Chủ đề Trường mầm non

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh (Trang 41)

Môi trường mầm non bao gồm: các phòng học, lớp học, sân trường, sân chơi, vườn trường, cống rãnh.

Đồ dùng của lớp, của cô và của trẻ và đồ chơi..

Mối quan hệ giữa người, giữa cô và trẻ, giữa các giáo viên, giữa các trẻ với nhau. Cần phải rèn cho trẻ những kĩ năng sống để tạo ra một môi trường luôn sạch đẹp, hữu ích không chỉ cho cá nhân trẻ mà còn cho cả nhân loại vì sức khỏe là vô giá. Nếu môi trường sống và học tập là trường mâm non không tốt sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của trẻ, điều ấy sẽ còn kéo thêm một số hiểm họa khó lường.

Từ những hiểu biết về môi trường xung quanh, cô hướng dẫn trẻ xây dựng hành vi tốt đẹp, góp phần bảo vệ môi trường, trong đó trước hết cô phải là người gương mẫu trong mọi hành vi để trẻ học hỏi rồi mới hướng dẫn trẻ thực hiện theo:

+ Vứt rác đúng nơi quy định, không khạc nhổ bừa bãi + Quét dọn phòng học, lau bụi các đồ dùng, đồ chơi

+ Sắp xếp các đồ dùng, đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng đúng nơi quy định của lớp để tạo ra không gian thoáng đãng , sạch đẹp

+ Cùng cô, cùng bạn hợp tác, đoàn kết cùng nhau tham gia những hoạt động góp phần tích cực làm cho môi trường xung quanh, lớp học, trường học

thêm hấp dẫn và thú vị để trẻ cảm thấy: “Mỗi ngày tới trường là một ngày vui”.

+ Cho trẻ lao động trong ngày phù hợp với sức khỏe của trẻ như: giúp cô giáo trực nhật phòng ăn, trực nhật lớp học, thu dọn đồ chơi, giúp cô chuẩn bị đồ dùng cho giờ học… đặt ra những câu hỏi tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ như: tại sao phải làm cho môi trường xung quanh sạch đẹp, tại sao phải trồng cây, nếu không trồng cây thì điều gì sẽ xảy đến?

+ Dạy trẻ biết tiết kiệm nước trong sinh hoạt (các thành viên trong trường, lớp mầm non sẽ làm gì?). Ví dụ: khi đánh răng rửa mặt thì phải dùng chậu và cốc, không để vòi nước chảy liên tục một cách lãng phí, thấy nước chảy tràn ra ngoài thì phải khóa hoặc vặn vòi nước lại. Nếu nước dùng giặt khăn hay rửa tay còn ở trong xô hoặc chậu có thể tận dụng làm việc khác như: tưới hoa, tưới cây… nếu thấy ai đó có hành vi không tốt thì góp ý với họ một cách lịch sự, khiêm tốn và chân thành.

+ Trẻ biết thể hiện kĩ năng từ chối và không đồng tình với những thái độ và hành vi không vì môi trường sống xung quanh nghĩa là trẻ sẽ quay mặt với những việc làm như thế. Dạy trẻ biết suy nghĩ và giải quyết vấn đề: nếu không bỏ rác đúng nơi quy định, ra khỏi phòng học mà không tắt điện, vệ sinh cá nhân không tốt, phòng học, lớp học bẩn thì sẽ ảnh hưởng ra sao tới cuộc sống của con người.

+ Trẻ biết sưu tầm các loại vật liệu đã qua sử dụng, các vật liệu thiên nhiên để làm đồ chơi, tạo hình phục vụ cho học tập và vui chơi.

2.5.2.9.Chủ đề quê hương đất nước, Bác Hồ

Khơi gợi ở trẻ niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương mình, về những địa danh nơi trẻ sinh sống, về mối quan hệ hàng xóm, dòng tộc, giữa những người trong gia đình. Trẻ cảm thấy tự hào khi đất nước mình nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, ngành nghề truyền thống. Tự hào mình là người Việt

Nam, đất nước mình có lá cờ đỏ, sao vàng năm cánh, có vị lãnh tụ vĩ đại đó là Bác Hồ kính yêu, là một đất nước diễn ra nhiều ngày lễ hội của 54 dân tộc anh em.

