Xây dựng cơ chế bảo hiến để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 34)

5. Bố cụ đề tài

2.2.4. Xây dựng cơ chế bảo hiến để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật

Nhà nƣớc pháp quyền luôn đề cao vai trò quan trọng của pháp luật và nhất là Hiến pháp. Việc bảo vệ Hiến pháp và đảm bảo các văn bản pháp luật khác phải đi theo đúng tinh thần mà Hiến pháp đã đề ra. Hiến pháp là bản khế ƣớc, bản cam kết giữa Nhà nƣớc và nhân dân, phản ánh ý chí của nhân dân. Vì vậy, cần xây dựng chế định bảo hiến để đảm bảo sự thống nhất của pháp luật. Cơ chế bảo hiến thể hiện dân quyền trong Hiến pháp là sự tƣ duy trong pháp quyền. Bảo hiến tức là bảo vệ Hiến pháp trƣớc những hành vi xâm phạm Hiến pháp của công quyền.

Nội dung bảo hiến ở Việt Nam là giám sát văn bản để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống văn bản pháp luật phù hợp theo những quy định mà Hiến pháp đã nêu chứ không phải là việc giới hạn quyền lực của các đối tƣợng bị giám sát. Ở nƣớc ta hiện nay chƣa có cơ quan chuyên trách nào kiểm tra tính hợp hiến của các đạo luật của Quốc hội mà chính Quốc hội sẽ tự hủy khi luật của Quốc hội vi hiến. Thực tế thì tình trạng này chƣa xảy ra nhƣng điều này không có nghĩa là không có văn bản quy phạm pháp luật nào của Quốc hội vi hiến. Trong nhà nƣớc pháp quyền vì lợi ích của con ngƣời mọi thiết chế quyền lực phải đƣợc giám sát chặt chẽ kể cả Quốc hội.

Xây dựng cơ chế bảo hiến là cần thiết trong nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, với những đặc trƣng riêng biệt của nhà nƣớc pháp quyền nƣớc ta thì vấn đề xây dựng cơ chế bảo hiến cần phải đƣợc xem xét cụ thể và lộ trình nhất định để xây dựng.

35

2.2.5. Thừa nhận án lệ đảm bảo tính khách quan, phù hợp của hệ thống pháp luật

Án lệ là hình thức luật mà trong đó Nhà nƣớc thừa nhận những bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan hành chính Nhà nƣớc, những lập luận trong bản án, quyết định đó đƣợc lấy làm mẫu để giải quyết nhƣ vụ việc sau có tính chất tƣơng tự xảy ra sau đó. Xã hội không ngừng phát triển dẫn đến nhiều quan hệ xã hội mới phát sinh mà luật chƣa kịp điều chỉnh thì án lệ sẽ giúp lấp những lỗ trống mà luật thành văn để lại. Thừa nhận án lệ thể hiện sự sáng tạo trong áp dụng pháp luật, kịp thời giải quyết những mâu thuẫn mới phát sinh. Hơn nữa, thừa nhận án lệ còn thể hiện việc áp dụng pháp luật một cách thống nhất tạo sự công bằng trong xử lý những vụ việc có tính chất tƣơng tự.

Thừa nhận án lệ còn đảm bảo đƣợc tính khách quan trong giải quyết các vụ việc của Tòa án. Bởi nếu một vụ việc có tình tiết tƣơng tự với một vụ việc đã xảy ra trƣớc đó thì chắc chắn rằng vụ việc đó phải đƣợc giải quyết theo lập luận của bản án trƣớc chứ không thể khác hơn, nhằm đảm bảo sự công bằng và khách quan, tránh đƣợc tình trạng bao biện trong quá trình xét xử. Sự khách quan của pháp luật sẽ giúp cho hệ thống pháp luật thật sự phù hợp với cuộc sống.

