao động được cải thiện do được tham gia đào tạo, thực hành tại chỗ. Thông qua nhiều chương trình, dự án như Chương trình việc làm, cho vay tín dụng nên vấn đề việc làm được giải quyết ổn định hơn.

4.1.2.3.Văn hóa, giáo dục, y tế

*Văn hóa – Thể thao

Sự nghiệp văn hóa,-thể thao trong những năm qua đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của Huyện và nâng cao đời sống tinh thần, thể lực ch,o nhân dân. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục-thể thao đã được các cấp chính quyền quan tâm và phát triển không ngừng.

Giai đoạn 2005-2010, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa thể thao ngày càng được hoàn thiện. Huyện đã hoàn thành xây dựng 01 Trung

tâm văn hoá thể thao cấp cơ sở và Trung tâm văn hoá thể thao. Hiện nay toàn huyện đã thành lập được 50 câu lạc bộ TDTT cơ sở. Trên 65% nhà văn hoá xóm bản có sân ,chơi thể thao được duy trì ổn định. Tất cả các xã và thị trấn thành lập được ,hội đồng TDTT, hội đồng TDTT cấp huyện.

*Giáo dục – Đào tạo

Giáo dục - đào tạo có bước chuyển biến tích cực do triển khai sâu rộng phong trào xây dựng xã hội học tập, hệ thống trường học phủ khắp 18 xã, thị trấn ,với đủ các cấp học, ngành học từ mầm non đến THPT cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em địa phương. Toàn huyện có 19 trường mầm non, 25 trường tiểu học, 18 trường THCS, 3 trường THPT, 1 trung tâm GDTX và 1 trung tâm dạy nghề, 18/18 xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng

*Y tế

Thời kì 2005-2010, các chương trình y tế dự phòng được triển khai, thực hiện sâu rộng, tiềm năng y học dân tộc được phát huy. Hệ thống y tế cơ sở được nâng cấp, tăng cường trang thiết bị phục vụ cho khám và chữa bệnh, 95% trạm y tế xã có bác sĩ, hầu hết xóm, bản, tổ nhân dân có nhân viên y tế thôn bản hoạt động, mạng lưới y tế từ huyện tới cơ sởđã đáp ứng cơ bản được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Đến nay, trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện trung tâm, 1 phân viện Trại Cau, 01 phòng khám khu vực; 16 đội y tế xã, thị trấn; 56 cơ sở hành nghề y - dược - y học cổ truyền, có 215 cán bộ biên chế và hơn 300 nhân viên y tế thôn, bản. Bình quân trong toàn huyện khoảng 2.224 dân có 1 bác sỹ. Mỗi trạm y tế đều có 4 - 6 giường bệnh và 4 - 6 cán bộ y tế phục vụ tại các trạm.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2012 2014 (Trang 41 - 43)