5. Bố cụ đề tài
2.1.3. Thực trạng về tính thống nhất của hệ thống pháp luật
Tính thống nhất sẽ dễ dàng bị phá vỡ nếu giữa các văn bản quy phạm pháp luật cũng nhƣ các quy định của pháp luật cụ thể có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau khi cùng điều chỉnh một quan hệ xã hội. Việc các văn bản khác nhau quy định không giống nhau về cùng một vấn đề đã làm cho thực tế áp dụng pháp luật gặp khó khăn từ đó làm cho tính hiệu quả của pháp luật giảm. Cụ thể:
Trong Bộ luật dân sự năm 2005 quy định quyền hoãn12, đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng dân sự13 trong khi đó Luật thƣơng mại năm 2005 lại quy định là tạm ngƣng14, đình
27
chỉnh hợp đồng15. Quy định của hai luật này suy cho cùng cũng chỉ nói về một vấn đề nhƣng từ ngữ sử dụng lại khác nhau điều này làm cho ngƣời vận dụng luật sẽ gặp khó khăn và lúng túng. Đây là vấn đề thể hiện sự không thống nhất về mặt hình thức. Còn về mặt nội dung thì vấn đề này trở nên phức tạp hơn. Nếu nhƣ trong Bộ luật dân sự năm 2005 quy định rằng “mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận”16 quy định đƣợc hiểu rằng mức phạt vi phạm do các bên quy định căn cứ vào điều kiện mà các bên đã thỏa thuận theo điều kiện thực tế phát sinh mà đƣa ra mức phạt không quy định mức ràng buộc cụ thể nào. Trong khi đó cũng quy định về vấn đề tƣơng tự nhƣng Luật Thƣơng mại năm 2005 lại quy định “ Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng …. do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm”17
với quy định nhƣ thế này thì quyền thỏa thuận giữa các bên đã có sự giới hạn. Sự không thống nhất này dẫn đến quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng gặp không ít những khó khăn vƣớng mắc.
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhiều sản phẩm trí tuệ ra đời nên vấn đề bảo hộ cho các sản phẩm trí tuệ đƣợc đặt ra. Vì thế mà pháp luật quy định cho những vấn đề này phải cụ thể rõ ràng và chi tiết thì mới có thể điều chỉnh tốt đƣợc. Tuy nhiên, trên thực tế quy định liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều bất cập. Chẳng hạn nhƣ Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 có quy định nhƣ sau “việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự”18 nhƣng trong Bộ luật dân sự năm 2005 không quy định cho dạng hợp đồng chuyển nhƣợng quyền tác giả, quyền liên quan.
Mâu thuẫn, chồng chéo, không thống nhất là điều dễ nhận thấy khi nhìn vào Nghị định 158/2005/NĐ-CP và Nghị định 24/2013/NĐ-CP khi cả hai nghị định này cùng điều chỉnh về việc cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nhƣng hồ sơ giải quyết lại không đồng nhất. Theo nhƣ Nghị định 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình có yếu tố nƣớc ngoài thì hồ sơ của ngƣời yêu cầu cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân phải lập thành 1 bộ nộp cho cơ quan có thẩm quyền, tối thiểu với 03 loại giấy tờ kèm theo. Trong khi đó, Nghị định 158/2005/NĐ- CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch quy định hồ sơ chỉ cần nộp Tờ khai, các giấy tờ còn lại công dân chỉ cần xuất trình là đủ. Cùng một vấn đề lại quy 13
Điều 426 Bộ luật dân sự năm 2005.
14 Điều 308 Luật thƣơng mại năm 2005
15 Điều 310 Luật thƣơng mại năm 2005
16 Khoản 2 Điều 422 Bộ luật dân sự năm 2005.
17
Điều 301 Luật thƣơng mại năm 2005.
28
định trong 2 văn bản khác nhau không chỉ gây khó khăn cho chính ngƣời yêu cầu mà cho cả cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Hệ thống pháp luật của Nhà nƣớc ta bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng ban hành gồm nhiều văn bản có giá trị pháp lý khác nhau với phạm vi điều chỉnh rộng lớn, toàn diện về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, vì vậy để pháp luật đƣợc mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện, tuân thủ nghiêm chỉnh và thống nhất trên phạm vi cả nƣớc thì trƣớc hết hệ thống pháp luật phải bảo đảm đƣợc tính thống nhất trong chính nội tại của nó. Nếu một hệ thống pháp luật không thống nhất, giữa các bộ phận của nó chứa đựng các quy định mâu thuẫn, chồng chéo thì hệ thống ấy không thể tạo ra sự điều chỉnh pháp luật một cách toàn diện, đồng bộ và hiệu quả. Vì vậy, đòi hỏi phải kịp thời phát hiện ra những mâu thuẫn, chồng chéo giữa các quy định của pháp luật để loại bỏ ra khỏi hệ thống pháp luật.