2.2.6. Tăng cường việc áp dụng tập quán pháp để đảm bảo tính toàn diện, khả thi của hệ thống pháp luật

Trong xã hội hiện đại những điều chỉnh của pháp luật có tầm quan trọng và mang tính độc lập. Tuy nhiên, vẫn còn có những quan hệ xã hội mà pháp luật chƣa kịp điều chỉnh. Trong lĩnh vực dân sự thì tập quán sẽ là lựa chọn thích hợp và khách quan nhất. Việc lựa chọn những tập quán phù hợp để áp dụng sẽ giúp cho hệ thống pháp luật Việt Nam thể hiện đƣợc tính linh hoạt, mềm dẻo và toàn diện hơn. Trong Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần phải đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa pháp luật và tập quán. Một nền pháp luật hiện đại phải đƣợc xây dựng dựa trên tinh thần tôn trọng những giá trị đạo đức tốt đẹp, đảm bảo sự bình đẳng, tiến bộ và phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội. Có nhƣ vậy thì pháp luật mới thật sự thƣợng tôn.

Áp dụng tập quán vào điều chỉnh các quan hệ xã hội sẽ giúp dung hòa các mối quan hệ trong điều kiện phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc. Chúng ta biết rằng Việt Nam là một nƣớc có hơn 54 dân tộc cùng chung sống, trải dài trên nhiều vùng miền khác nhau. Chính vì vậy mà sự hài hòa giữa pháp luật và tập quán sẽ giúp giảm mâu thuẫn giữa các chủ thể với nhau, đảm bảo tính tôn nghiêm và sự thống nhất của pháp luật. Hơn nữa, đây còn là một yếu tố đảm bảo quyền con ngƣời.

36

Để tập quán thật sự đi vào cuộc sống, cùng với pháp luật tạo thành một công cụ hữu hiệu để quản lý tốt các mặt của đời sống xã hội thì pháp luật cần phải có cơ chế để đảm bảo về mặt pháp lý để các quy định về áp dụng tập quán đƣợc đi vào thực tiễn của cuộc sống. Cần tập hợp những tập quán điển hình, tƣơng thích với tinh thần chung của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội để tăng khả năng áp dụng thực tế để đạt hiệu quả cao nhất. Tăng cƣờng việc sử dụng tập quán pháp vào điều chỉnh các quan hệ xã hội sẽ làm cho hệ thống pháp luật ngày một toàn diện, khả thi hơn. Từ đó hệ thống pháp luật nƣớc ta sẽ càng hoàn thiện đáp ứng đƣợc yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

37

PH N KẾT LUẬN

Thông qua Hiến pháp mới Đảng ta xác định tiếp tục đẩy mạnh cải cách và tổ chức hoạt động của Nhà nƣớc, phát huy dân chủ tăng cƣờng pháp chế, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân do dân vì dân. Hoàn thiện hệ thống pháp luật – yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam vừa mang tính cấp thiết vừa là nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc ta đã đặt ra trong giai đoạn hiện nay.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật phải thực hiện thông qua việc phân tích thực trạng của hệ thống pháp luật dựa vào các tiêu chuẩn hoàn thiện nhƣ tính toàn diện, tính khả thi, tính ổn định, thống nhất, trình độ kỹ thuật lập pháp,…Nhìn chung, hệ thống pháp luật nƣớc ta vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cần phải hoàn thiện trong thời gian sắp tới nhƣ tính toàn diện chƣa cao nhiều quy định đã tồn tại rất lâu trong Hiến pháp vẫn chƣa đƣợc cụ thể hóa bằng Luật, không ít quy định pháp luật chƣa thật sự đi vào cuộc sống của ngƣời dân, một số văn bản có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo làm cho thực tế thi hành pháp luật gặp không ít khó khăn vƣớng mắc. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam cần phải tiếp tục đƣợc nghiên cứu và hoàn thiện trong thời gian tới. Cần tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 48/NQ- TW, ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hƣớng đến năm 2020 đã nêu. Mong rằng với những kiến nghị nêu trên sẽ góp phần nhỏ vào công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật nƣớc ta để đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế hiện nay.

