Kết quả phân tích đa dạng di truyền trong các mẫu cá Bỗng nghiêu cứu 1 Đa dạng di truyền các vùng gen 16S và COI trong các quần thể cá

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁ BỖNG Ở SÔNG, SUỐI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM PHỤC VỤ BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC (Trang 49 - 51)

7 Cao Bằng CB Bảo Lạc – Cao Bằng

3.2.Kết quả phân tích đa dạng di truyền trong các mẫu cá Bỗng nghiêu cứu 1 Đa dạng di truyền các vùng gen 16S và COI trong các quần thể cá

3.2.1. Đa dạng di truyền các vùng gen 16S và COI trong các quần thể cá Bỗng nghiêu cứu

Kết quả so sánh đa dạng di truyền của 2 vùng gen 16S và COI ở cá Bỗng cho thấy vùng gen 16S đa dạng hơn vùng gen COI (Bảng 3.4 và Bảng 3.5). Vùng gen 16S có số lượng vị trí đa hình (Polymorphic sites) s = 28, tổng số đột biến Ƞ = 30, vùng gen COI có số lượng vị trí đa hình (Polymorphic sites) s = 17, tổng số đột biến Ƞ= 17.

Bảng 3.4. Đa dạng di truyền vùng gen 16S mtADN giữa các quần thể và

trong mỗi quần thể cá Bỗng nghiên cứu

Quần thể n Đa dạng di truyền h Hd () Π () Sơn La 10 3 0,600 ± 0,131 0,00296 ± 0,00161 Hòa Bình 10 2 0,356 ± 0,159 0,00315 ± 0,00141 Tuyên Quang 10 2 0,533 ± 0,095 0,00189 ± 0,00034 Hà Giang 10 5 0,822 ± 0,097 0,00418 ± 0,00068 Lạng Sơn 10 1 0,000 0,000 5 Quần thể 50 11 0,877 0,020 0,01504 0,00168

*Ghi chú n: số lượng các trình tự trong phân tích, h: số lượng haplotype, hd: đa dạng haplotyp, π: đa dạng nucleotide.

: average value (giá trị trung bình) SD: standard deviation (Độ lệch chuẩn)

Từ số liệu ở Bảng 3.4 với vùng gen 16S của 50 mẫu cá Bỗng được nghiên cứu có tổng số haplotype h = 11, hệ số đa dạng haplotype (hd) = 0,877 0,020, đa dạng nucleotide (π) = 0,01504 0,00168. Trong từng quần thể thì quần thể cá Bỗng Hà Giang có đa dạng cao nhất (hd = 0,822 ± 0,097, π =

0,00418 ± 0,00068). Không phát hiện có sự sai khác di truyền trong quần thể cá Bỗng ở Lạng Sơn.

Bảng 3.5. Đa dạng di truyền vùng gen COI mtADN giữa các quần thể cá

Bỗng và trong mỗi quần thể cá Bỗng

Vùng thu mẫu n Đa dạng di truyền h Hd () Π () Sơn La 10 2 0,4670 ± 0,1320 0,00149 ± 0,00042 Hòa Bình 10 2 0,4670 ± 0,1320 0,00074 ± 0,00021 Tuyên Quang 10 1 0,000 0,000 Hà Giang 10 5 0,822 ± 0,097 0,0205 ± 0,00037 Lạng Sơn 10 3 0,7330 ± 0,0760 0,01125 ± 0,00217 5 Quần thể 50 11 0,853 0,025 0,01132 0,00033

*Ghi chú n: số lượng các trình tự trong phân tích, h: số lượng haplotype, hd: đa dạng haplotyp, π: đa dạng nucleotide.

: average value (giá trị trung bình) SD: standard deviation (Độ lệch chuẩn)

Qua Bảng 3.5 với vùng gen COI của 50 mtADN từ mẫu cá Bỗng nghiên cứu đã phát hiện có tổng số haplotype (h) = 11, đa dạng haplotype (hd) = 0,853 0,025, đa dạng nucleotide (π) = 0,01132 0,00033. Trong đó quần thể cá Bỗng Hà Giang có đa dạng di truyền vùng gen COI cao nhất (hd = 0,822 ± 0,097, π = 0,00205 ± 0,00037). Quần thể cá Bỗng ở Hòa Bình và Sơn La có mức độ đa dạng di truyền trung bình và tương đương nhau. Không có sự sai khác về đa dạng di truyền trong quần thể cá Bỗng Tuyên Quang.

Cho đến nay nghiên cứu về đa dạng di truyền cá Bỗng được công bố rất hạn chế. Các công bố chủ yếu do các tác giả Trung Quốc. Huang và ctv (2011) khi nghiên cứu trình tự ADN vùng gen ty thể Cytochome b của 57 mẫu cá Bỗng để đánh giá đa dạng di truyền cá Bỗng S.sinensis ở sông Giang Tây

(Trung Quốc) đã báo cáo đa dạng haplotype của các quần thể là 0,782 và đa dạng của nucleotide là 0,0025.

Kết quả nghiên cứu đa dạng di truyền của các mẫu cá Bỗng thu được trong nghiên cứu này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Huang và ctv. Như vậy đa dạng haplotype và đa dạng nucleotide của cá Bỗng trong nghiên cứu này là thấp nhưng đã cung cấp bước đầu các thông tin cần thiết về cây phân nhóm các mẫu cá Bỗng ở sông, suối một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA CÁ BỖNG Ở SÔNG, SUỐI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM PHỤC VỤ BẢO TỒN VÀ KHAI THÁC (Trang 49 - 51)