THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã bắc kạn (Trang 43)

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2.2. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 12 tháng, từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 8 năm 2014.

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn và được hoàn thiện tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung1. Tình hình cơ bản của thị xã Bắc Kạn

- Điều kiện tự nhiên

- Điều kiện kinh tế - xã hội - Hiện trạng sử dụng đất

- Thực trạng công tác quản lý đất đai

Nội dung 2. Đánh giá thực trạng tổ chức của Văn phòng đăng ký

quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

- Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn - Thực trạng cán bộ ngành quản lý đất đai tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Nội dung 3. Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử

dụng đất thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

* Đánh giá hoạt động của Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo thời gian(đánh giá theo các năm)

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn năm 2009

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn năm 2010

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn năm 2011

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn năm 2012

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn năm 2013

So sánh kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn giữa các năm với nhau.

* Đánh giá hoạt động của Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ được giao (đánh giá theo các nhiệm vụ quy định tại Thông tư số 38/2004/TTLT/BTNMT-BNV)

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ 1: Giúp Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đối với hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhàở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ 2: Đăng ký sử dụng đất và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhàở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ 3:Lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính đối với tất cả các thửa đất thuộc phạm vi địa giới hành chính cấp huyện theo trích sao hồ sơ địa chính gốc đã chỉnh lý do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh gửi tới; hướng dẫn và kiểm tra việc lưu trữ, quản lý và chỉnh lý toàn bộ bản sao hồ sơ địa chính của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ 4: Cung cấp số liệu địa chính cho cơ quan có chức năng xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai đối với người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhàở gắn với quyền sử dụng đất ở, cộng đồng dân cư;

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ 5: Lưu trữ, quản lý bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ khác hình thành trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính quy định nhiệm vụ 1;

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ 6: Thực hiện trích đo địa chính thửa đất; thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện vµ cấp xã;

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ 7: Cung cấp bản đồ địa chính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính và các thông tin khác về đất đai phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu của cộng đồng;

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ 8: Thực hiện việc thu phí, lệ phí trong quản lý sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện các dịch vụ có thu về cung cấp thông tin đất đai, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính;

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ 9: Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao cho Phòng Tài nguyên và Môi trường;

- Đánh giá hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhiệm vụ 10: Quản lý viên chức, người lao động và tài chính, tài sản thuộc Văn phòng theo quyđịnh của pháp luật.

*Đánh giá hoạt động của Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn theo nhận xét của các đối tượng được phỏng vấn

- Đánh giá chung về Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn - Đánh giá về chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn

- Đắnh giá về kết quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn

- Đánh giá về thái độ phục vụ của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn

Nội dung 4. Khó khăn, tồn tại và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòngđăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn

- Khó khăn, tồn tại trong hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn

- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Nghiên cứu sẽ thu thập số liệu thứ cấp có trong các báo cáo, các tài liệu của các cơ quan, tổ chức hữu quan, cụ thể như sau:

- Tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Bắc Kạn: thu thập các tài liệu, số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn và 08 xã, phường nghiên cứu, từ năm 2009 đến năm 2013.

- Tại Phòng Tài chính, Phòng Thống kê… thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của thị xã Bắc Kạn, các xã phường nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2009 đến 2013.

- Tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của VPĐKQSD đất; các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm từ 24/3/2009 đến hết năm 2013.

3.4.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Soạn bộ câu hỏi điều tra, phỏng vấn 3 nhóm đối tượng sau:

- Nhóm 1, các chủ sử dụng đất có giao dịch với Văn phòng: phỏng vấn 50 người.

- Nhóm 2, các cán bộ địa chính phường, xã: phỏng vấn tất cả cán bộ địa chính của các phường, xã trong thị xã Bắc Kạn (12 người).

- Nhóm 3, các cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, các cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất: phỏng vấn hết số cán bộ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã Bắc Kạn (15 người).

3.4.3. Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý số liệu

Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn được xử lý chủ yếu theo hướng định tính. Thông tin thu được từ điều tra xã hội học được xử lý chủ yếu theo hướng định lượng thông qua thống kê mô tả bằng phần mềm Excel. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.

3.4.4. Phương pháp biểu đạt số liệu

Các số liệu và thông tin thu thập được được biểu đạt bằng bảng số liệu, đồ thị minh họa, sơ đồ… và diễn đạt bằng câu văn viết.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA THỊ XÃ BẮC KẠN, TỈNH BẮC KẠN3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.1.1. Vị trí địa lýcủa thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thị xã Bắc Kạn cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm trên Quốc lộ 3 chạy từ Hà Nội qua tỉnh Thái Nguyên lên tỉnh Cao Bằng. Thị xã Bắc Kạn nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị, tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh, huyện Bạch Thông;

- Phía Tây giáp xã Quang Thuận và xã Đôn Phong, huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận và xã Hòa Mục, huyện Chợ Mới;

- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng và xã Hà Vị, huyện Bạch Thông;

3.1.1.2. Địa hình của thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu, xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150 - 200m, đỉnh cao nhất là núi Khau Lang (xã Dương Quang)cao 746m. Thị xã Bắc Kạn có ba dạng địa hình chính:

-Địa hình núi đá vôi: tập trung ở xã Xuất Hóa, vùng này bao gồm chủ

yếu núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp.