Dạy trẻ có lòng yêu quê hương đất nước, dân tộc mình, biết giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ của công, không vứt rác một cách bừa bãi, không khạc nhổ nơi công cộng, không ngắt hoa, bẻ cành, làm hại các loài vật.

2. 6. Phương pháp sử dụng trong rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh

- Phương pháp quan sát - Phương pháp động não - Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ - Phương pháp đóng vai - Phương pháp trò chơi học tập 2.6.1. Phương pháp quan sát

Là phương pháp sử dụng các giác quan để tri giác trực tiếp, có mục đích các đối tượng trong tự nhiên và xã hội.

2.6.1.1. Các mục tiêu chủ yếu

- Khuyến khích trẻ sử dụng ít nhất một giác quan (mắt hoặc mũi, tay…) tri giác trực tiếp, có mục đích vào đối tượng trong quá trình học tập.

- Quan sát để nhận biết hình dạng, đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng mà không có sự can thiệp vào diễn biến phát triển bên trong của các đối tượng.

2.6.1.2. Hình thức tổ chức

- Bài lên lớp

- Tham quan ngoại khóa - Quan sát và thảo luận nhóm - Cá nhân

2.6.1.3. Phương tiện sử dụng

- Vật thật hoặc vật thay thế: có thể là tranh ảnh hoặc băng đĩa video…

2.6.1.4. Các bước tiến hành

- Xác định mục đích quan sát (quan sát để làm gì? Tại sao phải quan sát?)

- Lựa chọn đối tượng quan sát (sự vật, hiện tượng gì? Ở đâu?)

- Tổ chức cho học sinh quan sát (chia mấy nhóm? Đứng, ngồi như thế nào? Trong lớp hay ngoài lớp?)

- Hướng dẫn trẻ quan sát (từ tổng thể đến bộ phận, từ chung đến riêng, từ ngoài vào trong); cách huy động các giác quan khi tham gia (khi nào thì dùng mắt, tai, lưỡi, mũi) nhằm đạt được mục tiêu cần quan sát.

2.6.1.5. Ưu điểm của phương pháp

- Khuyến khích học sinh tích cự sử dụng các giác quan vào quá trình học tập

- Rèn các kĩ năng, kĩ xảo quan sát thường xuyên đối với các sự vật, hiện tượng để dần dần xây dựng một cách nhìn biện chứng từ tư duy cụ thể cho đến tư duy trừu tượng.

2.6.1.6. Hạn chế của phương pháp

- Chỉ sử dụng quan sát được ở một số sự vật hiện tượng cụ thể

- Không quan sát được nhiều sự vật hiện tượng mang tính chất trừu tượng

2.6.2. Phương pháp động não 2.6.2.1. Các mục tiêu chủ yếu

- Nhằm khuyến khích học sinh đưa ra nhiều ý kiến bổ ích về bất kì vấn đề hay chủ điểm đang học.

- Tạo động cơ để học sinh phát triển các kĩ năng trong việc giải quyết các vấn đề đòi hỏi sự sáng tạo.

2.6.2.2. Hình thức tổ chức

- Bài lên lớp - Nhóm - Cá nhân

2.6.2.3. Phương tiện sử dụng

- Tranh ảnh minh họa

- Nghe tiếng âm thanh hoặc xem video

2.6.2.4. Các bước tiến hành

- Giáo viên đưa ra một vấn đề hay một chủ điểm cho trẻ nhằm mục đích khơi gợi ở trẻ càng nhiều ý kiến càng tốt.

- Giáo viên không đưa ra bất cứ lời nhận xét, chê trách hay đánh giá nào. - Ý kiến được nêu lên cho cả lớp thảo luận rồi chọn ra ý kiến hay nhất, có sức thuyết phục nhất. Tiếp tục cùng thảo luận xem sử dụng ý kiến đó như thế nào để giải thích cho chủ điểm hay giải quyết triệt để vấn đề cần giải quyết.

- Giáo viên nhận xét, kết luận sau khi trẻ đã thảo luận xong. Bằng việc hạn chế những chê trách, đánh giá hay phán xét quá sớm, giáo viên đã khích lệ sự sáng tạo của trẻ.

2.6.2.5. Ưu điểm của phương pháp

- Khuyến khích được nhiều học sinh tham gia. - Có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề.