38

T I LIỆU THAM KHẢO

Danh mục văn bản quy phạm pháp luật

Hiến pháp năm 1946 Hiến pháp năm 1959 Hiến pháp năm 1980

Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 Hiến pháp năm 2013

Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 Bộ luật Dân sự năm 2005

Luật Doanh nghiệp năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 Luật Thƣơng mại năm 2005

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu vào năm 2015)

Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tich

Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ

Nghị định số 113/2010/NĐ-CP ngày 3/12/2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trƣờng

Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ

Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài

Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/ 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt

Thông tƣ số 33/2012/TT-BNNPTNT ngày 20-7-2012 của Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT quy định điều kiện vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thịt và phụ phẩm động vật ở dạng tƣơi sống làm thực phẩm

Thông tƣ số 34/2012/TT-BNNPTNT ngày 20-7-2012 của Bộ trƣởng Bộ NN&PTNT quy định điều kiện vệ sinh, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở thu gom, bảo quản và kinh doanh trứng gia cầm ở dạng tƣơi sống dùng làm thực phẩm

39

Bùi Ngọc Sơn, Bảo hiến ở Việt Nam, Nxb. Tƣ pháp, 2006

Bùi Ngọc Sơn, Góp phần nghiên cứu Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền, Nxb. Tƣ pháp, 2005

Bùi Nguyên Khánh, Xây dựng Nhà nước pháp quyền để phát huy quyền lực nhà nước, Tài liệu Hội thảo khoa học toàn quốc tại Trƣờng Đại học Sài Gòn, ngày 24/11/2011 Đào Trí Úc, Mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt

Nam, Nxb. Tƣ pháp, 2007

Đào Trí Úc, Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật, Nxb. Khoa học xã hội, 1993

Lê Minh Tâm, Về khái niệm hiệu quả pháp luật và những tiêu chí xác định hiệu quả pháp luật, Tạp chí Nhà nƣớc và pháp luật 11/2000

Mai Thị Thanh, Hệ thống Nhà nước và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, 2007

Ngô Văn Tăng Phƣớc, Giáo trình Pháp luật đại cương, Nxb. Thống kê, 2006

Nguyễn Cửu Việt, Giáo trình Giáo trình Nhà nước và Pháp luật đại cương, Nxb. Quốc gia Hà Nội, 2000

Nguyễn Duy Quý – Nguyễn Tất Viễn, Nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân. luận và thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010

Nguyễn Văn Động, Giáo trình về Nhà nước và pháp luật, Nxb. Giáo dục Việt Nam, 2012 Nguyễn Văn Thảo, Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nxb. Tƣ

pháp, 2006

Nguyễn Xuân Linh, Pháp luật đại cương, Nxb. Thống kê, 1999

Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành Luật, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010 Phan Trung Hiền, Lý luận về Nhà nước và pháp luật, quyển 2, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự

thật, 2011

Trần Đức Lƣơng, Xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân do dân và vì dân, Tạp chí Cộng sản, số 1/2002

Trần Ngọc Đƣờng, Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật, Tập 1, Nxb. Chính trị quốc gia,

2006

Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Công an nhân dân, 2009

Tài liệu Hội thảo khoa học toàn quốc “ Đánh giá 10 năm (2001- 2010) xây dựng nhà nước pháp quyền và những luận cứ khoa học cho việc tiếp tục xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam giao đoạn 2011 – 2020

40

Hà Hùng Cƣờng, Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2009, http://www.nclp.org.vn/nha nuoc va phap luat/ hoan-thien-he-thong-phap-luat-111ap-ung-yeu-cau-xay-dung-nha-nuoc- phap-quyen-xhcn [ngày truy cập 27/5/2014]

Nguyễn Đình Thơ, Giải pháp nào nâng cao tính thống nhất của hệ thống pháp luật, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=4436, [ngày truy cập 29/9/2014]

Danh mục tài liệu tham khảo khác

Nguyên văn Ngạn ngữ Anh: “The law that changes every day is worse than no law at all”

Nghị quyết số 48/NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lƣợc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 định hƣớng đến năm 2020

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)