-Địa hình đồi núi thấp: phân bố hầu hết ở các xã, phường độ cao trung

bình từ 150 - 160 m so với mực nước biển.

- Địa hình thung lũng: hầu hết phân bố các phường nội thị là khu vực

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văncủa thịxã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Thị xã Bắc Kạn có mùa đông thường giá lạnh, nhiệt độ thấp, trời khô hanh, có sương muối (bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau); mùa hè thường nóng ẩm, mưa nhiều (bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9).

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm 23,220C, trung bình cao nhất là 270C và trung bình thấp nhất 140C; biên độ dao động nhiệt độ trong năm là 120C và trong ngày là 6 - 70C. Tổng lượng nhiệt trong năm từ 8.300 - 8.5000C.

- Lượng mưa: Mùa mưa ở Bắc Kạn kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10,

chiếm 80% lượng mưa của cả năm, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm toàn thị xã đạt 1.436 mm.

- Độ ẩm: Thị xã Bắc Kạn có độ ẩm tương đối cao ở hầu hết các mùa

trong năm, trung bình là 83%, trong đó tháng cao nhất là 89%(tháng 7 và 8), tháng thấp nhất là 79%(tháng 3).

- Nắng: Nhìn chung số giờ nắng bình quân cả thị xã khoảng 1.540 -

1.750 giờ/năm, trong đó tháng nhiều nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 64 giờ.

- Gió: Hướng gió chính là Tây Nam, phụ thuộc vào địa hình thung lũng; gió thay đổi theo mùa nhưng do vướng các dãy núi nên tốc độ gió thường nhỏ hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

3.1.1.4. Thổ nhưỡngcủa thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Theo số liệu thống kê năm 2012 thị xã Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên

(DTTN)là 13.688,00 ha. Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của thị xã được chia thành các nhóm sau:

- Đất phù sa sông, suối: Nằm trên các khu vực có địa hình thấp, nơi

tích tụ phù sa do xói mòn từ đồi núi dọc theo triền sông Cầu và phân bố dọc theo các triền suối.

- Đất dốc tụ: Phân bố xen kẽ, rải rác khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh; chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.

- Đất Feralít biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất do san đồi thành

ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn tổng số khá, Lân, Kali tổng số trung bình, các chất dễ tiêu nghèo, đất rất chua; giữ nước, giữ màu kém.

-Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Phân bố rải rác ở ven

sông suối của địa hình đồi núi thoải; chua, nghèo dinh dưỡng, lượng nhôm di động trong đất cao.

- Đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá granit: Ở thị xã loại đất này

chủ yếu phân bố ở độ cao 200 - 700m, Hàm lượng mùn cao, tốc độ phân giải chất hữu cơ chậm, đất có phản ứng trung tính, ít chua.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tếcủa thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010 - 2012 của thị xã đạt 19,61% (tốc độ tăng trưởng của tỉnh đạt 11,2%), trong đó: ngành thương mại,

dịch vụ tăng 21,71%; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 21,35%; ngành nông, lâm nghiệp tăng 6,33%. Năm 2012, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 96.546 tỷ đồng; tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ và tiêu dùng xã hội trên địa bàn đạt 368 tỷ đồng; tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt 4.688 tấn; thu nhập bình quân đầu người đạt 16,5 triệu đồng/người/năm.

Tỷ trọng thương mại - dịch vụ trong GDP tăng từ 46,50% năm 2010 lên 50,04% năm 2011 và năm 2012 đạt 49,75%. Tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng cũng tăng lên, từ 36,50% năm 2010 lên 40,37% năm 2011 và 38,62% năm 2012. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm dần từ 17,00% năm 2010 xuống 9,59% năm 2011 và đến năm 2012 là 11,63% [5].

3.1.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân scủa thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Theo số liệu điều tra dân số năm 2012, toàn Thị xã Bắc Kạn có 38.012 người, 12.598 hộ. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thị xã trong vài năm gần đây

đều ở mức xấp xỉ dưới 1,1%, so với với toàn tỉnh là 1,03%. Mật độ dân số trung bình trong thị xã tính đến năm 2012 là 276 người/km2, so với mật độ trung bình chung của cả tỉnh là 62 người/km2. Trong đó, khu vực nội thị 1.822 người/km2, khu vực ngoại thị 104 người/km2.

* Lao động và việc làm

Hết năm 2012, thị xã Bắc Kạn có 23.151 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,90% dân số; lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản 12.966 người, chiếm khoảng 56,01%; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ 10.185 người, chiếm 43,99 [12].

* Thu nhập và mức sống

Năm 2010, bình quân thu nhập đầu người 11,7 triệu đồng/người; đến năm 2012 bình quân thu nhập đầu người tăng lên là 16,50 triệu đồng/người. Tính đến cuối năm 2012 số hộ nghèo (theo tiêu chí cũ), thị xã còn 5,03% hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã bắc kạn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)