Thực trạng về tính minh bạch và trình độ kỹ thuật lập pháp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 30 - 33)

5. Bố cụ đề tài

2.1.5. Thực trạng về tính minh bạch và trình độ kỹ thuật lập pháp

Hệ thống pháp luật nƣớc đang ngày càng minh bạch hơn khi xét ở khả năng tiếp cận thông tin vì từ khi có ý định đƣa luật vào dự thảo đến lấy ý kiến biểu quyết, thông qua công bố đều đã đƣợc đăng tải khá đầy đủ và kịp thời trên các phƣơng tiện thông tin đại nhƣ báo điện tử, đài phát thanh, truyền hình và báo giấy. Quốc hội còn trang bị website về cơ sở dữ

31

liệu quốc gia (vietlaw.gov.vn) để mọi ngƣời truy cập tìm kiếm thông tin từ nguồn chính thống hoàn toàn miễn phí. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cũng đƣợc các cơ quan quản lý và các tổ chức xã hội thực hiện rộng rãi thƣờng xuyên nhằm đƣa pháp luật thật sự đi vào đời sống, giúp pháp luật ngày càng minh bạch. Tuy nhiên, website và trang tin điện tử là cách tiếp cận thông tin khá hiện đại vì vậy nó vẫn còn hạn chế đối với một số đối tƣợng, nhất là nhân dân thuộc các vùng sâu, vùng xa điều kiện còn nhiều khó khăn. Tính minh bạch là một yếu tố quan trọng trong xây dựng pháp luật là một trong các nguyên tắc xây dựng pháp luật đƣa ra trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008.

Hệ thống pháp luật nƣớc ta vẫn chƣa hoàn toàn minh bạch là do sự không thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật. Tính minh bạch có ý nghĩa rất lớn đối với pháp luật nƣớc ta vì đây là một trong những nguyên tắc hoạt động của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) mà nƣớc ta đang là thành viên. Tuy nhiên, nhiều quy định không rõ ràng thiếu nhất quán của một số văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nguyên nhân làm cho pháp luật thiếu minh bạch. Chẳng hạn nhƣ khái niệm không rõ ràng về “nhà đầu tư nước ngoài” giữa Dự thảo Luật Doanh nghiệp sửa đổi và Dự thảo Luật Đầu tƣ sửa đổi đang cho thấy có sự phân biệt đối xử đối với các đối tƣợng này. Nếu nhƣ Dự thảo Luật Doanh nghiệp cho rằng “nhà đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp có số vốn của nước ngoài nắm trên 50%” với quy định này sẽ có nhà đầu tƣ nƣớc ngoài là doanh nghiệp trong nƣớc thì Theo Dự thảo thứ 10 của Luật Đầu tƣ “nhà đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước có tỷ lệ vốn góp của nước ngoài trên 49%” và một quy định không đổi so với Luật Đầu tƣ năm 2005 “nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện đầu tư tại Việt Nam”. Sự không thống nhất này đã góp phần hạn chế tính minh bạch của pháp luật.

Kỹ thuật lập pháp là một nguyên tắc đƣợc đề ra trong công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Ở nƣớc ta, trình độ kỹ thuật lập pháp bƣớc đầu có những thành tựu nhất định. Trong đó, việc áp dụng kỹ thuật “luật sửa nhiều luật” một quy định tiến bộ của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Áp dụng kỹ thuật này cho phép một cơ quan khi sửa đổi một quy định của pháp luật sẽ đồng thời sửa ngay những quy định có liên quan trong các văn bản quy phạm pháp luật khác do mình ban hành để bảo đảm sự thống nhất giữa các quy định tránh xảy ra các trƣờng hợp mâu thuẫn, chồng chéo, giữa các quy định cũ trong hệ thống pháp luật. Kỹ thuật lập pháp cao còn thể hiện ở cách diễn đạt bằng ngôn ngữ pháp lý, nhiều quy định của Hiến pháp hiện hành đƣợc mở rộng hơn so với trƣớc đây thông qua cách diễn đạt ngôn ngữ, nếu nhƣ theo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định “Công

32

dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”19 thì hiện nay theo quy định của Hiến pháp hiện hành “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”20

đây là trƣờng hợp thể hiện trình độ kỹ thuật lập pháp nƣớc ta đang có sự chuyển biến tích cực. Dựa vào những quy định trên ta sẽ thấy rõ rằng chủ thể có quyền tự do kinh doanh xét theo Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001 là “công dân” thì với quy định của Hiến pháp hiện hành đối tƣợng này đã đƣợc mở rộng sang “mọi ngƣời” chứng tỏ đối tƣợng kinh doanh đã đƣợc mở rộng hơn trƣớc. Xét theo quy định của Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001 thì nội dung quyền tự do kinh doanh chỉ giới hạn ở những gì pháp luật cho phép “tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật” còn với Hiến pháp năm 2013 thì nội dung tiếp cận quyền tự do kinh doanh đã có những thay đổi quan trọng thông qua câu chữ đƣợc sử dụng “quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm” nội dung này mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh. Hơn nữa, nội dung quyền tự do kinh doanh không chỉ giới hạn trong phạm vi pháp luật cho phép mà mở rộng hơn có quyền làm những gì pháp luật không cấm. Quy định này của Hiến pháp mới là bƣớc tiến quan trọng đảm bảo quyền con ngƣời, thúc đẩy mọi ngƣời tham gia hoạt động kinh doanh làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 vừa mới ban hành sẽ có hiệu lực vào năm 2014 cũng có những quy định cho thấy đã có sự đổi mới trong kỹ thuật lập pháp nƣớc ta. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung năm 2010 thì quy định cấm kết hôn “giữa những người cùng giới tính”21 trong khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bỏ quy định này và thay bằng một quy định cụ thể hơn “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”22. Nếu nhƣ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành thì “cấm” kết hôn giữa những ngƣời cùng giới tức là không cho phép nếu vi phạm sẽ nhận chế tài của pháp luật còn đối với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì không thừa nhận hôn nhân cùng giới nên trong trƣờng hợp này ngƣời đồng giới vẫn đƣợc kết hôn tuy nhiên pháp luật sẽ không giải quyết khi có tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra. Trƣờng hợp trên cho thấy Nhà nƣớc ta đã có nhiều thay đổi trong cách nhìn nhận đối với hôn nhân cùng giới thông qua cách sử dụng từ ngữ “cấm” và “không thừa nhận”. Điều đó cho thấy kỹ thuật lập pháp của Việt Nam đang ngày một đƣợc nâng cao.

19 Điều 57 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001

20 Điều 33 Hiến pháp năm 2013

21

Khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi bổ sung 2010

33

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam (Trang 30 - 33)