- Phát triển được các kĩ năng nói, tranh luận, phản bác hay bảo vệ ý kiến của trẻ.

2.6.2.6. Hạn chế của phương pháp

- Có thể làm mất thời gian vào những ý tưởng “vô bổ”

- Lớp có thể rơi vào tình trạng lộn xộn, mất trật tự và tập trung vào chủ đề đang hướng tới.

2.6.3. Phương pháp hợp tác theo nhóm nhỏ

Cả lớp được chia thành nhiều nhóm nhỏ, học tập theo kiểu hợp tác. Từng nhóm nhỏ tập hợp lại với nhau để bàn bạc, trao đổi thân mật về một ý kiến hay một chủ đề cụ thể nào đó, kinh nghiệm cũng như ý tưởng được đưa bào thảo luận.

2.6.3.1. Các mục tiêu chủ yếu

- Khám phá, tìm ra những điều mới lạ - Mở rộng tầm suy nghĩ và hiểu biết của trẻ

- Phát triển kĩ năng giao tiếp và khả năng truyền đạt và thể hiện mạnh dạn trước đám đông.

- Khai thác các phát hiện mới giữa giáo viên và trẻ, giữa trẻ và giáo viên.

2.6.3.2. Hình thức tổ chức

- Bài trên lớp

- Thảo luận theo nhóm

2.6.3.3. Phương tiện sử dụng

- Tranh ảnh về một chủ điểm nào đó

- Đoạn phim hoặc video có nội dung chính cần bàn luận

2.6.3.4. Các bước tiến hành

- Cô giáo đưa ra chủ đề hay một vấn đề gì đó cho trẻ thảo luận theo nhóm

- Cô cần xác định rõ mục tiêu cũng như nội dung chính của chủ đề hay vấn đề mà trẻ thảo luận.

- Tổng hợp ý kiến của các nhóm, thu gom lại rồi nhặt lấy ý kiến nào mà phần đông số trẻ bình bầu.

- Cô giáo giúp trẻ phân tích và giải thích cho trẻ về ý kiến đó cũng như nội dung của chủ đề hay vấn đề đó.

2.6.3.5. Ưu điểm của phương pháp

- Trẻ có cơ hội được tham khảo ý kiến của các bạn - Khơi gợi trí tò mò, hứng thú của trẻ

2.6.3.6. Hạn chế của phương pháp

- Cần có nhiều thời gian

- Có thể có một số trẻ có ưu thế trong phần thảo luận, một số trẻ khác không thích nên ỷ lại, không tập trung.

- Có thể một số trẻ nhờ cơ hội này mà thêm lười nhác, không những không bồi bổ cho tư duy, sáng tạo mà còn không góp sức gì cho tập thể.

2.6.4. Phương pháp đóng vai

Một tình huống có thực được đưa ra, trẻ đóng các vai thích hợp trong tình huống đó. Mọi người phân tích và thảo luận về vai diễn.

2.6.4.1. Các mục tiêu chủ yếu

- Thực hành các kĩ năng mới - Nâng cao khả năng tự nhận thức - Tôn trọng những quan điểm khác

- Tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề khác - Rèn khả năng nói trước quần chúng

2.6.4.2. Hình thức tổ chức

- Bài trên lớp - Thảo luận nhóm - Đóng vai

2.6.4.3. Phương tiện sử dụng

- Các phương tiện phục vụ cho đóng vai: trang phục, thẻ chấm điểm, âm thanh, ánh sáng…

2.6.4.4. Các bước tiến hành

Trước hết khuyến khích trẻ, lấy tinh thần xung phong (khích lệ trẻ tự nhận vai phù hơp với khả năng của bản thân).

- Trẻ diễn vai của mình theo bối cảnh sẽ được hướng dẫn. - Cô cần phân tích và giúp trẻ hiểu những vai cần diễn.

2.6.4.5. Ưu điểm của phương pháp

- Kích thích thảo luận

- Học sinh tham gia có ý thức vào việc học tập tích cực

- Nhấn mạnh và rút ra cảm giác, tình cảm, những điều có vai trò quan trọng trong đời sống thực.

- Có thể kiểm chứng thái độ và sửa đổi theo cách thức không gây sợ hãi.

