Chủ đề bản thân

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh (Trang 33 - 35)

Chủ đề nhánh 1: Tôi là ai? Chủ đề nhánh 2: Cơ thể của tôi

Chủ đề nhánh 3: Tôi cần gì để lớn lên và khỏe mạnh?

Rèn kĩ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh được lồng ghép trong chủ đề bản thân với mục đích giúp trẻ hiểu rõ hơn về bản thân mình, biết được giới tính của mình, biết được các bộ phận trên cơ thể mình rất quan trọng và không thể thiếu và chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Ví dụ: Nếu cháu muốn đến trường đi học, vui chơi như các bạn thì cháu phải đi bằng chính đôi chân của mình, khi vẽ hay tô màu thì phải dùng tới đôi tay, khi múa thì cần có sự kết hợp hài hòa giữa chân tay và khả năng kết hợp của đôi tai là nghe nhạc hoặc giai điệu của bài múa… biết mình là ai, mình ở vị trí nào để từ đó có kĩ năng tự nhận thức được giá trị của bản thân cũng như có những kĩ năng tự phục vụ cho bản thân mình như:

+ Trẻ biết rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh: Rửa tay thật sạch sẽ theo các bước mà cô giáo đã hướng dẫn, nếu là vừa đi vệ sinh thì phải rửa tay bằng xà phòng.

+ Dạy trẻ biết đánh răng, rửa mặt trước khi đi ngủ và sau khi ăn: tự lấy kem đánh răng, tự lấy bàn chải đánh răng, tự lấy khăn mặt, khi rửa mặt thì rửa hai mắt trước rồi mới đến trán, hai má, cằm… Dạy trẻ biết rằng vệ sinh răng miệng là rất cần thiết vì nó còn liên quan tới sức khỏe của mỗi người và của cả cộng đồng.

+ Dạy trẻ biết cách ăn uống một cách khoa học có văn hóa, lịch sự, ăn chín, uống sôi, khi thấy mùi lạ không được ăn, uống, không uống nước ngọt có pha nhiều phẩm màu, không ăn đồ ăn đã quá hạn sử dụng, đồ ăn ôi, thiu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, trước khi ăn thì phải mời, khi ăn nhớ cầm thìa tay phải, tay trái giữ bát, tránh cầm thìa tay trái kẻo ảnh hưởng tới các bạn xung quanh mình. Khi ăn tránh phát ra tiếng, không vừa nhai cơm vừa nói chuyện, như vậy là không tốt. Trẻ biết được món mình ăn mình đang ăn là món gì thuộc nhóm thực phẩm gì, cũng như tên loại rau mà trẻ ăn. Qua đó, giáo dục trẻ biết thể hiện tấm lòng biết ơn đối với các bác nông dân đã mang tới cho mình những bữa ăn thật ngon giàu các chất dinh dưỡng, giúp mình có thể cao lớn khỏe mạnh và thông minh.

+ Dạy trẻ biết cách đi đứng lịch sử đặc biệt là nơi công cộng, nơi đông người: Đi nhẹ nhàng, không lê, quẹt giầy, dép, đi không phát ra tiếng mới là người có văn hóa, mới được mọi người khen, yêu quý nhiều hơn. Khi đứng nên đứng hai chân song song, đứng khép chân, không đứng với vóc dáng ngông nghênh, nghịch ngợm.

+ Dạy trẻ biết cách vệ sinh thân thể sạch sẽ để tránh khỏi những bệnh truyền nhiễm giúp cơ thể luôn luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tránh những tác động không tốt từ môi trường bên ngoài. Giáo dục cho trẻ ý thức được

rằng điều đó không chỉ vì sức khỏe của mình mà còn vì mọi người xung quanh

+ Dạy trẻ biết cách chào hỏi lễ phép đối với người lớn tuổi hơn, biêt sống vui vẻ, đoàn kết, chan hòa với mọi người xung quanh, đặc biệt có tấm lòng nhân ái, cảm thông và vị tha với những người bất hạnh, kém may mắn có hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Từ đó sẽ bồi dưỡng cho tâm hồn trẻ một trái tim biết yêu thương.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ thông qua môn học môi trường xung quanh (Trang 33 - 35)