2.6.4.6. Hạn chế của phương pháp

- Một số trẻ còn nhút nhát, dè dặt

- Chỉ cần một nhóm nhỏ (trẻ không được tham gia hết) - Có thể phát triển theo hướng không có thực

2.6.5. Phương pháp trò chơi học tập

Các trò chơi có nội dung gắn với hoạt động học tập của học sinh, tạo môi trường học tập phong phú

2.6.5.1. Các mục tiêu chủ yếu

- Tạo môi trường học tập mới, sinh động giúp trẻ với tinh thần: chơi mà học

- Trẻ tự khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân trong quá trình chơi để học tập và thể hiện những điều đã được học để chơi.

- Tạo đông cơ học tập

2.6.5.2. Hình thức tổ chức

- Bài học trên lớp - Tham gia ngoại khóa

2.6.5.3. Phương tiện sử dụng

Các đồ dùng phục vụ cho việc tổ chức trò chơi: bảng phụ, thẻ…

2.6.5.4. Các bước tiến hành

- Trước khi triển khai trò chơi cần xác định rõ mục đích: Chơi để làm gì? - Hướng dẫn trò chơi một cách cụ thể, rõ ràng, chi tiết, dễ hiểu và thử. - Cần nhắc một cách chi tiết những gì trò chơi phải đạt được (Cần minh họa một khái niệm? Cần ôn lại một dữ liệu? Hay khích lệ một sự sáng tạo mới?)

2.6.5.5 Ưu điểm của phương pháp

- Thay đổi hình thức học tập thường xuyên

- Tạo được không khí học tập vui chơi, hấp dẫn thu hút trẻ

- Trẻ tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, tự nhiên mà vẫn tích cực và hiệu quả

2.6.5.6. Hạn chế của phương pháp

- Có thể mất nhiểu thời gian để chuẩn bị - Dễ sa đà vào trò chơi giải trí hoặc nghệ thuật

- Có thể có một số trẻ nổi trội hơn, số khác không coi đó là một phương thức học tập.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Cùng với sự phát triển của công nghệ khoa học, nền giáo dục nước ta ngày nay cũng đã có sự đổi mới phù hợp với sự thay đổi của thời đại. Giáo dục mầm non được coi là bậc học đầu tiên và quan trọng trong sự nghiệp đào tạo và giáo dục con người. Để đất nước có được những nhân tài, những con người hết lòng yêu nước và đúng như lời Bác Hồ dạy, giáo dục không chỉ giáo dục cho các em một nội dung nào đó mà cần phải giáo dục cho trẻ một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ các kĩ năng sống cơ bản và cần được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi nhưng cũng cần đảm bảo tính khoa học hợp lý, phù hợp tâm sinh lý cũng như hứng thú của trẻ trong từng hoàn cảnh.

Đề tài này đã nghiên cứu vấn đề: “Rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh”. Để trẻ có được kĩ năng sống hoàn hảo thực sự điều đó phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: gia đình, nhà trường, cô giáo, môi trường xung quanh, mọi người xung quanh đặc biệt là những người thân yêu sống gần gũi trẻ. Từ đó, các giáo viên mầm non đều có nhận thức đúng về sự cần thiết của rèn kĩ năng sống cho trẻ. Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có những nhận thức, hiểu biết sâu sắc về tầm quan trọng của rèn kĩ năng sống dẫn đến việc thực hiện giáo dục chưa đảm bảo thật tốt, ảnh hưởng tới kết quả giáo dục. Để rèn kĩ năng sống cho trẻ đạt được hiệu quả, đòi hỏi mỗi giáo viên phải đưa ra các tình huống giáo dục, rèn luyện cụ thể, phải có sự lựa chọn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học, đồng thời phải rèn luyện, giáo dục cho trẻ mọi lúc, mọi nơi chứ không thực hiện một cách hời hợt, khái quát.

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài này đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo tốt việc thực hiện rèn kĩ năng sống cho trẻ đó là:

- Nâng cao trình độ hiểu biết và năng lực giáo dục của giáo viên - Đầu tư kinh phí cho các hoạt động giáo dục

- Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục của trẻ. 2. Kiến nghị

Trong quá trình nghiên cứu hoàn thành đề tài này, để thực hiện việc rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh được đảm bảo tốt, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau:

- Ban giám hiệu nhà trường cần tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên hơn nữa thông qua các lớp đào tạo từ xa, các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các cuộc thi nghiệp vụ sư phạm,…

- Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)